chip_model08

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC 6
I. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên 6
II. Lịch sử tìm kiếm thăm dò- thẩm lượng 7
II.1. Lịch sử tìm kiếm thăm dò 7
II.2. Thẩm lượng cấu tạo B 10
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT 11
I. Đặc điểm cấu trúc địa chất và bề mặt bất chỉnh hợp 11
1. Cấu trúc địa chất 11
1.1. Cấu trúc địa chất khu vực 11
1.2. Cấu trúc địa chất cấu tạo B 14
2. Bề mặt bất chỉnh hợp 15
II. Lịch sử tiến hóa kiến tạo 17
II.1. Toàn cảnh kiến tạo bồn trũng 17
II.2. Khung cảnh kiến tạo lô 11.1 20
III. Địa tầng trầm tích 22
III.1. Địa tầng bồn trũng Nam Côn Sơn 22
III.2. Địa tầng trầm tích lô 11.1 30
IV. Hệ thống dầu khí 35
IV.1. Hệ thống dầu khí khu vực 35
IV.2. Hệ thống dầu khí lô 11.1 39
CHƯƠNG III: CƠ SỞ TÀI LIỆU GIẾNG KHOAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP 43
A. Phương Pháp 43
I. Khái niệm cơ bản 43
I.1. Độ rỗng 43
I.2. Hệ số thành hệ F 46
I.3. Điện trở suất và độ dẫn điện 47
I.4. Độ bão hòa 48
II. Các phương pháp điện 49
1. Phương pháp điện trường tự nhiên 49
2. Phương pháp điện trở suất 51
III. Các phương pháp phóng xạ 55
1. Phương pháp Gamma ray tự nhiên 55
2. Phương pháp Neutron 58
3. Phương pháp Gamma Gamma ( Density) 61
IV. Phương pháp sóng siêu âm (Sonic log - DT) 65
B. Cơ Sở Tài Liệu Giếng Khoan 68
1. Tài liệu địa chấn 68
2. Tài liệu giếng khoan 69
CHƯƠNG IV: CƠ SỞ TÍNH TOÁN ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN VÀ ĐỀ XUẤT KHOẢNG THỬ VỈA 72
I. Cơ Sở Tính Toán Địa Vật Lý Giếng Khoan 72
1. Tính Vsh 72
2. Tính độ rỗng (density, neutron,sonic) 74
3. Tính nhiệt độ vỉa và nhiệt độ giếng khoan 78
4. Biện luận giá trị a,m,n 80
5. Tính độ bão hòa nước 80
6. Biện luận các giá trị cutt-off 82
II. Đề Xuất Khoảng Thử Vỉa 85
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC

Hệ tầng Biển Đông (N2- Q bđ)
Hệ tầng Biển Đông không chỉ phân bố trong bể Nam Côn Sơn mà trong toàn khu vực biển Đông liên quan đến đợt biển tiến Pliocene.
Trầm tích Pliocene gồm cát kết màu xám, vàng nhạt và bột kết xen lẫn với sét kết nhiều vôi chứa nhiều glauconit và rất nhiều hóa thạch trùng lỗ, gắn kết yếu và bở rời.
Tuổi Pliocene được xác định dựa vào Foram đới N19- N21, tảo cacbonat đới NN12 - NN18 và bào tử phấn hoa đới Dacrydium, hệ tầng tương đương với tầng muda của Agip (1980).
Trầm tích Đệ Tứ bao gồm cát gắn kết yếu, xen kẽ với cát và bùn chứa nhiều di tích sinh vật biển. Tuổi Đệ Tứ được xác định dựa vào Foram đới N22-N23, tảo cacbonat NN19-NN21 và bào tử phấn hoa đới Phyllocladus.
Sự hình thành trầm tích của hệ tầng Biển Đông liên quan tới giai đoạn biển tiến Pliocene, trong môi trường biển nông ven bờ, biển nông đến biển sâu.
Hệ tầng Biển Đông có bề dày trầm tích thay đổi rất lớn từ vài trăm mét đến vài nghìn mét, nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Nam Côn Sơn.
III.2. Địa tầng trầm tích lô 11.1
Đá móng
Đá móng của lô 11.1 được đánh gía từ giếng 11.1-CPD-1X và 11.1-GC-1X thành phần bao gồm Granite, Granodiorite và Tonalitic. Qua kết quả phân tích mẫu từ giếng 10- BM-1X cho thấy đá móng có tuổi Kreta sớm. Biểu hiện dầu khí được phát hiện trong tầng móng giếng 10-GC-1X và CPD-1X và chính đới nứt nẻ của móng được xem là đới tích lũy dầu khí tiềm năng trong lô 11.1.
