phamchi_dung

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC


Đề mục
Trang bìa
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÀU SẮC
2.1 Nguồn gốc và bản chất của màu sắc.
2.1.1 Nguồn gốc
2.1.2 Bản chất của màu sắc
2.1.3 Mối quan hệ giữa bước sóng ánh sáng bị hấp thụ và màu sắc của vật thể
2.1.4 Sự hấp thụ chọn lọc ánh sáng của vật thể có màu
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc vật thể.
2.2.1 Trạng thái tồn tại của vật chất
2.2.2 Sự phân cực phân tử
2.2.3 Trang thái oxi hóa của các ion kim loại trong hợp chất màu vô cơ
2.3 Màu của hợp chất sắt.
2.4 Phương pháp so màu.
Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC SẢN PHẨM GỐM SỨ
3.1 Khái niệm và phân loại các sản phẩm gốm sứ.
3.2 Các nguyên liệu dùng trong ngành gốm.
3.2.1 Nguyên liệu dẻo
3.2.1.1 Tính chất kỹ thuật:
3.2.1.2 Sự biến đổi của đất sét khi nung:
3.2.2 Nhóm nguyên liệu gầy
3.2.3 Nguyên liệu làm khuôn
3.2.4 Các chất chảy
3.2.4.1 Tràng thạch:
3.2.4.2 Hoạt thạch:
3.2.4.3 Các loại nguyên liệu khác
3.3 Sản phẩm gốm thô.
3.3.1 Các sản phẩm gốm thô
3.3.2 Màu gốm thô
3.3.3 Cơ sở lý thuyết của quá trình nung
3.3.3.1 Chế độ nung.
3.3.3.2 Hiện tượng và các giai đoạn kết khối khi nung đất sét.
3.4 Các phương pháp tạo hình trong công nghệ gốm sứ.
3.4.1 Các phương pháp tạo hình
3.4.1.1 Tạo hình dẻo:
3.4.1.2 Tạo hình bằng phương pháp đổ rót:
3.4.2 Chọn phương pháp tạo hình
Chương 4 THỰC NGHIỆM
4.1 Nội dung nghiên cứu.
4.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm.
4.2.1 Đánh giá màu sắc của sản phẩm dựa trên độ chênh màu
4.2.2 Đánh giá tính chất của sản phẩm dựa trên mức độ kết khối
4.3 Nguyên liệu.
4.3.1 Fe2O3 (sắt oxit)
4.3.1.1 Tính chất lý hóa của Fe2O3:
4.3.1.2 Phương pháp điều chế Fe2O3:
4.3.1.3 Các hợp chất khác của sắt:
4.3.2 MnO2 (mangan IV oxit)
4.3.2.1 Tính chất lý hóa của MnO2:
4.3.2.2 Các hợp chất khác của Mangan:
4.3.2.3 Phương pháp điều chế MnO2:
4.4 Tiến hành thí nghiệm.
4.4.1 Mức độ kết khối của sản phẩm khi thay đổi hàm lượng phối liệu ở các chế độ nung khác nhau
4.4.1.1 Sự biến đổi độ hút nước, khối lượng riêng thể tích, khối lượng riêng biểu kiến ở các chế độ nung:
4.4.1.2 Sự thay đổi mật độ thực của mẫu ở các chế độ nung khác nhau:
4.4.1.3 Sự thay đổi độ co của mẫu ở các chế độ nung khác nhau:
4.4.2 Sự thay đổi màu sắc khi thay đổi hàm lượng phối liệu ở các chế độ nung khác nhau
4.4.3 Yêu cầu kỹ thuật sản xuất gốm thô
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Đồ gốm là một loại đồ dùng rất phổ biến và gần gũi trong đời sống của nhân dân ta. Ở mọi thời đại, mọi gia đình nó luôn luôn có mặt và phục vụ đắc lực cho cuộc sống, từ những vật dụng cho việc ăn, uống, chứa đựng, đến những sản phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần như tượng trang trí, lọ hoa, phù điêu, tranh gốm; phục vụ tín ngưỡng như lư hương, chân đèn… và cho cả những công trình kiến trúc của dân tộc như gạch chạm đắp nổi, gạch thủng, ngói…Ngay bây giờ và cả sau này, dù có nhiều chất liệu khác xuất hiện thì vị trí của đồ gốm trong đời sống cũng không bị thay thế hay suy giảm.
