so_lube

New Member

Download Đềcương ôn tập triết học dành cho học viên cao học, nghiên cứu sinh không chuyên triết miễn phí





Câu 7: Anh chịhãy trình bày nhận xét của mình vềPháp gia?
Trảlời:
Người phát triển học thuyết Pháp gia và làm cho nó trởthành học thuyết quan trọng nhất chính là
Hàn Phi (280 – 233TrCN). Tưtưởng Pháp gia đã có tửtrước ởQuản Trọng, Thân Bất Hại, Thương
Ưởng. Tưtưởng Pháp gia được cấy vào trong lòng XH ởthời Xuân – Thu, cho thấy sựbất lực của tư
tưởng Khổng tửtrong hoàn cảnh lịch sửlúc bấy giờ, nằm ởkhía cạnh đối lập với tưtưởng Đức trịcủa
Khổng tử, những phạm trù của nho gia nhưNhân, Lễ, Nghĩa, chỉlà những thứvớvẩn. Để điều hành
đất nước thì điều cốt yếu là cần có sựáp đặt vềkinh tế, sức mạnh vềquân sựvà quyền lực phải
tập trung vào tay 1 người đó là vua, và vua phải điều hành đất nước bằng pháp luật. Đểthực hiện được điều đó thì Hành Phi cho rằng phải thực hiện được: Pháp – Thế- Thuật. Pháp chính là luật định, để điều hành đất nước thì phải thểchếnhững qui định thành luật. Luật là hiến lệnh chép ởcông đường, phải được công khai. Ai giữluật pháp cẩn thận thì được thưởng, ai vi phạm thì phạt. Dùng luật pháp mà nghiêm thì người phải chịu tội chết cũng phải tâm phục, khẩu phục. Người có công phải được khen thưởng nhưng không phải mang ơn ai cả, xử đúng người đúng tội. Tưtưởng của Hàn Phi là vạn vật biến đổi vì thếkhông có cái gọi là pháp luật đúng với mọi thời đại vì vậy pháp luật phải thường xuyên thay đổi đểphù hợp với thời đại, phù hợp với dân tình, ông đã thấy được mối quan hệgiữa tồn tại XH và ý thức XH. Đất nước càng kém phát triển thì pháp luật phải thay đổi càng nhanh. Hàn Phi đã dựa vào Tuân Tử: “Nhân chi sơ, tính bản ác” (Bản tính của con người khi sinh ra đã ác, tham lam, hám lợi)
Do vậy, pháp luật phải dùng thưởng phạt đểkích thích con người làm điều thiện. Pháp chính là tiêu
chuẩn, căn cứkhách quan đểngười ta phải chính danh: Vua không thểsai khiến bềtôi hành động trái
pháp luật. Nếu đất nước điều hành pháp luật và vua thực sựlà minh chủthì không cần văn chương
sách vởmà chỉcần lấy pháp luật mà dạy. Hàn Phi khẳng định không có quỷthần, quan lại, vua chúa
mà mê tín sẽmất nước, “Chính cuộc đời con người sinh ra quỷthần, đời người ai cũng có thểgặp rủi
ro tai nạn”. Ông phát hiện ra cái quyết định sựbiến đổi của XH là do sựbiến đổi vềcủa cải và dân số,
dân sốtăng nhanh nhưng của cải tăng chậm dẫn đến loạn lạc chiến tranh. Vậy phải có pháp luật để
ngăn chặn và điều chỉnh nó.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c trộm cắp), giới dâm, giới tửu và giới vong ngữ (không được chửi bậy).
Nhận xét: Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Triết lý của phật giáo bao trùm
lên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật lên là triết lý về nhân sinh quan và thế giới quan. Vấn đề trung tâm
của phật giáo là xuất thế chứ không phải là nhập thế vì vậy đích cuối cùng của phật giáo là sự giải
thoát – giải thoát khỏi vòng luân hồi – Về điểm này phật giáo ở VN có khác, đó là ở phật giáo VN có
sự kết hợp hài hòa giữa nhập thế và xuất thế.
