runo.procs_cc

New Member
Download Tiểu luận Vấn đề hợp tác chính trị - an ninh ASEAN hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ CỦA TỔ CHỨC ASEAN 3
1. Tác động của những nước lớn đối với khu vực Động Nam Á 3
2. Tình hình các nước trong khu vực và sự nhận thức vấn đề an ninh chính trị của các nước ASEAN
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ HỢP TÁC AN NINH - CHÍNH TRỊ CỦA TỔ CHỨC ASEAN HIỆN NAY 8
1. Về an ninh 8
2. Về chính trị 9
3. Nhận xét về sự hợp tác an ninh - Chính trị của tổ chức ASEAN hiện nay 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (Association of South East Asian Nations) - viết tắt là ASEAN ra đời trong bối cảnh chiến tranh lạnh đối đầu Đông - Tây diễn ra gay gắt, nhân loại đứng trước sự huỷ diệt do cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ và một bên là xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, gay ra sự bất ổn định của thế giới. Đứng trước tình hình đó các tổ chức quốc tế cần hợp tác chặt chẽ với nhau một mặt là nhằm ổn định thế giới và giảm sự căng thẳng của cuộc chiến tranh lạnh, mặt khác đảm bảo được an ninh ổn định ở quốc gia mình.
Các quốc gia Đông Nam á cũng không nằm ngoài những mục đích hoà bình và ổn định là yếu tố cấp thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như khu vực. Chính vì vậy, ngày 8/8/1967 Hiệp hội ASEAN ra đời.
Từ khi thành lập (1967) đến này (2003) gần 40 năm Hiệp hội ASEAN được dư luận quốc tế rất quan tâm trước những thành tựu mà ASEAN đạt được trong quá trình phát triển. Điều đó cho thấy ASEAN ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trên trường Quốc tế, từng bước đạt được những thành công lớn. Trong sự thành công đó, người ta thường nói thành tựu kinh tế của các nước này nhiều hơn các vấn đề chính trị nhưng thực tế sự tồn tại của ASEAN trong gần 40 năm qua cho thấy hợp tác an ninh - chính trị là vấn đề cốt tử sống của Hiệp hội, là cơ sở, là nền tảng của mọi chương trình hợp tác đa phương cũng như song phương trong khu vực nhằm thực hiện thành công một Đông Nam á phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực.
Hiện nay trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Vấn đề chính trị - An ninh là rất quan trọng. Vì nó ảnh hưởng đến sự hợp tác, ổn định và phát triển mọi mặt của từng quốc gia.
Chính vì vậy một lân nữa để biết rõ và hiểu sâu hơn về vấn đề này em đã trọn đề tài "Vấn đề hợp tác chính trị - an ninh ASEAN hiện nay ". Nội dụng chính của đề tài gồm 2 chương :
Chương I: Những nhân tố tác động đến chính trị - an ninh của tổ chức ASEAN
Chương II: Vấn đề hợp tác chính trị an ninh của tổ chức ASEAN hiện nay
Là một đề tài vốn phong phú và đa dạng. Cho nên trong quá trình làm bài vốn kiến thức của em còn nhiều hạn chế, vì thế không tránh khỏi những thiếu xót. Cho nên em mong thầy cô thông cảm và giúp đỡ em trong thời gian này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Những nhân tố tác động đến hợp tác an ninh - chính trị của tổ chức ASEAN
1. Tác động của những nước lớn đối với khu vực Động Nam á
Đông Nam á là khu vực bao gồm 10 quốc gia nằm ở phía Đông Nam lục địa Châu á với tổng diên tích 4,7 triệu km, dân số gần khoảng 500 triệu người. Đây là khu vực có vị tri rất quan trọng với Châu á và trên thế giới, là cầu nối giữa hai Đại Dương lớn: Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, hơn nữa đây còn là khu vực án ngữ hai con đường huyết mạch vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông tới các nước Phương Tây. Đông Nam á còn nằm trong vòng cung Đông Bắc á. Hiện nay vòng cung này được coi là nơi phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Hầu hết các nướ trong khu vạc đều có biển bao bọc. Biển lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm nhiều loại hiếm. Khu vực này còn có trữ lượng dầu mỏ rất lớn tập chung ở các nước như Inđônêxia, Brunây.
