nguyenhuu_chien

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Tìm hiểu vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn CM Việt Nam? Vì sao trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta cần kiên trì chủ nghĩa Mác- Lê nin
Đối với Cách mạng Việt Nam, Chủ nghĩa Mác- Lê nin là kim chỉ nam, là nền tảng của tư tưởng, hành động của Đảng, là ngọn đèn soi sáng cho con đường dẫn đến thắng lợi của dân tộc ta.
Trước khi chủ nghĩa Mác- Lênin xuất hiện ở Việt Nam. những phong trào giải phóng dân tộc như: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại. Nhưng kể từ khi HCM đem chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của nước
Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật, năm 1945, dưới sự lãnh đạo của HCM và Đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946.
Sau đó, Hoa Kỳ hậu thuẫn chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm, kết cục là Mỹ đã rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được kí kết vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ” trong đó khẳng định: “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và của CM Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là 1 quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta.
Như ánh sáng mặt trời xua tan bóng tối, trong “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Lênin đã chỉ cho nhân dân ta thấy rõ: Trong thời đại ngày nay, muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đưa loài người tiến lên chủ nghĩa xã hội chỉ có thể giành được thắng lợi bằng sự kết hợp thành một trào lưu chung cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản tất cả các nước với cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc. Và sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa chỉ có thể đi đến thắng lợi triệt để khi nó trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Nhờ vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống đấu tranh oanh liệt của dân tộc, Đảng ta đã đề ra cương lĩnh đúng đắn qua các thời kỳ, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vững vàng vượt qua phong ba bão táp để cập bến vinh quang.

Từ thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn đã đạt được, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng HCM.
Chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê nin mới có thể vạch rõ hướng đi đúng cho con người đi lên XHCN ở Việt Nam. Chính chủ nghĩa Mác- Lê nin đã làm thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam, nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện.
Đến nay, công cuộc đổi mới đất nước đã trải qua 20 năm. Trong quá trình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng định hướng chính trị, toàn dân là đội quân chủ lực của sự nghiệp đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục... Kết quả của công cuộc đổi mới đã đưa lại cho dân tộc ta một xu thế mới, một lực mới để cùng cộng đồng quốc tế bước vào thế kỷ XXI, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong hàng loạt các nhân tố tạo nên sự thành công của đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng của triết học Mác - Lênin.
Nguyên tắc bất di, bất dịch trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đổi mới tư duy lý luận nói riêng ở nước ta là giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền tảng tư tưởng của Đảng, của dân tộc, là nguyên tắc và phương pháp luận của sự nghiệp đổi mới. Các nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận trong học thuyết mácxít, trong hệ thống quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các lãnh tụ của Đảng, các nhà khoa học, các nhà lý luận nhận thức lại và lựa chọn để vận dụng sáng tạo vào điều kiện mới.
Trong hoàn cảnh hiện tại, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển cùng thế giới. Mặc dù thế giới có nhiều biến đổi, nhưng thời đại hiện nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; các mâu thuẫn cơ bản của thời đại không thay đổi, nhưng chúng đã có nhiều đặc trưng mới. Do vậy, việc Việt Nam lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đúng xu thế của thời đại, nhưng phải chấp nhận những thử thách chưa từng có. Đặc biệt, khi tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng đã thay đổi, bắt buộc phải thiết lập các quan hệ phù hợp, tổ chức lại lực lượng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Chính vì vậy, giữ vững chủ nghĩa Mác Lênin là con đường đúng đắn để bảo vệ và xây dựng đất nước.