Về mặt chính trị XH thì phật giáo là tiếng nói lhản kháng mạnh mẽ chế độ phân biệt đẳng cấp dã
man tàn bạo ở Ấn độ cổ đại. Và phật giáo khuyên mọi người sống có đạo đức, từ bi, bác ái, biết kiềm
chế dục vọng của mình, tôn trọng quyền lợi của người khác và trong một XH bình đẳng. Đây là một
điểm tích cực vì xét đến cùng mọi tôn giáo, mọi học thuyết đều dẫn con người đến chân - thiện - mỹ.
Phật giáo là một tôn giáo nhưng trong triết lý của nó có những yếu tố vô thần, duy vật và biện
chứng. Nhưng ở đây cũng phải nói rằng, tư tưởng biện chứng của phật giáo có mâu thuẩn: Khi xem xét
các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ nhân quả, tồn tại trong biến đổi nhưng ở cõi nát bàn thì mọi sự
vật tồn tại trong vinhc hằng. Như vậy, phật giáo đã phủ nhận sự vận động, biến đổi trên cõi nát bàn.
Khi giải quyết vấn đề con người và XH loài người đã đứng trên lập trường duy tâm vì cách giải
quyết của phật giáo thể hiện tư tưởng yếu thế, quay lưng lại với đời sống XH của phật tử. Phật giáo đã
quay lưng lại với sự tiến bộ của XH. Tư tưởng phật giáo gần giống với quan niệm vô vi của Lão tử vì
phật giáo không thấy được nguyên nhân khổ của con người chính là ở quan hệ XH, phật giáo qui nỗi
khổ của con người về mặt nhận thức và do đời sống sinh học của con người, trong đó sinh học là chủ
yếu. Như vậy, đỉnh cao nhất của phật giáo là KHÔNG: không còn thế giới, không còn con người. Phật
giáo được truyền bá sâu rộng vào VN từ những năm đầu công nguyên. Phật giáo VN cũng giống với
các nước khác, ngoài ra còn có một số điểm tiêu cực như tuyên truyền phát triển mê tín dị đoan, dẫn
con người đến thụ động, bất lực trước hoàn cảnh.
Đề cương ôn tập triết học dành cho học viên cao học, NCS không chuyên triết  2008 
Người soạn: Bùi Thanh Long – Động vật học – K17  Page 13 
Câu 5: Anh chị hãy nêu nhận xét của mình về tư tưởng của Khổng tử?
Trả lời:
Khổng tử (551 – 479 TrCN), tên thật là Khổng Khâu, là người sáng lập nho gia, sinh ra trong
một gia đình quan võ của nước Lỗ. Mồ côi cha khi 3 tuổi, mất mẹ khi 17 tuổi, 19 tuổi ông lấy vợ.
Ông chỉ răn dạy bằng lời, không ghi chép thành giáo trình, Khổng tử là người đầu tiên trong lịch
sử Trung Quốc và phương Đông mở trường tư thục và thu phí, có 72 học trò đặc biệt gần gũi trong số
3000 học trò và đặc biệt yêu quý 12 người. Ông có 4 điều cấm kỵ là: Không ngĩ về bản thân mình,
không biểu thị thái độ ngoan cố, không sa vào những phán đoán, suy nghĩ trống rỗng; không nên
nghiêm ngặt trong những phán đoán của mình. Sinh ra trong thời kỳ đại loạn, thời mà đời thì suy, đạo
thì yếu, những tà thuyết và hành động bạo tàn nổi lên, thiên hạ đại loạn, đạo đức bất minh,… Trong
hoàn cảnh đó, Khổng tử muốn đem tài năng của mình ra để giúp đời, muốn lập lại trật tự lễ nghĩa như
thời nhà Chu, trong dòng xoáy cuộc đời thì ý tưởng tốt đẹp của Khổng tử trở nên không tưởng vì đã
không thấy được qui luật của sự phát trển XH. Tư tưởng của Khổng tử được người đời sau ghi lại ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật lên là những quan điểm sau:
* Tư tưởng về bản thể luận và biến dịch:
Khổng tử cho rằng trời đất vạn vật trong vũ trụ đều cùng một thể thống nhất gọi là Thiên – Địa –
vạn vật nhất thể. Chúng tự vận động sinh thành, biến hóa không ngừng nghỉ theo đạo, bởi vì sự vận
động và biến đổi ấy có nguồn gốc từ sự liên hệ, tương tác giữa hai lực âm và dương trong một thể
thống nhất gọi là thái cực. Cái lực vô hình làm cho dương phát triển đến cực độ để biến ra âm và lực
làm cho âm phát triển đến cực độ để biến ra dương và lực làm cho âm dương điều hòa gọi là đạo, là
thiên lý, chính là mệnh trời. Vì đạo và thiên lý là vô cùng, huyền bí, linh diệu, sâu kín, lưu hành trong
vũ trụ, quy định sự tồn vong, phát triển của con người nên con người phải chấp nhận, không thể cưỡng
lại (Đây là quan điểm vừa thể hiện phương pháp biện chứng và lập trường duy lâm của Khổng tử).
