kelangbat2002

New Member
[Free] Luận văn Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-Cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn

Download Luận văn Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-Cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn miễn phí





MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – KINH TẾ - NHÂN VĂN KHU VỰC 1
1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên 1
1.1.1 Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình địa mạo 1
1.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 2
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn 2
1.2.1 Đặc điểm giao thông 2
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 3
1.3 Lịch sử nghiên cứu khu vực lô 10, 11.1 4
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6
2.1 Đặc điểm cấu kiến tạo 6
2.1.1 Vị trí giới hạn lô 10 và 11.1 6
2.1.2 Phân tầng cấu trúc 6
a. Tầng cấu trúc dưới 6
b. Tầng cấu trúc giữa 6
c. Tầng cấu trúc trên 7
2.1.3 Các đơn vị cấu trúc và kiến tạo 7
a. Vùng nền (Platform province) 7
b. Vùng thềm (Terrace province) 7
c. Vùng trũng (Basinal area) 9
2.1.4 Lịch sử phát triển địa chất 10
a. Giai đoạn trước tách giãn (Pre – rift): Paleogen – Eoxen 10
b. Giai đoạn đồng tách giãn (Syn-rift): Oligoxen - Mioxen sớm 10
c. Giai đoạn sau tách giãn (Post-rift): Mioxen giữa - Ðệ Tứ 10
2.2 Địa tầng và môi trường trầm tích 11
2.2.1 Hệ Paleogen 11
Thống Oligoxen 11
Hệ tầng Cau (E3c): 11
2.2.2 Hệ Neogen 11
Thống Mioxen 11
Phụ thống Mioxen sớm - Hệ tầng Dừa (N11 d): 11
2.2.3 Hệ Neogen 12
Thống Mioxen - Phụ thống Mioxen giữa 12
Hệ tầng Thông-Mãng Cầu (N12 t-mc): 12
2.2.4 Hệ Neogen 12
Thống Mioxen - Phụ thống Mioxen trên 12
Hệ tầng Nam Côn Sơn (N13 ncs): 12
2.2.5 Hệ Neogen 13
Thống Plioxen - Hệ tầng Biển Đông (N2 bd): 13
2.3 Hệ thống dầu khí lô 10 và 11.1 15
2.3.1 Tầng sinh 15
2.3.2 Tầng chứa 21
2.3.3 Tầng chắn 22
2.3.4 Di chuyển dầu khí và nạp bẫy 23
2.3.5 Các biểu hiện dầu khí 24
a. Các biểu hiện dầu khí 24
b. Các tính chất dầu khí tại Cá Chó và Phi Mã 26
c. Các phát hiện và các cấu tạo triển vọng 27
CHƯƠNG III: ĐỚI CHUYỂN TIẾP, RANH GIỚI DẦU NƯỚC, CƠ SỞ LÝ THYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Giới thiệu chung về đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước 29
3.1.1 Khái niệm 29
3.1.2 Mục đích nghiên cứu 31
3.1.3 Các kết quả nghiên cứu 32
3.2 Cơ sở lý thuyết phương pháp nghiên cứu 32
3.2.1 Các phương pháp xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước 32
3.2.2 Giới thiệu về các phương pháp đo địa vật lý giếng khoan cơ bản 34
a. Phương pháp gamma tự nhiên 34
b. Phương pháp Neutron 36
c. Phương pháp mật độ 40
d. Phương pháp âm 42
e. Phương pháp điện trở 45
3.2.3 Phương pháp đo MDT 51
3.2.4 Phương pháp đo Carota khí – Mud Logs 55
CHƯƠNG IV: XÁC ĐỊNH VÙNG CHUYỂN TIẾP, RANH GIỚI DẦU NƯỚC, THÔNG SỐ VẬT LÝ THẠCH HỌC TẦNG R7 CẤU TẠO X 60
4.1 Khái quát thông tin về cấu tạo X 60
4.1.1 Địa tầng vùng cấu tạo X 61
a. Hệ Neogen 61
Thống Mioxen 61
phụ thống Mioxen dưới, hệ tầng Dừa (N11d) 61
b. Hệ Neogen 61
Thống Mioxen 62
Phụ thống Mioxen giữa, hệ tầng Thông- Mãng Cầu (N12 t-mc) 62
c. Hệ Neogen 62
Thống Mioxen 62
Phụ thống Mioxen trên, hệ tầng Nam Côn Sơn (N13ncs) 62
d. Hệ Neogen – Đệ Tứ, hệ tầng Biển Đông (N2-Qbd) 63
4.1.2 Hệ thống đứt gãy và bẫy chứa 65
a. Hệ thống đứt gẫy 65
b. Bẫy chứa 65
4.1.3 Hệ thống dầu khí 65
a. Tầng chứa 65
b. Tầng chắn 65
c. Tầng sinh 66
d. Dịch chuyển dầu khí 66
4.1.4 Tầng sản phẩm R7 66
4.2 Cơ sở dữ liệu và phương pháp tính toán trong minh giải 70
4.2.1 Các tài liệu của giếng khoan X2 70
4.2.2 Xác định các tham số 70
a. Xác định hàm lượng sét 70
Từ đường GR. 70
b. Xác định độ rỗng 70
c. Xác định độ bão hòa nước 71
Mô hình nước kép (dual- water model) 71
Phương trình Waxman-Smiths 72
Phương trình Indonesia 72
Phương trình Simadoux 72
4.3 Quá trình minh giải – lựa chọn tham số- kết quả 73
4.3.1 Tài liệu materlog và kết quả tính toán tỉ số khí 73
4.3.2 Sử dụng phần mềm GeoFrame module PetroViewPlus 76
4.4 Các kết quả về thông số vỉa và đánh giá chất lượng tầng sản phẩm R7 qua minh giải logs với module PetroViewPlus – GeoFrame 88
Kết luận 98
Các tài liệu tham khảo 99
Phụ lục 100
1. Kết quả minh giải theo mô hình Dual-water. 100
2. Kết quả theo mô hình Indonesia 102
3. Kêt quả theo mô hình Simadoux 104
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng sét và độ bão hòa chất lưu. Minh giải qua các mô hình tính toán sẽ thấy sự khác nhau về kết quả do đó sẽ phải biện luận phân tích đối chiếu với kết quả minh giải tài liệu carota khí, tài liệu áp suất để đưa ra được kết quả hợp lý.
