Murdoc

New Member

Download Khóa luận Đặc điểm cơ lý của một vài giếng khoan ở mỏ Đại Hùng – bồn trũng Nam Côn Sơn miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU trang 3
 
PHẦN 1 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỎ ĐẠI HÙNG trang 5
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU trang 6
- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ trang 11
TIỀM NĂNG DẦU KHÍ MỎ ĐẠI HÙNG
 
PHẦN II: TÍNH CHẤT CƠ LÝ ĐÁ CHỨA MỎ ĐẠI HÙNG trang 33
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trang 34
ĐẶC TÍNH THẤM CHỨA CỦA VỈA
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM CƠ LÝ CỦA ĐÁ TRẦM TÍCH LƯU TÍNH trang 53
CHƯƠNG V: ĐẶC ĐIỂM CƠ LÝ CỦA ĐÁ TRẦM TÍCH CARBONAT trang 63
CHƯƠNG VI: ĐẶC ĐIỂM CƠ LÝ CỦA ĐÁ MÓNG NỨT NẺ trang 73
 
PHẦN KẾT LUẬN trang 79
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 81
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

gãy
27
28
CH-3
7
8
3.5
10
CH-4
13
23
58
6-15
CH-5
17
30
18
29
CH-6
29
15
5
19
Tập sét chắn CH-1: là tấp sét mịn phủ trực tiếp lên mặt phản xạ SH10, phân biệt trên đường GR, có bề dày 6-30m. Bề dày tập chắn khá ổn định ở vùng trung tâm, mỏng dần về phía nam khu vực giếng DH-2 do sự cắt gọt của các đứt gãy.
Tập sét chắn CH-2: là tập sét mịn nằm trong tầng phản xạ CM (tầng than chuẩn), có chứa 2 lớp than, dễ nhận biết trong toàn bộ lát cắt. Tập sét này phân bố liên tục và rộng rãi toàn bộ khu vực mỏ. Chiều dày thay đổi từ 20-30m.
Tập sét chắn CH-3: nằm trong 2 mặt phản xạ H10 và H15, dễ phân biệt trên đường GR, chiều dày từ 4-10m, phân bố liên tục trên toàn khu vực mỏ Đại Hùng.
Tập sét chắn CH-4: có chiều dày từ 6-58m, tập có độ dày lớn nhưng không cố định phân bố trong các tầng phản xạ SH-3, H133, H135. Trong tập này có phân bố lát cắt mỏng và không liên tục, phân bố không đều trong khu vực mỏ.
Tập sét chắn CH-5: phân bố trên các mặt phản xạ H147 và H148, khá đồng nhất, dễ nhận biết trên đường GR, chiều dày thay đổi từ 17-70m. Tập sét chắn CH-5 phân bố liên tục trong khu vực mỏ, là tập chắn có tính khu vực.
Tập sét chắn CH-6: tập sét chắn nằm bên dưới mặt phản xạ H150, có chiều dày thay đổi từ 5-44m.
Các yếu tố chắn kiến tạo
Đối với các đứt gãy có biên độ dịch chuyển trên 50m thì yếu tố chắn đảm bảo thì yếu tố chắn đảm bảo vì các vỉa chứa có chiều dày không quá 50m, nhưng đối với các đứt gãy có biên độ dịch chuyển trong khoảng 20-30m đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chi tiết hơn. Qua các tài liệu địa chấn 3D, tài liệu thử vỉa, tài liệu giếng khoan, qua nghiên cứu chi tiết về sự phân bố, biên độ dịch chuyển của các đứt gãy, ta có thể kết luận rằng các đứt gãy F12, F4, F6 là đứt gãy kề cận với cấu tạo, là các đứt gãy mang tính chất chắn, biên độ dịch chuyển lớn, đá ở vùng xung quanh mặt trượt bị ximăng hóa bởi khoáng vật sét.
D. CHẾ ĐỘ ÁP SUẤT VÀ ĐỊA NHIỆT
Chế độ thủy động và chế độ áp suất của mỏ Đại Hùng được nghiêu cứu dựa trên kết quả thử vỉa và kết quả đo áp suất khi lấy mẫu dầu sâu. Nhìn chung, ở các giếng khoan không thấy dị thường áp suất đột biến. Ở giếng DH-2, độ sâu 2700m, áp suất vỉa cao hơn áp suất thủy tĩnh nhưng hệ số dị thường áp suất chỉ đạt 1.2-1.3, tức là chỉ đạt ở mức áp suất tăng cao chứ chưa ớ mức áp suất đột biến.
Trong quá trình khoan, nhiệt độ của giếng khoan luôn thay đổi theo chiều sâu, sự thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong khu vực mỏ Đại Hùng, nhiệt độ được đo liên tục từ độ sâu 2000m – đáy. Trước khi đo nhiệt, giếng khoan được rửa bằng cách cho tuần hoàn dung dịch, do vậy giá trị đo nhiệt độ bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ thực của vỉa rất nhiều (khoảng 15-20oC), cho nên kết quả đo nhiệt chủ yếu dùng để xác định điện trở dung dịch giếng khoan, điện trở lớp bùn sét, phục vụ cho việc hiệu chỉnh điện trở thực của vỉa Rt.
Gradient nhiệt độ trng bình từ 3-3.5oC/100m, nhiệt độ cao nhất đo được ở chiều sâu 3510m của giếng DH-3 là 132oC.