CHƯƠNG1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG


Câu 1: Những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Từ đó phân tích sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới quan khoa học Mác-Lênin, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật. Trong đó, Lê- Nin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại phản ánh và được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.Còn ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người thông qua lao động mà ngôn ngữ. Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: Tình cảm yêu thương, tâm trạng, cảm súc, ý trí, tập quán, truyền thống, thói quen quan điểm, tư tưởng, lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện pháp, phương hướng...
Vật chất và ý thức có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, ý thức là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất, do vật chất quyết định. Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý thức, thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức của con người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan. Nhưng ý thức có tính độc lập tương đối, có vai trò tác động trở lại đối với sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
• Vật chất quyết định ý thức bởi vì bộ não con người là dạng vật chất có tổ chức cao nhất và chỉ có duy nhất ở con người. Đó là cơ quan phản ánh cho ra đời ý thức- là 1 dạng biểu hiện của vật chất. Bộ não của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự ra đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan.
Vật chất quyết định nội dung phản ánh của ý thức. Bởi vì ý thức bao giờ cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo trong phản ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh. Hơn nữa, tự thân ý thức không thể gây ra sự biến đổi nào trong đời sống hiện thực.
Vật chất quyết định nguồn gốc ra đời của ý thức: nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
Đồng thời, vật chất cũng quyết định sự biến đổi của ý thức: ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, thế giới vật chất, bản thân nó không thể gây ra sự biến đổi trong đời sống hiện thực. Nhưng thế giới vật chất thì luôn vận động và biến đổi không ngừng (vận động là cách tồn tại của vật chất), vì vậy khi nó thay đổi dẫn tới làm cho ý thức cũng thay đổi theo.

• Ý thức không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có tính độc lập tương đối vì nó có chức năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại. Vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua lao động thực tiễn của con người. Bởi vì thông qua lao động của con người khi tác động vào thế giới khách quan đã làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những quy luật từ đó con người có thể nhận thức được dễ dàng hơn các sự vật hiện tượng trong thế giới đó. Đồng thời, trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, thế giới khách quan đã được cải biến đi thông qua cơ quan cảm giác thông qua lăng kính chủ quan của con người.
Với những tri thức mà ý thức mang lại cho con người có thể xác định phương hướng mục đích trong nhận thức và thực tiễn của mình. Đồng thời biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất, cung cấp cho con người động lực vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được mục đích đề ra.
Ý thức tác động trở lại vật chất theo 2 chiều hướng. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì sẽ cung cấp cho con người những tri thức đúng đắn, giúp cho con người đạt được mục đích. Ngược lại, nếu ý thức không phản ánh đầy đủ thế giới khách quan thì tri thức mang lại là sai lầm, nó sẽ làm cho con người xây dựng những phương hướng, mục đích sai lầm
Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan. Đồng thời, phải thấy được chức năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người trong việc hóa tính tích cực sáng tạo của ý thức.
• Sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí:
Bệnh chủ quan duy ý chí thực chất là khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm quan. Đó là trào lưu tư tưởng không xuất phát từ thực tại khách quan, không tôn trọng thế giới khách quan, không lấy thực tiễn khách quan làm cơ sở, tiền đề cho việc đề ra chủ trương, hoạch định đường lối, chính sách. Bệnh chủ quan duy ý chí cho rằng tư tưởng và ý chí của con người có thể quyết định tất cả.
Bệnh chủ quan duy ý chí là 1 sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy vừa mắc phải chủ nghĩa chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ quan chỉ thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, hiện thực khách quan.
Thực chất của căn bệnh này là trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, người ta tuyệt đối hóa nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển.
Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách mạng và sự cụ thể hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật, nếu bị sự can thiệp, áp đặt của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước mà trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của nó khó có thể lường trước được.
Bệnh chủ quan duy ý chí còn dẫn đến tệ mệnh lệnh hành chính, hình thức chủ nghĩa, bệnh gia trưởng độc đoán chuyên quyền, ban phát đặc ân, tệ sùng bái cá nhân, tham ô, lãng phí, coi thường người lao động...
Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền sản xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới, chúng ta đã không có được một đường lối, chính sách phát triển kinh tế thận trọng và khoa học dẫn đường.
Trong khi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước chưa phù hợp, chúng ta đã chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cụ thể là đã nóng vội xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, áp dụng nền kinh tế tập trung.Việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp đổi mới của nước ta.
Đối với Liên Xô và Trung Quốc, có những hình thức áp dụng đối với những đất nước này có thể được coi là hiệu quả. Nhưng đối với tình hình nước ta bấy giờ, việc áp dụng không đúng cách lại gây ra hệ quả trái ngược thậm chí còn làm tình trạng trở nên yếu kém hơn.
Việc đẩy mạnh quá mức xây dựng công nghiệp nặng, chưa coi trọng nền công ngiệp trí thức làm đất nước ta khó hội nhập cùng thế giới. Khoa học- kĩ thuật từng ngày đổi thay và phát triển rất nhanh chóng. Nếu không bắt kịp với xu hướng dẫn đến tình trạng lạc hâu, thụt lùi dần. Chỉ khi thay đổi mục tiêu và đề ra phương hướng kịp thời trong Hội nghị trung ương 8 khóa V (tháng 6/1985) đã chỉ ra con đường phù hợp, đó là “công nghiệp hóa” nhưng phải gắn liền với “hiện đại hóa”.
Ngoài ra những vấn đề như cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ,... còn nhiều điều thiếu sót.
Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật, là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan; biểu hiện trong 1 số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xa rời hiện thực khách quan.
Là căn bệnh không chỉ do yếu kém về trình độ nhận thức, trình độ lý luận mà còn là sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu kéo dài, đến lượt nó, bệnh chủ quan duy ý chí trở thành một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị đình đốn, sa sút. Do vậy, quá trình khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí phải là sự kết hợp giữa việc nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lý luận, trong đó bao hàm cả việc nắm vững phép biện chứng duy vật với việc đẩy mạnh đổi mới và phát triển kinh tế. Đồng thời trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Câu 2: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức hãy làm rõ vai trò của tri thức với hoạt động thực tiễn.
Ý thức chính là sự nhận thức về thế giới quan thông qua bộ óc của con người. Trong thực tiễn, con người có những hoạt nhằm cải tạo thế giới phục vụ cho nhu cầu sống của mình, đồng thời cũng trong quá trình đó mà con người có ý thức. Ý thức là 1 hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp, bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí. Trong đó tri thức là quan trọng nhất, là cách tồn tại của ý thức.