3.2 Cơ sở lý thuyết phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Các phương pháp xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp, sự kết hợp kết quả trong các quá trình minh giải- phân tích tài liệu, cũng như công cụ phục vụ mục đích nghiên cứu, xác định đới chuyển tiếp và ranh giới dầu nước. Mỗi phương pháp, thiết bị được đưa vào sử dụng thì đều có những ưu nhược điểm nhất định và lựa chọn sử dụng cái gì thì nó hoàn toàn dựa trên các điều kiện thực tế như địa chất tầng chứa khảo sát (phụ thuộc vào loại thạch học- đá chứa loại gì- Cacbonat, lục nguyên hay đá móng…, loại chất lưu,…) và nó còn phụ thuộc trực tiếp vào chi phí mà nhà thầu muốn chi trả để thi công.
Bảng 3. 1: Các phương pháp xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước
Phương pháp
Kết quả
Ưu điểm
Tồn tại
Lấy mẫu chất lưu
a. Khai thác thử
b. DST
c. RFT
Xác định trực tiếp các ranh giới chất lưu thông qua khảo sát các chất lưu thu được.
Khảo sát trực tiếp ranh giới chất lưu.
Khó đóng kín khoảng trống, các ranh giới dễ bị nội suy, vấn đề trong DST, RFT thu hồi là filrate, tạo nón nước, tách khí,dẫn đến kết quả bất thường
Xác định độ bão hòa nước từ carota
Xác định ranh giới chất lưu từ những thay đổi về độ linh động hay độ bão hòa của chất lưu theo độ sâu
Chi phí thấp
Kết quả sẽ chính xác đối với vùng đơn giản về thạch học
Thi công nhanh chóng
Độ phân giải cao
Độ bão hòa có khả năng bị hiệu chỉnh, không khả thi trong khu vực phức tạp về mặt thạch học và trong các tầng cát điện trở thấp
Xác định độ bão hòa từ phân tích mẫu lõi
Xác định được ranh giới chất lưu từ sự thay đổi độ bão hòa của chất lưu theo độ sâu
Xác định được độ bão hòa cả trong vùng thạch học phức tạp
xác định được mối liên quan giữa độ bão hòa với các thông số vật lý thạch học khác
Các phép đo độ bão hòa có thể không được chính xác
Thông thường lẫy mẫu lõi không được liên tục do đó khảo sát độ bão hòa không được triệt để
Chi phí cao
Khảo sát áp suất
Thử vỉa RFT
Xác định được bề mặt nước tự do từ các điểm nối áp suất với độ sâu
Ít bị ảnh hưởng bởi thay đổi thạch học và nón nước
Thiếu chính xác- số liệu phụ thuộc vào phép hiệu chỉnh.
Chỉ hữu ích khi xác định chiều dày tầng HC….