Khổng tử tin rằng có thiên mệnh, chính vì thế việc hiểu biết thiên mệnh là điều kiện để trở thành người
quân tử. Sống, chết, thành, bại là do mệnh trời quy định. Quân tử sợ mệnh trời và phải sợ lời thánh
nhân.
Ngoài mệnh trời còn có một lực lượng chi phối vận mệnh của con người chính là quỉ thần, quỉ
thần là do khí thiên của trời đất tạo nên, tuy tai không nghe, mắt không thấy nhưng nó vẫn luôn quanh
quẩn bên ta, ta chỉ nên biết thế thôi, phải kính cẩn quỉ thần nhưng phải tránh xa nó. Vì vậy không nên
bàn tán nhiều về nó, không nên sùng bái nó quá: “Đạo thờ người còn chưa biết sao biết được đạo quỉ
thần, sự sống chưa biết sao biết được sự chết” Ông khuyên con người phải chú trọng vào công việc
thực tế của mình. Ở đây chúng ta thấy có sự mâu thuẩn trong tư tưởng của ông: TRên lập trường duy
tâm không thể không thừa nhận những lực lượng siêu nhiên huyền bí, không thể không thừa nhận
chúng có ảnh hưởng đến đời sống con người, nhưng mặt khác ông lại thấy được yếu tố chi phối đời
sống con người chính là hoạt động thực tế của con người.
Đề cương ôn tập triết học dành cho học viên cao học, NCS không chuyên triết  2008 
Người soạn: Bùi Thanh Long – Động vật học – K17  Page 14 
* Tư tưởng về chính trị, đạo đức:
Toàn bộ tư tưởng chính trị đạo đức của Khổng tử đều nhằm vào giải quyết những việc của XH
Xuân – Thu lúc bấy giờ, đó là: giải quyết mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với XH, giải
quyết nguyên nhân và tình trạng đại loạn lúc bấy giờ, cắt nghĩa về sự tồn vong và phát triển của một
quốc gia. Theo ông, XH là một tổng thể quan hệ giữa người với người, giữa gia đình và XH, giữa trời
với người: Thiên nhân tương đồng và ông cho rằng cái lõi trung tâm để điều hành XH chính là đạo đức
và chính trị. Trong đó đạo đức là hạt nhân. Vì vậy, đường lối trị nước của Khổng tử gọi là Đức trị, ông
khẳng định phải lấy đạo đức để làm chính trị, người chính trị phải có đạo đức, phải thường xuyên trau
dồi đạo đức cá nhân, phải thường xuyên tu thân theo nhân – lễ - nghĩa – trí – tín để trở thành người
quân tử, phải tề gia – trị quốc – bình thiên hạ. Cái lõi hạt nhân của đức chính là nhân. Vì nhân tức là
sửa mình theo lễ nghĩa, là yêu người,...
 
Top