Các thành tạo trầm tích.
Oligocene
Hệ tầng Cau (E3c)
Bồn trũng Nam Côn Sơn trầm tích Oligocene chỉ thấy ở một số giếng. Môt trường trầm tích Oligocene trên chủ yếu là môi trường đầm hồ và đồng bằng ven biển (hình 8). Hạt độ trầm tích thay từ thô tới mịn được đánh giá từ kết quả phân tích thành phần thạch học giếng 11.1-CPD-1X.
Hình 8: Môi trường trầm tích Oligocene
Miocene sớm
Hệ tầng Dừa (N11 - d)
Trầm tích Miocene sớm được đánh giá từ kết quả phân tích 9 giếng khoan: 10-PM-1X, 10-PD-1X, 10-TM-1X, 10-GDP-1X, A-1X, 11.1-CPP-1X, 11.1-CT-1X, 11.1-CH-1X và 11.1-GC-1X . Tuy nhiên hệ tầng này đã vắng mặt trong mặt cắt giếng khoan 10-BM-1X. Vật liệu trầm tích Miocene sớm được lắng đọng từ môi trường đồng bằng châu thổ tới ven biển.
Hệ tầng Dừa có nhiều giếng biểu hiện hydrocacbon như: Phi Mã (10-PM-1X), Ngựa Bay (04.2-NB-1X), Đại Hùng, Thanh Long (05.1-TL-1X), Hải Thạch (05.2-HT-1X), Rồng Vĩ Đại (11.2-RVD-1X), Rồng Đôi (11.2-RD -1X), Rồng Tre (11.2-RT-1X ), Rồng Bay (11.2-RB-1X), Hải Âu (11.2-HA-1X).
Trầm tích Miocene sớm được đánh giá là một trong những tầng chứa chính của lô 11.1.
Miocene giữa
Hệ tầng Thông- Mãng Cầu (N21tmc).
Trong hệ tầng Thông Mãng Cầu thấy xuất hiện trầm tích cacbonat chứng tỏ quá trình biển tiếp tục được nâng lên. Dọc thành giếng khoan của giếng BM-1X bắt gặp bề dày đá vôi khoảng 20m. Môi trường trầm tích trong giai đoạn này biến đổi từ môi trường đồng bằng châu thổ chuyển tiếp tới biển khơi (hình 9). Thành phần chủ yếu là cát kết xen kẽ với sét và một số mạch nhỏ đá vôi.
Địa hào Phi Mã và địa hào B trở thành trung tâm trầm tích chính trong suốt thời kì Miocene giữa. Tốc độ sụt lún cũng như lắng tụ khu vực thuộc bồn khác so với thềm trung tâm. Vật liệu trầm tích trong thời gian này chủ yếu là cát.
Hình 9: Môi trường trầm tích Miocene giữa
Biểu hiện hydrocacbon trong những vỉa mảnh vụn Miocene giữa và những vỉa cacbonat được đánh giá từ các giếng như: Mãng Cầu- Thiên Ứng (04.3-MC-2X, 04.3-TU-1X, 04.3-TU-2X), Thanh Long (05.1-TL-1X), Đại Hùng (DH-1X, 2X, 10X), Hải Thạch (05.2-HT-1X), Kim Cương Tây(05.2-KCT-1X), Rồng Vĩ Đại (11.2-RVD-1X), ), Rồng Đôi (11.2-RD-1X), Rồng Tre (11.2-RT-1X ), Phi Mã (10-PM-1X), A-1X, Gấu Ngựa (11.1-GC-1XST).
Miocene trên
Hệ tầng Nam Côn Sơn (N13 nsc).
Trầm tích Miocene trên chủ yếu là cát và sét xen kẹp. Môi trường trầm tích ở phía Đông của bồn trũng là sườn lục địa.
Biểu hiện hydrocacbon trong những vỉa cacbonat Miocene trên của bồn trũng được đánh giá từ các giếng: Mãng Cầu- Thiên Ứng (04.3-MC-2X, 04.3-TU-1X, 04.3-TU-2X), Đại Hùng (DH-9X, 12X), Lan Đỏ (06-LD-1X), Lan Tây (06-LT-1X), và những vỉa mảnh vụn ở giếng: Hải Thạch (05.2-HT-1X), Mộc Tinh( 05.3-MT-1X), Bảo Mã (10-BM-1X).
