Download Tiểu luận Quá trình phát triển của bưu chính viễn thông Việt Nam – nhìn từ góc độ quy luật lượng - Chất miễn phí





Có thể nói sự tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý
sản xuất kinh doanh trong ngành Bưu điện là công việc hết sức khó khăn, lâu dài
và nếu thành công sẽ tạo điều kiện để mỗi đơnvị làm tốt hơn nhiệm vụ của mình:
Tổng cục Bưu điện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính viễn
thông; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam tập trung vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo sự thành công của mình. Chính
sự thay đổi này đã làm cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từng bước được đẩy lùi, thị
trường bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽhơn. Bưu điện Việt nam mà trong đó có
vai trò quyết định của VNPT đã đạt được những thành tựu quan trọng được Liên minh
Viễn thông Quốc tế xếp vào hàng ngũ những nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh
nhất thế giới, được bầu làm thành viên của Hội đồng Điều hành Liên minh Viễn
thông Quốc tế đồng thời là thành viên của Ban chấp hành Đại Hội đồng Điều hành
của Liên minh Bưu chính Quốc tế.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chúng ta phải
nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự
vật khác.
Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một
phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành
một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt
tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph.
Ăng ghen cho rằng, những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất
lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại.
Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 6
Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính. Các thuộc tính khác nhau có vị trí không
như nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp
những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật chỉ có
một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại
hay mất đi của bản thân sự vật.
Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu
thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi cách liên kết giữa các yếu tố cấu
thành sự vật đó. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật, mà xét riêng về
các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác
nhau về chất. Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự
thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật
nhưng không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó. Chẳng hạn, ngày nay do tiến
bộ khoa học – công nghệ, do đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động … mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với doanh nghiệp có xu hướng
giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa một bộ phận
cho những người lao động, trung lưu hóa một bộ phận đáng kể dân cư, nhưng chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại, quan hệ
giữa tư bản với lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, quan hệ quản
lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất tư nhân tư bản
chủ nghĩa quy định. Có thể nói, tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các
nước đó, chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản.
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự
thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi cách
liên kết giữa các yếu tố đó.
Tính xác định về chất của một loại đối tượng nào đó là tính như nhau của
các đối tượng đó. Giữa các đối tượng thuộc cùng loại có thể có sự khác nhau về
lượng. Chúng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, chúng có thể khác nhau về thể tích, về
đại lượng…
Như vậy ngoài tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có tính quy
định về lượng. Đối với các đối tượng cùng loại, lượng là cái nói lên mặt đồng nhất
giữa chúng. Trong thực tế, như trên đã đề cập, ngay các đối tượng cùng loại cũng
Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 7
có nhiều thuộc tính không như nhau. Từ những đối tượng vốn rất đa dạng đó,
muốn tìm ra sự đồng nhất để từ đó đi đến ý niệm về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu
tượng hóa, tư duy bỏ qua tất cả những sự khác nhau vốn có thật của các đối tượng
cùng loại.
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật
cũng như các thuộc tính của nó. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng,
trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển – tức là được thể hiện
trong các thuộc tính không gian, thời gian của các sự vật và hiện tượng.
Lượng cũng mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra hay
hủy bỏ được lượng của sự vật. Những đặc trưng về lượng (đặc biệt là đại lượng)
cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định.
Trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị
một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Thí dụ, trình độ giác ngộ cách
mạng, phẩm chất tư cách đạo đức của một người … Trong những trường hợp như
thế, để có tri thức đúng đắn về lượng phải có sự trừu tượng hóa cao với một
phương pháp khoa học.
Không chỉ chất mà ngay cả thuộc tính về chất cũng có tính quy định về
lượng. Do vậy, một sự vật có vô vàn lượng.
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
VÀ THAY ĐỔI VỀ CHẤT
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến
đổi. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một
giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật đó. Song sự
thay đổi của lượng chỉ chưa dẫn tới thay đổi của chất trong những giới hạn nhất
định. Vượt qua giới hạn đó, cũng có thể làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ
mất đi, chất mới ra đời.
Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 8
Giới hạn, trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những
thay đổi căn bản về chất được gọi là “độ”.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất,
nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn
bản về chất của sự vật.
Điểm mà tại đó, sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện được gọi là
“điểm nút”. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự
thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận
động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ
hình thành một đường nút của những quan hệ về độ.
Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là
“bước nhảy”. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai
đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính tiệm tiến, tính dần dần của sự
thay đổi về lượng nên các nhà siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại trong thực tế những
bước nhảy. Theo Hêghen, bất kỳ sự thay đổi nào về chất cũng là sự đứt đoạn của
tính tiệm tiến về lượng, đó là bước nhảy. Thừa nhận bước nhảy là điều kiện lý giải
đúng tính đa dạng về chất trong hiện thực, Lê Nin nhấn mạnh “Tính tiệm tiến mà
không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả “(1).
Sau khi ra đời, chất mới có tác động tr
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH CRACKING NHIỆT Khoa học kỹ thuật 0
T Tiểu luận quá trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định & qui chế ph Tài liệu chưa phân loại 1
C Tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và hướng phát triển của nó trong quá trình công ng Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tiểu luận: Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: cơ sở lý luận triết học của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top