Đồ gốm không những là đồ dùng mà còn là các hiện vật ghi nhận cuộc sống, tư duy linh cảm, năng khiếu thẩm mỹ cũng như sự phát triển kỹ thuật sản xuất và sự phát triển của xã hội. Ơû những thời kỳ khác nhau, nghệ thuật đồ gốm đều mang những dấu ấn của thời đại, tao nên những đặc điểm nghệ thuật gốm riêng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy, việc sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ đã xuất hiện rất lâu ở nước ta. Nói một cách khác, công nghệ gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền của nước ta. Thời thượng cổ ông cha ta cũng đã sản xuất được đồ gốm, các di vật lịch sử bằng gốm của nền văn hoá thời Hùng vương phát hiện được ở nhiều địa điểm khảo cổ ở khắp mọi miền trên đất nước ta chứng minh rằng thời kỳ đó tổ tiên ta đã có nền văn minh khá rực rỡ. Đặc biệt các sản phẩm gốm thời Lý – Trần với các hoạ tiết trang trí kiểu hoa văn và nhiều màu sắc mang tính dân tộc rất độc đáo. Sau này, khi tiếp xúc với nền văn hóa khoa học kỹ thuật tiên tiến phương Tây, khái niệm “gốm sứ” (ceramic) đã được mở rộng hơn. Ngoài những sản phẩm được sản xuất từ đất sét, cao lanh, các loại sản phẩm khác không thuộc silicat cũng được xem như là sản phẩm của công nghệ ceramic như titanat, pherit, cerment…Từ đó, đã hình thành nên các ngành sản xuất khác nhau, làm ra những sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chỉ xin được đề cập đến một phần nhỏ, đó là các sản phẩm gốm thô không tráng men, là những sản phẩm có mặt từ buổi sơ khai của công nghệ gốm sứ, nhưng vẫn có sức hấp dẫn cho đến ngày nay.
Cùng với sự đi lên của đất nước, sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng cao. Đòi hỏi của con người ngày nay không còn là ăn no – mặc ấm nữa, mà phải là ăn ngon – mặt đẹp. Các sản phẩm ngoài công dụng, chức năng cần có, còn phải đáp ứng thẩm mỹ của người mua. Do đó các nghệ nhân trong ngành gốm sứ ngày càng phải nghiên cứu nhiều hơn để trau chuốt cho sản phẩm của mình, các sản phẩm gốm vì thế mà muôn hình muôn vẻ, đa dạng cả trong hình dáng, màu sắc lẫn phong cách. Các sản phẩm sành, sứ tráng men luôn nổi bật vì sắc màu phong phú, dáng vẻ cầu kỳ quý phái. Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm thô chỉ giữ vị trí khiêm tốn với vẻ mộc mạc, thô ráp vốn có. Nhưng tâm lý người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung là luôn hướng về nguồn cội, chính cái vẻ giản dị của gốm thô đã nhắc người ta nhớ đến những ang, chum, vại, đến bờ ao, sân đình thuở nào, và vì thế gốm thô vẫn giữ được vẻ độc đáo của riêng mình trong mắt người mua, nhất là các loại gốm thô có tông màu sẫm giả cổ mang một phong cách rất riêng. Ngày nay người tiêu dùng rất chuộng những sản phẩm gốm thô tuy ít trang trí nhưng lại có vẻ đẹp thuần tuý của nghệ thuật điêu khắc, cái đẹp của hình khối. Vì thế, việc nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm gốm thô không tráng men đang rất được quan tâm, mà việc trước hết là phải tìm ra nguồn nguyên liệu. Muốn sản phẩm có màu sắc ấn tượng thì nguyên liệu đất sét phải là loại đất sét màu. Đất sét có màu đen tự nhiên là loại đất sét hiếm, trữ lượng không cao. Thay vào đó, có thể trộn thêm bột màu vào đất sét thường để đạt được màu sắc mong muốn và đồng thời có thể khống chế được màu sắc theo ý muốn trong điều kiện sản xuất công nghiệp.
Do vậy việc sản xuất đất sét màu để thu được đất sét có màu nâu sẫm (gan gà) bằng cách trộn thêm các oxit kim loại vào đất sét dùng để sản xuất các sản phẩm gốm thô không tráng men. Đó là mục đích nghiên cứu chính của luận văn này.

Khái niệm và mục đích:
Quá trình kết khối trong thực tế có ý nghĩa rất lớn. Nội dung cơ bản của khái niện này là sự biến đổi ở nhiệt độ cao của vật liệu, từ khối các dạng hạt rời tạo thành vật thể rắn chắc.