Pliocene – Đệ Tứ
Hệ tầng Biển Đông (N2- Q bđ)
Môi trường trầm tích Pliocene chủ yếu là từ giữa thềm tới ngoài thềm. Vật liệu bao gồm phần lớn là cát kết bao phủ toàn bộ phía Tây khu vực nền cho tới phía Đông khu vực thuộc bồn. Cho tới nay không phát hiện hydrocacbon ở hệ tầng này.
HỆ THỐNG DẦU KHÍ
IV.1. Hệ thống dầu khí khu vực
Đặc điểm và tiềm năng tầng sinh.
Tầng sinh cho tất cả tập hợp triển vọng ở bể Nam Côn Sơn chủ yếu là đá mẹ có tuổi Oligocene phân bố trong các địa hào và trầm tích Miocene sớm phân bố rộng rãi trong bể.
Tầng sét than, sét bột Oligocene có bề dày từ 100 – 1000m, có tiềm năng hữu cơ từ trung bình đến tốt, khả năng sinh hỗn hợp dầu và khí, TOC = 0.44-78.3% wt, S2= 0.97-166.12mg/g, phân bố chủ yếu ở phần trung tâm và phần Nam của đới trũng phía Đông và một phần phía Đông của đới phân dị chuyển tiếp. Ở hầu hết diện tích, đá mẹ tuổi Oligocene đã kết thúc pha tạo dầu mạnh, chủ yếu tạo khí ẩm condensate và khí khô.
Tầng Miocene dưới có bề dày 400 – 2500m, tiềm năng hữu cơ từ trung bình đến thấp, khả năng sinh khí là chủ yếu, TOC = 0.45 – 0.8wt, S2 < 2mg/g.
Đặc điểm tầng chứa
Đá móng Granit, Granodiorit, Ryolit hang hóc, nứt nẻ là một trong những đối tượng có khả năng chứa tốt, nứt nẻ và hang hóc được hình thành do hai yếu tố:
Độ rỗng nguyên sinh: Sự co rút của đá magma khi nguội lạnh và quá trình kết tinh.
Độ rỗng thứ sinh: Hoạt động kiến tạo và quá trình phong hóa và biến đổi nhiệt.
Đối với đá móng thì độ rỗng thứ sinh đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động thủy nhiệt có thể làm tăng kích thước các hang hóc, nứt nẻ được hình thành từ trước nhưng có khi lấp đầy hoàn toàn hay một phần các nứt nẻ bởi các khoáng vật thứ sinh.
Đá chứa cát kết tuổi Oligocene, chủ yếu là cát kết thạch anh, mảnh vụn chủ yếu là canxit, trầm tích Oligocene bị biến đổi mạnh vì vậy cả hạt vụn và xi măng đều bị tái kết tinh. Độ rỗng dao động từ 12 – 16 %, độ thấm 0.1 – 1.0 mD.
Đá chứa Miocene dưới: trầm tích Miocene dưới bao gồm cát kết thạch anh, cát kết đa khoáng, màu xám sáng có xen kẽ bột và sét kết. Độ rỗng dao động từ 18 – 25%, độ thấm từ 8 - 25 mD.
Đá chứa cát kết Miocene giữa, trầm tích Miocene giữa được hình thành trong điều kiện thềm nông, trầm tích Miocene giữa biến đổi trung bình, cát bột kết gắn kết bởi xi măng và canxit tái kết tinh.
Tầng Miocene trên: trầm tích Miocene trên được thành tạo chủ yếu trong điều kiện biển nông, thành phần là cát bột đã gắn kết từ trung bình đến tốt, trầm tích Miocene trên nói chung nằm trong giai đoạn tạo đá. Độ rỗng từ 13 – 14%.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhcuong1211

New Member
Re: [Free] Khóa luận Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để tính toán thông số vỉa và đề xuất khoảng thử vỉa giếng A-1X, cấu tạo B, block 11.1, bể Nam Côn Sơn

thanks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Đề tài: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước tp.Hồ Chí Minh giai đoa Khoa học Tự nhiên 0
R Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp hoàn thiện phần nội dung của biểu mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu t Kinh tế quốc tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH thương mại và Vận Tải Minh Thàn Luận văn Kinh tế 2
C [Free] Khóa luận Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứ Tài liệu chưa phân loại 0
T Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứa của vỉa sản phẩ Tài liệu chưa phân loại 2
G [Free] Đề tài Tổ hợp phương pháp từ - Phổ gamma hàng không và quá trình xử lý minh giải số liệu Tài liệu chưa phân loại 0
H Các giải pháp tài chính để phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0
2 nhờ các bạn giải giùm minh dề thi môn Kế toán tài chính Kế toán & Kiểm toán 2
D GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH BẰNG CÔNG NGHỆ IOT Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top