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ LÝ ĐÁ CHỨA MỎ ĐẠI HÙNG
CHƯƠNG III:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VỈA
A. ĐỘ RỖNG
ĐỊNH NGHĨA
Độ rỗng là tỉ lệ phần trăm của tổng số thể tích không gian rỗng của đá, dù những lỗ rỗng đó có thông với nhau hay không.
Độ rỗng hiệu dụng là đơn vị của không gian lỗ rỗng được lấp đầy bởi dầu hay khí có thể lấy được: tổng số không gian lỗ rỗng được liên kết đủ để sản xuất dầu hay khí có thể lấy được. Độ rỗng hiệu dụng thường chiếm khoảng 40 – 70 % độ rỗng chung, ngoại trừ trong những đá trầm tích không vứng chắc.
Độ rỗng thường được biểu thị bởi chữ Latin phi (Ф), được đưa ra bởi phương trình:
Ф =
Trong trường hợp không phải thể tích mà là mật độ, thì độ rỗng được biểu thị bằng đơn vị thay vì tỉ lệ phần trăm:
ρbd = ( 1 – Ф ) . ρg
Trong đó ρbd và ρg là mật độ khối khô và mật độ hạt.
Do đó:
Ф = (1 - ρbd ) / ρg
Nếu chúng ta xem xét đá không khô như thế nhưng bão hòa chất lưu, và do đó mật độ khối:
ρbw = Фρf + (1- Ф)ρ
= ρg – Ф(ρg – ρf)
Trong đó: ρbw : mật độ khối
ρf : mật độ chất lưu
ρg : mật độ hạt
Các loại giá trị độ rỗng dành cho những loại đá chứa thông thường dưới những điều kiện tác dụng trung bình, giá trị độ rỗng có thể được xếp như sau:
Ф (%)
Định giá chất lượng
0 – 5
Không đáng kể
5 – 10
Nghèo
10 – 15
Khá tốt
15 – 20
Tốt
> 20
Rất tốt
PHÂN LOẠI
Theo nguồn gốc hình thành
Độ rỗng nguyên sinh (primary porosity): xuất hiện khi đất đá được hình thành và bị thay đổi về độ lớn, hình dáng trong quá trình nén ép của các lớp đá bên trên, quá trình ximăng hóa và sự biến chất của đất đá.
Độ rỗng thứ sinh (secondary porosity): các hang hốc, khe nứt trong đất đá được tạo thành do quá trình hòa tan, phong hóa, tinh thể hóa, kết tinh, dolomit hóa đá vôi, quá trình thành tạo và hóa sinh.
Theo mối quan hệ thủy động lực giữa các lỗ hổng
Độ rỗng mở (opened porosity – connect & interconnect porosity): là độ rỗng của các lỗ hổng có mối liên thông với nhau.
Độ rỗng kín (closed porosity – isolated porosity): là độ rỗng của các lỗ hổng không có mối liên thông với nhau.
Độ rỗng chung (total porosity): là tổng của độ rỗng kín và độ rỗng mở.
Độ rỗng hiệu dụng (effective porosity): là thể tích lớn nhất của lỗ hổng chứa nước, dầu, khí mà ở đó nước, dầu, khí nằm ở trạng thái tự do.
NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỘ RỖNG
Kích thước hạt
Thực tế, kích thước hạt theo lý thuyết không quan trọng. Tuy nhiên, tất cả những cơ chế lắng đọng thông thường là hạt thô kích thước trung bình lớn hơn toàn bộ kích thước khác. Những đá trầm tích mịn hạt thường có độ rỗng cao hơn những đá trầm tích hạt thô vì nó không bị thay đổi bởi nhiều nhân tố khác trong quá trình thành tạo.
Ví dụ: đá sét vừa mới bị nén ép có độ rỗng 50 – 80%, đá sét cát tốt đạt tới 52%, đá cát tốt là 48%, nhưng đá cát hạt thô thì không quá 40%.
Trong đá cát, kích thước của lỗ rỗng và khoảng trống giữa các lỗ rỗng thường liên quan đến kích thước hạt. Trong đá carbonat không biến đổi còn có sự liên hệ chung, đường kính lỗ rỗng nhỏ hơn đường kính hạt, nhưng đá carbonat chịu nhiều sự biến đổi khác nhau, mà những sự biến đổi đó thường bị che khuất hay bị phá hủy.
Hình dạng hạt
Trong đá cát, hình dạng của lỗ rỗng phụ thuộc vào hình dạng hạt. Trong đá carbonat thì trường hợp này ít khi xảy ra, trừ khi xảy ra quá trình dolomit hóa. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hình dạng hạt và tổng không gian rỗng là không rõ ràng.
Theo lý thuyết, độ rỗng lớn nhất là các đá có những hạt hình cầu với nhiều kích thước khác nhau. Độ rỗng của những hạt hình cầu đều nhau kết thành khối (cubic) đạt 48%, rhombohedral là 26%. Độ rỗng thấp nhất theo lý thuyết là những đá cấu tạo bởi những hạt góc cạnh.
Trong thực tế, hình dạng hạt có ảnh hưởng lớn. Những hạt có độ cầu cao đạt được sự nén...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top