Như trên đã nói, để xác định đúng nhiệt độ nung hợp lý cho một loại sản phẩm phải biết được chính xác khoảng kết khối giữa chúng. Khoảng kết khối là hiệu số nhiệt độ giữa nhiệt độ kết thúc quá trình và nhiệt độ bắt đầu kết khối (xác định được bằng cách theo dõi các tính chất cúa mẫu nung theo nhiệt độ). Nhiệt độ bắt đầu kết khối là nhiệt độ ứng với nó các tính chất bắt đầu thay đổi đột ngột. Nhiệt độ kết thúc quá trình kết khối là nhiệt độ mà ở đó có các tính chất của sản phẩm nung đạt được giá trị cực đại hay cực tiểu.
Trong quá trình nung, trong vật liệu xảy ra một loạt các biến đổi hóa lý. Để đánh giá mức kết khối, có thể dùng một số thông số vật lý như độ hút nước, độ xốp thực, độ xốp biểu kiến, mật độ biểu kiến… ngoài ra cũng có thể là độ co, độ bền cơ, độ chịu mài mòn… các chỉ số trên là một trong những chỉ số này để xác định chế độ nung phù hợp.
Đối với hệ sứ, bán sứ thông thường thì sản phẩm được coi là kết khối tốt khi độ xốp độ hút nước nhỏ.
Các thông số vật lý của vật liệu:
 Độ hút nước: là tỉ lệ giữa khối lượng nước ngấm đầy mẫu thử và khối lượng mẫu khô, đo bằng %.
Xác định độ hút nước của sản phẩm được nung ở từng nhiệt độ khác nhau, xây dựng đồ thị độ hút nước – Tnung. Đường cong này cũng thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến mức độ kết khối của sản phẩm.
 Khối lượng riêng thể tích – mật độ biểu kiến – mật độ thực:
Nếu thể tích vật rắn là V, ta có thể viết:
V = Vr + Vlx = Vr + Vk + Vbk (cm3)
Với Vr : phần thể tích thực sự của vật rắn (cm3)
Vlx : phần thể tích lỗ xốp (cm3) bao gồm phần lỗ xốp kín Vk và lỗ xốp hở Vbk
- Mật độ (): khối lượng riêng thực là tỷ số giữa khối lượng và thể tích thực của pha rắn, không kể thể tích lỗ xốp.
 = (g/cm3)
- Mật độ biểu kiến (bk): tỷ số giữa khối lượng của vật thể rắn với phần thể tích không có các lỗ xốp hở (biểu kiến).
bk = (g/cm3)
- Khối lượng thể tích: tỷ số giữa khối lượng của vật thể rắn với toàn bộ thể tích của nó (kể cả các lỗ xốp).
’ = (g/cm3)
Cách tiến hành:
+ Sau khi sấy mẫu, làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi cân ngay khối lượng mẫu (m1).
+ Cho mẫu ngậm đầy nước bằng phương pháp đun sôi trong 3 giờ, mực nước luôn ngập khỏi mẫu.
+ Khi mẫu đun xong làm nguội tự nhiên trong bình khoảng 24h, sau đó cân mẫu trong không khí (m2) và trong nước (m3).
• Cân mẫu trong không khí: lấy mẫu ra khỏi bình, dùng khăn ướt thắm nhẹ nước còn đọng ở mặt ngoài mẫu thử và cân nhanh, bỏ ngay mẫu vào bình nước để tiếp tục cân thuỷ tĩnh.
• Cân thủy tĩnh (cân mẫu trong nước): treo vào cân một miếng lưới thưa có dây treo thật mãnh dùng để đặt mẫu trong chất lỏng (miếng lưới này để ngập trong bình đựng nước).
Độ hút nước:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Mình rất cần tài liệu này, bạn có thể cho mình xin link download được không ạ?
Thank nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu chiết xuất chất màu betacyanin từ vỏ quả thanh long Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột màu vô cơ và hữu cơ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật nghiên cứu công nghệ sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp có sử dụng nguyên tố đất hiếm màu và tạo màu Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất men giả màu đồng cho gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu công nghệ chế biến mứt dừa có bổ sung màu tự nhiên từ củ nghệ vàng quy mô phòng thí nghiệ Nông Lâm Thủy sản 0
F Nghiên cứu phương pháp trích ly và cải thiện màu sắc tự nhiên của rượu nếp than Khoa học Tự nhiên 0
M Nghiên cứu sản xuất nước ép màu (thực phẩm chức năng) Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tiền xử lý đến sự thay đổi màu sắc và cấu trúc hạt sen bóc vỏ trong bảo Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu chế tạo màng TiO2 và ứng dụng vào việc xử lý chất màu khó phân hủy Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top