Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục
Trang
Lời giới thiệu 2
A. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 2
I. Vật chất 2
1) Phạm trù vật chất trong lịch sử 2
2) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất 3
3) Tính thống nhất vật chất của thế giới 5
4) Những cách tồn tại của vật chất 6
a. Vận động và đứng im 6
b. Không gian và thiời gian 7
II. Ýù thức 8
1) Nguồn gốc của ý thức 8
2) Bản chất 8
3) Kết cấu 9
a. Theo các yếu tố hợp thành 9
b. Theo chiều sâu nội tâm 10
III. Nội dung 11
1) Vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với nhân tố tinh thần 11
2) Vai trò của nhân tố tinh thần chủ quan 12
3) Ýù nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 12
B. Những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước và họat động kinh tế của con người 14
Lời kết 18

Lời giới thiệu
Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta. Với sự kiện này, nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi mỗi người dân phải có trách nhiệm hơn với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân dân là chủ thể của hội nhập, được hưởng những thành quả của hội nhập. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Từ đó cho thấy vai trò của mỗi con người ngày càng to lớn, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhưng làm thế nào để con người có thể nhận thức được đầy đủ, chính xác về thế giới và biết cách cải tạo nó phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước cũng như hoạt động kinh tế của con người rõ ràng là một vấn đề phức tạp. Khi tìm hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa Mác- Lênin một phần câu trả lời đã được tìm thấy…
A. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn- cách mạng của nó. Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ơû đây mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất.
I. VẬT CHẤT:
1. Phạm trù vật chất trong lịch sử triết học:
Triết học duy vật trước Mác đều cố gắng giải thích về nguồn gốc, bản nguyên đầu tiên của thế giới. Mỗi một nhà triết học đều quan niệm vật chất thông qua một dạng vật thể, vật chất cụ thể và coi nó là cơ sở, bản nguyên đầu tiên của mọi sự tồn tại. Chẳng hạn như trong triết học Trung Quốc cổ đại đã coi vũ trụ đựơc hình thành bởi ngũ hành và trong triết học Hy Lạp cổ đại thì Talet đánh giá là nước, Anaximen đánh giá là không khí, Hêracơlít đánh giá là lửa, Lơxíp và Đêmôcrit đánh giá là nguyên tử,…
Thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển mới của chủ nghĩa duy vật, nó mang tính khái quát và trừu tượng hơn; nhưng do những điều kiện hạn chế có tính chất lịch sử, nên nó cũng chỉ là phỏng đoán giả định và không thoát khỏi tình trạng qui vật chất thành dạng vật thể. Quan niệm đồng nhất vật chất là nguyên tử đã kéo dài và trở thành truyền thống trong tư duy của các nhà triết học duy vật và khoa học tự nhiên như: Galilê, Đềcáctơ, Newton tiếp tục khẳng định và phát triển. Song quan niệm về nguyên tử trong thời kỳ này và ngay cả đầu thế kỷ XIX đồng nhất nguyên tử với vật chất và với một thuộc tính phổ biến của vật thể là khối lượng là một quan niệm siêu hình. Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vật lý học đã có phát minh quan trọng đem lại những hiểu biết mới, sâu sắc hơn về nguyên tử, về cấu trúc thế giới vật chất:
1) 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X (đó là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn…)
2) 1896 Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Đã chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là bất biến, là cái không phải là không phân chia được và không thể chuyển hóa cho nhau, mà là cái có thể phân chia và giữa chúng có khả năng chuyển hóa cho nhau.
3) 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử. Điện tử là một trong những yếu tố tạo nên nguyên tử. Vì vậy nguyên tử không phải là đơn vị cuối cùng tạo nên thế giới vật chất.
4) 1901 Kaufman phát hiện ra hiẹân tượng khi vận động khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng. Như vậy đã bác bỏ quan niệm cho rằng khối lượng là bất biến,…
Sự đồng nhất vật chất với dạng cụ thể, với những thuộc tính của nó như quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác là có những hạn chế; làm cơ sở cho chủ nghĩa duy tâm chống lại chủ nghĩa duy vật khi họ cho rằng “vật chất tiêu tan”. Lênin chỉ ra rằng: không phải “vật chất tiêu tan mất”, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan, nghĩa là cái mất đi không phải là vật chất, mà chỉ là giới hạn của nhận thức của con người và kết cấu của nó mà thôi. Tuy vậy, chủ nghĩa duy vật có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại quan niệm của chủ nghĩa duy tâm coi cơ sở đầu tiên của tất cả mọi tồn tại là ý thức, là linh hồn hay lực lượng siêu nhiên, hay coi vật chất chỉ là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối”, là “sự phức hợp của cảm giác”. Song họ cũng không nêu lên được thuộc tính chung và phổ biến nhất của vật chất, mà đã đồng nhất vật chất vào một dạng cụ thể, thuộc tính cụ thể của nó. Sự phát triển của khoa học và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm đòi hỏi các nhà duy vật phải có quan điểm đúng đắn hơn về vật chất.
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất:
Trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (1906-1908), trên cơ sở phân tích cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX và phê phán chủ nghĩa duy tâm trong triết học cũng như kế thừa mang tính phê phán đối với quan niệm của triết học duy vật về vật chất, Lênin đã định nghĩa vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (TG nhấn mạnh).
Qua đó ta thấy được hai vấn đề quan trọng:
Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học. Khi định nghĩa phạm trù vật chất, Lênin cho rằng cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với “khái niệm” vật chất của khoa học tự nhiên về các đối tượng sự vật cụ thể, ở các tính độ kết cấu và tổ chức khác nhau. Lênin cũng chỉ ra rằng phương pháp định nghĩa vật chất với tính cách là một phạm trù khái quát trừu tượng và rộng nhất cuả hệ thống các phạm trù chung nhất, nên khi định nghĩa vật chất phải đối lập vật chất với ý thức và chỉ ra đặc tính chung và phổ biến nhất của vật chất là thực tại khách quan, để phân biệt sự khác nhau căn bản giữa vật chất và ý thức.
Thứ hai, vật chất là thực tại khác

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangvdb86

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước và hoạt động kinh tế của con người

link này hỏng rùi à admin, hixxx
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top