arc_ngothanhhai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. ĐẶTVẤNĐỀ
Biện chứng và siêu hình là 2 phương pháp tư duy đối lập nhau của triết học. Siêu hình là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, không trong mối liên hệ phổ biến, không trong quá trình vận động và phát triển.
Dựa vào phương pháp siêu hình con người chỉ có thể nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sinh vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sinh vật ấy mà quên mất sự vận động của những sinh vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng. Siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái không biến đổi trong không gian, thời gian xác định nên nó chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
Trái ngược với phương pháp siêu hình, phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối quan hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy làđấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt. Nó phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Phương pháp tư duy biện chứng dần trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình hình thành và phát triển và phép biện chứng cũng không nằm ngoài qui luật đó cũng có quá trình phát triển riêng tương ứng với sự phát triển của tư duy con người thể hiện trong lịch sử triết học. Vậy tìm hiểu quá trình phát triển của phép biện chứng cũng là tìm hiểu về sự phát triển của tư duy loài người chúng ta. Chính nhờ những nguyên nhân đó mà tui đã lựa chọn đề tài tìm hiểu "Quá trình phát triển của phép biện chứng trong lịch triết học".
Về cơ bản phép biện chứng có ba giai đoạn phát triển được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó; phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
II. GIẢIQUYẾTVẤNĐỀ
1.Phép biện chứng tự phát:
Là phép biện chứng ngây thơ chất phát mang nặng tính trực quan được hình thành trên cơ sở quan sát tự nhiên, xã hội hay thông qua kinh nghiệm của bản thân. Chúng được thể hiện sắc nét trong triết học Trung hoa cổ - trung đại, triết học Ấn Độ cổđại và triết học Hi Lạp cổđại.
a. Triết học Trung hoa cổ trung đại:
Do nền triết học trung hoa cổđại ra đời vào thời kỳ quáđộ từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sửấy mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổđại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn, chính trịđạo đức của xã hội. Những tư tưởng biện chứng chỉđược thể hiện trong những luận giảng về sự biến dịch ở vũ trụ. Trong đó thuyết Âm Dương, Ngũ Hành là hai thuyết tiêu biểu nhất mang tính chất duy vật biện chứng của Trung Hoa bấy giờ.
Thuyết Âm Dương cho rằng lịch trình biến hoá của vũ trụ có khởi điểm là Thái cực. Từ Thái cực sinh ra Lưỡng nghi (âm dương) rồi Tứ tượng, rồi Bát quái. Trong đó 2 nguyên tốÂm - Dương là 2 nguyên tố ngược nhau nhưng không tồn tại biệt lập mà thống nhất, chếước lẫn nhau: âm cùng dương khởi, dương thịnh âm suy đặc trưng cho sự thống nhất của các khác biệt vàđối lập tạo nên sự thống nhất của vạn vật trong vũ trụ. Vậy theo quan niệm này thì vạn vật trong trái đất đều kết hợp từ chính các mặt và khác biệt tuân theo một quy luật tuần hoàn chung. Dựa vào quan niệm đó nên mọi sự biến đổi, mọi quá trình vận động đều phải tuân theo quy luật cân bằng trong Thái cực mà không có sự phát triển theo chiều hướng đi lên.
Quan niệm này một mặt là tư tưởng tiến bộ trong ý niệm cho rằng không có yếu tố thần linh hay thượng đế quyết định quy trình thay đổi của mọi sự vật, hiện tượng trong trời đất mà nó tự thân vận động theo quy luật của Thái cực. Thuyết đã có những kiến giải đúng và sâu sắc ở tầm khái quát đối với một số nguyên lý về quy luật hoạt động của vạn vật và con người nhưng còn hạn chế là chưa phát hiện được các nguyên lý của sự phát triển trong thế giới.
Thuyết Ngũ hành tập trung luận giải bản nguyên của vạn vật. Theo quan niệm này bản nguyên của vạn vật trên thế giới được biểu hiện ra vô cùng vô tận những tính chất khác nhau nhưng tất cảđều có thể quy về 5 nhóm tố chất cơ bản: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Theo quan niệm này 5 nhóm tố chất trên không tồn tại biệt lập nhau mà tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản: tương sinh, tương khắc, tương thừa và tương vũ.
Dựa vào thuyết Âm Dương, Ngũ Hành kết hợp làm một người xưa đã giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian từđó phát sinh ra quan điểm duy tâm dần biến hoá thành một thứ thần học đó là mặt hạn chế mà phép biện chứng Trung Hoa cổ trung đại chưa khắc phục được.