Tri thức là hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới. Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên. Con người càng tích lũy được nhiều tri thức thì ý thức thật càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn. chức năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên.
Tri thức chính là cái mở đầu cho hoạt động thực tiễn của con người. Chỉ khi có tri thức, con người mới xác định được hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn. Trong bất cứ hoàn cảnh, công việc nào, không chỉ trong khoa học mà ngay cả đời sống, con người cũng cần có tri thức. Tri thức ở đây không phải là những gì quá to lớn hay đặc biệt, mà chính là những hiểu biết, những điều mà chúng ta được học hàng ngày. Đó có thể là những quy tắc xử xự, những lễ nghĩa mà từ bé chúng ta được dậy bảo. Cũng là những kiến thức trong sách vở mà chúng ta rèn luyện và học tập. Là những điều mà ta tích lũy được khi học hỏi trong cuộc sống hàng ngày.... Tóm lại, tri thức là một thế giới, là một khoảng không bất tận mà không ai có thể nắm bắt hết được. Từng ngày, từng giờ, việc khám phá của con người trong thế giới đấy lại càng được mở rộng, những kiến thức từ đó cũng nhân lên. Chính vì vậy, việc tích lũy tri thức là một điều quan trọng.
Nhưng chỉ học hỏi thôi chưa đủ. Việc vận dụng ra sao những tri thức đấy ra sao trong thực tiễn lại càng quan trọng hơn. Bởi vì, chỉ khi được vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn mới có thể hiểu được cặn kẽ, thấu hiểu 1 cách sâu sắc kiến thức đó. Đồng thời, trong quá trình thực tiễn có thể tìm ra những thiếu sót, và từ đó lấp đầy lỗ hổng kiến thức của chúng ta.
Ngày nay vai trò của tri thức rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vai trò của nó thể hiện ở việc khoa học trở thành điểm xuất phát, ra đời những ngành sản xuất mới, công nghệ mới, vật liệu mới. Khoa học đã trở thành yếu tố tri thức không thể thiếu được của con người, giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc có năng suất và chất lượng tốt hơn. Không chỉ về khoa học kĩ thuật , các tri thức về khoa học tự nhiên như thiên văn, xã hội, lịch sử,... đã mở ra cho nhân loại nhiều hiểu biết mới sâu rộng hơn về thế giới. Tóm lại, khoa học không chỉ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người mà còn giúp cho con người có đầu óc tư duy sáng tạo, tầm nhìn sâu rộng, có sự tác động làm thay đổi thế giới quan.
Chính vì vậy, việc nắm bắt và học hỏi tri thức lại càng trở nên thực sự quan trọng hơn nữa trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay- xây dựng và phát triển theo con đường “ công nghiệp hóa- hiện đại hóa”