Đông Nam á còn có mạng lưới sông ngòi dầy đặc, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hơn nữa Đông Nam á là khu vực đông dân với nguồn lao động dồi dào. Chính vì có vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên Đông Nam á cũng là khu vực tranh dành của các nước lơn như : Trung quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, ấn Độ trong cả mấy thập kỷ qua.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ trở thành siêu cường nhờ bán vũ khí. Mỹ thu được khoản tiền khá lớn. Với lợi thế như vậy, Mỹ nhanh chóng đứng đầu thế giới. Trong thời kỳ này chính sách của Mỹ là chống Liên xô và các nước XHCN khác. Mỹ coi Liên xô là kẻ thù số 1 của mình cần lợi trừ. Đồng thời Mỹ cũng rất quan tâm đến khu vực Đông Nam á. Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực đối với an ninh và sự thịnh vượng của mình. Mỹ coi Đông Nam á là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mặc dù thất bại ở Việt Nam khối SEATO sụp đổ, song mỹ vẫn duy trì ảnh hưởng của mình ở Châu á - Thái Bình Dương, ở Đông Nam á. Sự duy trì vai trò của Mỹ thông qua cam kết viện trợ hợp tác. Lợi ích của Mỹ lớn nhất ở đay là biển Đông một tuyến đường quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá.
Ngoài ra Mỹ còn có lợi ích chính trị đó là thúc đẩy quan niệm giá trị phương tây cổ vũ chế độ dân chủ ở khu vực Mỹ muốn các nước ASEAN phải theo chế độ chính trị theo kiểu Mỹ. Với vô số lợi ích ở khu vực này cho nên việc Mỹ gây ảnh hưởng của mình ở khu vực là rất yếu.
Đối với Liên xô, Đông Nam á là khu vực quan trọng tranh dành quyền bá chủ giữa Liên xô và Mỹ. Đây là hai siêu cường thế giới vận hành theo hai cực đối địch nhau gay gắt. Trong các cuộc chiến tranh Việt Nam, Liên xô luôn ủng hộ viện trợ cho việt nam chống Mỹ. Việt nam coi mối quan hệ với liên xô là ''hòn đá tảng''
Đông Nam á là nước láng giềng của Trung Quốc. Cũng là khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung quốc. Trọng điểm chiến lược ngoại giao của Trung quốc là ngoại giao nước lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Châu Âu, Nga, Nhật Bản, hai là ngoại giao các nước vùng quanh. Chính vì thế Đông Nam á có vị thế vô cùng quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung quốc. Lợi ích lớn nhất của Trung quốc là lợi ích chính trị và an ninh. Đông Nam á là "tấm bình phong" quan trọng ổn định biên giới xung quanh Trung quốc. Trong các cuộc chiến tranh Việt Nam, Trung quốc một mặt hỗ trợ vật chất cho Việt Nam để chống Mỹ nhưng mặt khác Trung quốc lợi dụng Việt Nam để làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam á
Đối với Nhật bản Đông Nam á là địa bàn quan trọng trong chính xác đối ngoại của Nhật bản. Vì đây là nơi cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường nguồn nhân công rẻ cho nền kinh tế Nhật bản, là địa điểm hấp dẫn mạnh đầu tư và buôn bán. Từ những năm 70 của thế ỷ XX Nhật bản đã biến Đông Nam á thành cơ sở sản xuất của mình ngoài ra Đông Nam á còn được coi là khu vực thuộc địa về kinh tế của Nhật bản.
Với một Đông Nam á đầy tiềm năng như vậy các nước lớn đã tìm thấy lợi ích của mình ở đây, do đó phải duy trì sự có mặt của mình ở khu vực bằng mọi giá.
Mặc dù tác động ở các nước lớn đối với khu vực rất mạnh mẽ sang ASEAN vẫn giữ một khoảng cách thích hợp để bảo vệ lợi ích bản thân và duy trì ổn định khu vực. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng là giữ được tương quan lực lượng ngăn chặn những tham vọng của bất kỳ nước lớn nào. Các nhà lãnh đạo của ASEAN cũng rất quan tâm đến sự ổn định trong nội bộ để phát triển kinh tế như thủ tướng Malayxia nói : "An ninh khu vực không chỉ là vấn đề khả năng quân sự, an ninh không tách rời ổn định chính trị, thành công về kinh tế và sự hài hoà về xã hội "...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Vấn đề hợp tác chính trị - an ninh ASEAN hiện nay

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top