b. Triết học Ấn Độ cổđại
Triết học Ấn Độ là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo. Giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học ẩn dấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Vêda, Upanisad. Triết học đạo phật do Tất Đạt Đa sáng lập vào thế kỷ VI trước công nguyên ông được người đời tôn vinh là Thích ca Mâu ni. Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân - quả. Theo phật giáo nhân - quả là một chuỗi liên tục, không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quảấy. Mối quan hệ nhân quả này phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác. Thế giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, phật giáo cho rằng không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là vũ trụ không do thần linh, thượng đế sáng tạo ra còn vạn vật trong vũ trụ là sự kết hợp của 2 yếu tố Danh (tinh thần) và Sắc (vật chất). Mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các sự vật, hiện tượng khác, được quy định bởi các sự vật, hiện tượng khác.
"Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này diệt thì cái kia diệt."
Cũng từđây đạo phật đưa ra 2 luật trong luật nhân quả là vô ngã và vô thường. "vô ngã" cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ nhân duyên nên thành ra "có". "vô thường" cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: sinh - trụ - dị - diệt (sinh vật), thành - trụ - hoại - không (con người).
Đây là tư tưởng biện chứng chống lại đạo đại Bà la môn về sự tồn tại của cái tui - Át man bất biến. Phật giáo cũng có mặt tiến bộ trong quan niệm cho rằng sự vật động của vạn vật trong trời đất là do sự tương tác của các mặt đối lập chứ không do một thế lực siêu nhiên nào đó gây ra nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế nhất định nhưđạo phật vẫn mang nặng màu sắc bi quan trước cuộc đời thể hiện trong chu trình biến đổi của vạn vật.
d. Triết học Hi lạp cổđại:
Triết học Hi lạp cổđại ra đời trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên đặc biệt trên các lĩnh vực như toán học, vật lý học, thiên văn, thuỷ văn nên triết học thời kì này gắn kết hữu cơ với hữu cơ khoa học tự nhiên, hầu hết các nhà triết học duy vật đều là các nhà khoa học tự nhiên, sự ra đời sớm của chủ nghĩa duy vật mộc mạc, thô sơ và phép biện chứng tự phát.
Một trong những nhà triết học điển hình có tư tưởng biện chứng là Hêraclit (540 - 480 trước công nguyên). Hêraclit nhà triết học biện chứng với quan điểm biện chứng duy vật của mình đã lý giải toàn vẹn về bản thể luận và nhận thức luận trong đó vấn đề bản thể luận thìông cho rằng bản nguyên, biện chứng của thế giới là năng lượng (lửa). Năng lượng là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật. "Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái, tựa như trao đổi vàng thành hàng hoá và hàng hoá thành vàng". Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng. "Cái chết của lửa - là sựra đời của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước, tự cái chết của nước sinh ra không khí, từ cái chết của không khí - lửa, và ngược lại".
[Các nhà duy vật Hy Lạp cổđại, Nxb. Tư tưởng, Matxcơva, 1955, tr 48 (tiếng Nga)].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hungphut512

New Member
Re: Tiểu luận Quá trình phát triển của phép biện chứng trong lịch triết học

Bài viết rấy hay và bổ ích :D Mong ad chia sẻ nhiều bài viết hay hơn nữa :D
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Quá trình phát triển của phép biện chứng trong lịch triết học

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quá trình hình thành quy trình thiết kế tuyến Viba truyến dẫn thông qua dung sai tần số và băng thông phát xạ Khoa học kỹ thuật 0
D Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN Hóa học Luận văn Sư phạm 0
S Luận án Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1 Luận văn Kinh tế 0
C Chứng minh sự phát triển của hình thái kinh tế - Xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Luận văn Kinh tế 0
N Mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Luận văn Kinh tế 0
P Luận chứng vai trò của tri thức khoa học - Công nghệ với quá trình phát triển kinh tế tri thức Luận văn Kinh tế 0
C Mâu thuẫn cơ bản của quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
L Sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top