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, thay mặt cho cách sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị bóc lột đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.
Đấu tranh giai cấp - một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế cách sản xuất cũ bằng một cách sản xuất mới tiến bộ hơn. cách sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế xã hội vì vậy “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp”.
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho cách sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người dạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.
Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì, mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó vừa là mục tiêu, đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư bản.
• Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu. Do bối cảnh lịch sử của quá trình hình thành giai cấp và điều kiện mới của xu hướng quốc tế hoá, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng, hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ của cả nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhưng đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay phải nhận thức cho đúng, nó diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và hình thức mới. Bởi vì cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, khác với thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ trong những năm đầu chúng ta mới giành được chính quyền. Mối quan hệ giữa các giai cấp, sự phát triển của các giai cấp trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước không còn như trước đây. Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng cường đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dân, giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất công, chống bóc lột chống cùng kiệt nàn lạc hậu đấu tranh chống tình trạng đói nghèo, kém phát triển. Vì vậy, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước cùng kiệt kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội .
Câu 5: Phân tích luận điểm của C.Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toan tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11)
Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hêghen và các nhà triết học tiền bối trước Mác về bản chất con người. Dựa vào những nguyên tắc cơ bản thế giới quan của CNDVBC, Mác khẳng định: “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”
Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
Con người là tác phẩm tuyệt diệu nhất của tạo hóa. Trong thế giới này chỉ có con người mới biết suy nghĩ để hành động. Chính điều đó đã phân biệt con người với những thực thể sống khác. Con người được bao gồm trong nhiều yếu tố. Và chính con người cũng nắm giữ những mối quan hệ khác trong thực tại. Mỗi con người là một phần của tự nhiên, được liên kết, ràng buộc lẫn nhau bởi các mối quan hệ. Chính vì đó con người không hề tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ. Thế giới tự nhiên là nơi sống của con người. Và con người lại tác động trở lại với những mối quan hệ đó, làm thay đổi thế giới tự nhiên.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội".
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (Qhệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Nói một cách đơn giản, bất cứ ai cũng có người thân, mỗi người là 1 thành viên trong gia đình, sinh sống và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi một gia đình lại là 1 thành phần của xã hội. Cứ như vậy, cá nhân mỗi người đều bị ràng buộc bởi các mối quan hệ.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: lý luận c.mac - Leenin với công cuộc đổi mới đất nuowscta hiện nay, sách từ thực tiễn cách mạng việt nam hiện nay hãy làm rõ quan điểm của lê nin quần chúng nhân dân là sáng tạo chân chính,là động lực phát triển của lịch sử, vai trò chủ nghĩa mác với cách mạng việt nam, vai trò của triết học mác-lênin đối với thực tiễn cách mạng việt nam, vai trò của chủ nghĩa duy vật đối với thực tiễn việt nam, luận văn về vai trò của chủ nghĩa mac leenin đối với việt nam và thế giới.liên hệ bản thân để phát huy vai trò đó, chủ nghĩa mác lê nin với cách mạng việt nam hiện nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước của chủ nghĩa mác lê nin, vai trò của lê nin trong công cuộc đổi mới và phát triển nga sau cách mạng, phân tích vai trò chủ nghĩa mac-lenin đối với cách mạng thế giới và cách mạng việt nam, vai trò của chủ nghĩa Mác Lê nin đối với cách mạng việt Nam, Chức năng của triết học Mac Lê nin đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay, vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin đối với cách mạng Việt Nam?, vai trò chủ nghĩa mác lênin đối với thực tiễn cách mạng việt nam, vai trò của chủ nghĩa mác - lênin đối với cách mạng việt nam
Last edited by a moderator:

daigai

Well-Known Member
cho em xin nội dung này với ạ
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
Tìm hiểu vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và việc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới hiện nay
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
Z Tìm hiểu vai trò người cán bộ giám sát công trình Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T Tìm hiểu vai trò của các thông lệ tốt về lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp trong việc cải thiện đầu Luận văn Luật 0
C [Free] Tìm hiểu về tài chính với vai trò của nó trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vai trò của kiểm toán Nhà nước và bài học thực tiễn đối với Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
C Tìm hiểu về vai trò và chức năng của ngân hàng trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
M Tìm hiểu Vai trò và chức năng của ngân hàng trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội Văn hóa, Xã hội 0
G Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giá Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top