Download Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất với việc phát triển đường lối đổi mới kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
Phần nội dung đề tài 3
I. Quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất 3
1. Lực lượng sản xuất và các yếu tố cấu thành nên nó 3
2. Quan hệ sản xuất 5
3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất 6
II. Quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất với việc phát triển đường lối đổi mới kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam. 9
1. Những thiếu sót trong đường lối đổi mới kinh tế trước đại hội Đảng VI 9
2. Đường lối phát triển quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa 9
3. Điều kiện đảm bảo xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14
4. Những thành tựu đạt được. 15
Kết luận và giải pháp. 16
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hát triển để hoà nhập.
Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, đảng ta chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường trong đó kinh tế nhà nước trở thành thành phần kinh tế giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo định hướng XHCN. Nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế phát triển mạnh mẽ LLSX để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH, từng bước xã hội hoá XHCN.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế nếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nên LLSX cần thiết cho chế độ xã hội mới thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống QHSX phù hợp (văn kiện đại hội VIII) Như vậy đổi mới nền kinh tế được bắt đầu từ xây dựng và phát triển LLSX ngày càng lớn mạnh, trên cơ sở đó liên tục cải tạo và củng cố QHSX mới cho phù hợp.
Tóm lại: Để thực hiện việc phát triển đường lối đổi mới kinh tế; ĐCSVN đã vận dụng triệt để và sáng xuất quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.
tui xin chân thành Thank
Phần nội dung đề tài
I. Quy luật: “QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX”
1. LLSX và các yếu tố cấu thành nên nó.
1.1. Khái niệm.
Lực lượng sản xuất là tất cả các yếu tố kỹ thuật của một quá trình SXXH, nó biểu hiện quan hệ giữa con người với giới tự nhiên được hình thành trong SX, biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
LLSX bao gồm TLSX và người lao động.
1.2. Tư liệu sản xuất.
TLSX được cấu thành từ hai bộ phận: đối tượng lao động và tư liệu lao động.
1.3. Đối tượng lao động.
- Đó là một bộ phận của giới tự nhiên được con người trực tiếp sử dụng và đưa vào sản xuất. Ví dụ như hầm mỏ, khoáng sản, hải sản, đất, rừng, biển....
- Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động có sẵn mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động bằng lao động của mình như: hoá chất, hợp kim, giống mới, ....
- Ngoài ra đối tượng lao động còn là những vùng tự nhiên không thuộc về giới hạn của đối tượng lao động trực tiếp, những vùng hoàn toàn chưa mang dấu ấn của con người nhưng lao động của con người sẽ hướng tới. Ví dụ 97% tài nguyên dưới biển, tài nguyên trong thế giới vũ trụ.....
1.4. Tư liệu lao động.
Là những vật hay phức hợp vật thế nối con người với đối tượng lao động và dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào ĐTLĐ.
Trong TLLĐ, CCLĐ, là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất. Công cụ lao động được C. Mác định nghĩa. Là những bộ phận trực tiếp dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào giới tự nhiên và sản phẩm của giới tự nhiên.
Còn các bộ phận khác gồm cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, đường xá, cầu cống, kho bãi, sàn ga.... phục vụ và liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất gọi là phương tiện lao động và gọi là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Theo Mác, trong bất kỳ một nền sản xuất nào, CCLĐ bao giờ cũng là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó được con người không ngừng cải tiến và hoàn thiện do đó nó luôn là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của LLSX.
Trình độ phát triển của LLSX mà đặc biệt CCLĐ là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người và là cơ sở xác định trình độ của sản xuất, là chỉ tiêu đánh giá sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế, các chế độ chính trị sản xuất chính TLLĐ kết hợp với lao động sáng tạo của con người là yếu tố quyết định năng xuất lao động.
Lênin nói: xét đến cùng năng xuất lao động là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ của LLSX trong một sản xuất.
1.5. Người lao động.
Lênin viết: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công dân, người lao động” [giáo trình: NXB chính trị quốc gia].
- Người lao động không chỉ là sản phẩm của quá trình sản xuất mà bằng những kinh nghiệm và trí tuệ được tích luỹ đã chế tạo ra CCLĐ và sử dụng nó để sản xuất ra của cải vật chất cho sản xuất. TLLĐ dù có tinh xảo và hiện đại đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thi cũng sẽ không phát huy tác dụng tích cực của nó.
Vì vậy, con người chính là sản phẩm phát triển của CCLĐ phải thích ứng và gắn liền với trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, thể chất năng lực và trí tuệ của con người.
CCLĐ và người lao động là hai bộ phận quan trọng không thể tách rời của LLSX.
Ngày nay khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp và người lao động giờ đây không chỉ bao gồm lao động chân tay, mà còn bao gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư, các cán bộ khoa học chuyên ngành tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cùng với nó là sự phát triển nhảy vọt của CCLĐ.
2. Quan hệ sản xuất.
2.1. Khái niệm.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Cũng như LLSX, QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật chất của QHSX biểu hiện ở chỗ nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức con ngườiQHSX là quan hệ kinh tế cơ bản và tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội.
Những quan hệ này phù hợp với tính chất và trình độ phát triển nhất định của các LLSX vật chất.
QHSX bao gồm những mặt cơ bản sau:
- Quan hệ sở hữu đối với TLSX.
- Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất.
- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt trên là một thể thống nhất hữu cơ, tạo thành QHSX, trong quá trình đó quan hệ sở hữu về TLSX có ý nghĩa quyết định.
2.2. Quan hệ sở hữu đối với TLSX.
Quan hệ sở hữu đối với TLSX quy định bản chất của QHSX.
Lịch sử của xã hội loài người đã có 2 loại hình sở hữu cơ bản đối với TLSX: sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội.
- Sở hữu xã hội: Những TLSX chủ yếu thuộc về mọi thành viên trong xã hội, họ có vị trí bình đẳng tỏng tổ chức LĐXH và phân phối sản xuất mục đích của nền sản xuất dưới chế độ công hữu là bảo đảm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Sở hữu xã hội thể hiện điển hình ở hai hình thức cơ bản:
+ Trong cách sản xuất cộng sản nguyên thuỷ: sở hữu của thị tộc bộ lạc.
+ Trong cách sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH: sở hữu tập thể (hợp tác xã) và sở hữu toàn dân (quốc doanh).
Ngày nay trong CNXH cần tồn tại đa dạng hoá tất cả các loại hình sở hữu kể cả hình thức tư bản Nhà nước và tư bản tư nhân.
- Sở hữu tư nhân: TLSX chủ yếu thuộc về cá nhân riêng biệt trong xã hội lịch sử có 3 loại hình sở hữu tư nhân điển hình.
+ Sở hữu chiếm hữu nô lệ.
+ Sở hữu phong kiến.
+ Sở hữu TBCN.
ứng với chúng là 3 chế độ bóc lột người, nguyên nhân của mọi bất bình đẳng xã hội.
2.3. Quan hệ trong tổ chức và quản lý.
- Thích ứng với một kiểu sở hữu là một chế độ tổ chức và quản lý sản xuất nhất định. ví dụ:
Trong chế độ tư hữu về LLSX người sơ hữu TLSX là người quản lý con người lao động không có TLSX là người bị quản lý.
- Mặc dù phụ thuộc vào quan hệ sở hữu nhưng tổ chức và quản ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top