Hầu hết chỉ đáng tin với ranh giới khí
Phụ thuộc vào chất lượng kết quả đo áp
Khảo sát áp suất
a. Thử vỉa
b. Khai thác thử
c. DST
Xác định bề mặt nước tự do qua khảo sát áp suất và mật độ chất lưu
Tận dụng nguồn tài liệu áp suất
Số liệu phụ thuộc vào phép hiệu chỉnh
Chỉ hữu ích với chiều dày tầng HC
Hầu hết là chỉ đáng tin với ranh giới khí
Phụ thuộc vào phép khảo sát cả hai đới chất lưu, và các phép đo mật độ chất lưu
Chi phí cao
Phép phân tích chất lưu đáy giếng
Khảo sát chất lưu thu được để đánh giá ranh giới chất lưu
Nhanh chóng
Rẻ hơn so với các phép thử vỉa lớn
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố thành hệ
Dựa trên các tài liệu thực tế thu thập được mà sinh viên áp dụng kết hợp minh giải tài liệu carota, carota khí, phân tích áp suất xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước cho tầng sản phẩm R7
3.2.2 Giới thiệu về các phương pháp đo địa vật lý giếng khoan cơ bản
a. Phương pháp gamma tự nhiên
Log phóng xạ tự nhiên (GR) nghiên cứu trường phóng xạ tự nhiên do các bức xạ gamma tự nhiên của đất đá xung quanh thành giếng khoan gây ra. Kết quả thu được biểu diễn dưới dạng đường cong cường độ bức xạ γ theo chiều sâu. Bởi vì tia phóng xạ γ có khả năng đâm xuyên cao nên phép đo Gamma tự nhiên có thể tiến hành trong mọi môi trường, điều kiện giếng thân trần lẫn giếng đã hoàn thiện.Trong tự nhiên, phóng xạ gamma xuất phát từ ba nguyên tố đồng vị phóng xạ chính, đó là Uranium (U), Thorium (Th), Potassium (K), mỗi loại khi phân rã sẽ phát ra tia phóng xạ với những đặc trưng khác nhau (ứng với độ dài bước sóng, tần số, màu quang phổ), và sản phẩm của phản ứng cũng khác nhau. Thông thường log Gamma Ray được thể hiện cùng với log đường kính giếng khoan (Caliper), log đo thế tự nhiên (SP), Trên băng log (hình 3.4) bao gồm log đường kính giếng khoan, log Gamma Ray tổng và các track còn lại thể hiện các giá trị U, Th, K, Đất đá có tính phóng xạ khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng các nguyên tố phóng xạ Uran, Thori và Kali trong thành phần của chúng. Các nguyên tố phóng xạ thường tập trung trong đá sét, GR sẽ tăng khi hàm lượng sét gia tăng. Ngoài ra, phóng xạ tự nhiên cũng liên quan đến sự có mặt của các nguyên tố phóng xạ, muối phóng xạ hòa tan trong nước, hay khí phóng xạ bên trong lỗ rỗng của đất đá.
Hình 3. 4: Đường GR trên băng log
Hình 3. 5: Nguyên lí hoạt động của thiết bị đo GR
Trong tìm kiếm thăm dò dầu khí sử dụng thiết bị đo phóng xạ GR dựa trên nguyên tắc hoạt động của ống đếm Geiger – Mueller và ống đếm nhấp nháy (hình 3.5). Ngày nay, hầu hết các thiết bị đo log GR sử dụng ống đếm nhấp nháy thay cho ống đếm Geiger-Mueller, thiết bị có chứa tinh thể Sodium Iodide (NaI) lớn. Các thiết bị đo đã không ngừng được nghiên cứu và phát triển nhưng xét về nguyên lý hoạt động thì vẫn không thay đổi.
Khi tia gamma đến đập vào tinh thể NaI, một photon được bứt ra và đến đập vào quang âm cực (được chế tạo bằng hợp kim Cesium – Antimony hay Bạc – Magnesium). Mỗi photon đập vào quang âm cực lại giải phóng một chùm electron, và các electron này lại được gia tốc và đập vào điện cực khác. Tiến trình này được lặp lại một số lần đủ để điện cực tạo ra một dòng xung điện đủ để nhận biết sự có mặt của phóng xạ trong môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị GR:
Tốc độ kéo cáp đo.
Vị trí đặt của thiết bị đo.
Đường kính giếng khoan.
Đặc tính dung dịch khoan.
Sự phân bố và tỷ trọng của đất đá, Vì có vô số tổ hợp của kích thước giếng, tỷ trọng mùn khoan, vị trí công cụ đo … Nên tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà các công ty dịch vụ, các hãng chế tạo công cụ đo phải công bố các tài liệu hiệu chỉnh kết quả của dữ liệu đo về dạng tiêu chuẩn.
Các ứng dụng của phương pháp phóng xạ gamma tự nhiên:
Phân chia tỉ mỉ các lớp đất đá trong giếng khoan.
Xác định ranh giới và chiều dày của các vỉa cát sét.
Xác định hàm lượng sét.
Liên kết các giếng khoan.
Xác định môi trường trầm tích.
Xác định vật chất hữu cơ và đá sinh.
Phát hiện thân quặng chứa phóng xạ.
b. Phương pháp Neutron
Neutron là phương pháp đo độ rỗng, thông qua việc nghiên cứu mật độ neutron, cường độ bức xạ gamma trong môi trường sau khi bắn phá bằng chùm neutron có năng lượng cao (neutron nhanh).
Hạt neutron là những hạt không tích điện, không bị ion hóa bởi môi trường xung quanh. Khối lượng của neutron gần bằng khối lượng của proton ký hiệu 01n, khối lư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Thiết Bị Kỹ Thuật & Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương mại Lâ Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sả Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp thương mại Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Tiện Lợi Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thư Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán kế toán bán và xác định kết quả kinh doanh của Công ty X Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty phát triển thương hiệu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top