over_like_1990

New Member
Download Tiểu luận miễn phí

A- MỞ ĐẦU
Sau khi đánh đuổi được đế quốc các thuộc địa, nhân dân ta đã bắt tay vào xây dựng đất nước. Trong những giai đoạn đầu nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn, khi đó ta lại áp dụng nền kinh tế theo kiểu quan liêu bao cấp, nên đất nước ta dù được giải phóng xong đời sống nhân dân vẫn còn khổ cực. Đứng trước tình trạng kinh tế như vậy Đảng ta đã quyết định đề ra đường lối mới, đổi mới toàn diện của Đại hội VI năm 1986. Đổi mới các hoạt động của nền kinh tế xã hội, đổi mới tư duy và thực hiện chiính sách mở cửa. Đến Đại hội VIII năm 1996 Đảng ta đã ra quyết định chuyển sang thời kỳ mới, đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đậi hoá. Tại sao Đảng ta lại ra quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá? Phải chăng điều đó nhằm làm cho đất nước ta có nền kinh tế phát triển đời sống nhân dân được Êm no hạnh phúc. Để có được điều đó chúng ta phải có được cơ sở vật chất tốt và có trong tay các công nghệ khoa học hiện đại đó là các yếu tố chủ yếu.
Tuy nhiên để có được các công nghệ khoa học hiện đại đó không ai khác là do chính con người tạo ra, chính con người phát minh ra chúng. Để tiến hành sản xuất ra của cải ta cần có các nhân tố con người, con ngươi bằng các công cụ của mình tác động vào tự nhiên tạo ra các sản phẩm để phục vụ chính bản thân con người. Do đó nhân tố con người rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nói riêng. Sau một rhời gian học tập nghiên cứu ở trường em cũng hiểu được một phần nào vai trò “nguồn nhân lực của con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta”.
Nh­ vậy có thể nói vấn đề nguồn lực con người trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đã được rất nhiều người ở các tầng lớp khac nhau đề cập nghiên cứu theo khía cạnh khác nhau.
Với một lượng kiến thức rất nhỏ học hỏi trong nhà trường và qua xã hội em cũng hiều được chút Ýt tầm quan trong của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nươc ta và nhân vật trung tâm đó là con người. Mục đích của em ngôài việc hy vọng rằng công trình nghiên cứu nhỏ của mình có thể góp một chút công sức vào công cuộc xây dựng đất nước và muốn cho mọi người thấy được tầm quan trọng của bản thân mình cần cho đất nước như thế nào. Ngoài ra em còng mong muốn qua đây chúng em - các sinh viên những người sẽ tiếp quản đất nước sau này, những người có thể học hỏi được các thông tin khoa học của thế giới hiểu ra mình cũng là những “nhân vật trung tâm”.
Đề tài mang tên “Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.” nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là con người và một vài hiểu biết về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Bằng một chút kiến thức để nghiên cứu đề tài này mà trọng tâm là nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá bằng các phương pháp lô gích duy vật biện chứng mà en đã học được trong môn triết học để vận dụng vào làm đề tài này.


B-Nội dung
I- Nguồn lực con người nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội:
1- Những hiểu biết về nguồn lực con người:
1.1 - Khái niệm chung về con người
Trong sự nghiệp phát triển của triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người. Các nhà triết học lại cho rằng con người là một xã hội thu nhỏ đường đời của mỗi con người được gọi là số phận và số phận bị quy định bởi ý chí của tạo hoá, còn trong hệ thống thế giới quan tôn giáo thì con người được coi là một thực thể nhị nguyên là sự kết họp giữa tinh thần và thể xác. Trong đó thể xác là cái nhất thời tinh thần là cái vĩnh viễn.
Theo quan niệm của Hêghen thì con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là bước cuối cùng của cuộc điều hành, của ý niệm tuyệt đối trên trái đất.
Theo Mác thì con người là động vật cao cấp nhất. Biết chế tạo ra công cụ sản xuất tác động vào tự nhiên tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình đồng thời đảm bảo cho xã hội tồn tại.
1.2- Bản chất của con người
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm quanh vấn đề bản chất con người diễn ra theo khuynh hướng nhất nguyện.
Các học thuyết triết học duy tâm coi tuyệt đôi hoá hoạt đông của đời sốngtinh thần, coi toàn bộ thế giới tinh thần bao gồm tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người như một thực thể bị chia cắt bởi quá trình tâm sinh học. Hêghen là người đầu tiên xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần khi nghiên cứu con người, ông đã phát hiện ra quy luật: Trong sự nghiệp phát triển của đời sống tinh thần, cá nhân cần thiết và tất yếu phải lặp lại trong hình thái, rút ngắn cô đọng trình độ cơ bản mà đời sống tinh thần đã trải qua.
Tuy nhiên Phơ-bách lại kết án Hê-ghen là giải thích duy tâm siêu nhiên về bản chất của con người. Đối với Phơ-bách thì ông quan niệm rằng: Vấn đề về mối quan hệ tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người vì chỉ có con người mới biết tư duy. Ông đã đem những thành tựu khoa học tự nhiên đặc biệt là sinh lý-tâm thần học của thời đại mình để chứng minh mối liên hệ không thể chia cắt được của tư duy với những qúa trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong sự phê phán quan niệm duy tâm của Hê-ghen về bản chất con người Phơ-bách đã mắc phải sai lầm tuyệt đối hoá mặt sinh học của con người, chia cắt con người ra khỏi các mối quan hệ xã hội hiện thực.
Ngoài ra Mác khẳng định rằng bản chất con người là sự tổng hoà các quan hệ xã hội trên nền tảng sinh học của nó, con người không phải là cái gì đồng nhất tuyệt đối về chất mà đó là sự đồng nhất bao hàm trong mình sự khác biệt giữa hai yếu tố đối lập nhau đó là:
- Con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên
- Con người với tư cách là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên
Mác đã nhìn nhận vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể và xem bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể trong quá trình phát triển. Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác với con vật. Mác phân biệt rõ ràng “về mặt thể xác con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên Êy, dù là hình thức thực phẩm như: nhiên liệu, quần áo, nhà ở...Về mặt thực tiễn tính con người biểu hiện ra chính là cái tính phổ biến, nó biến toàn bộ thế giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người”
Con người cũng có tính xã hội và nó có trước, bởi bản chất thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt đông sản xuất con người không thể tách khỏi xã hội. Tính xã hội là đặc điểm cơ bảnlàm cho con người khác với con vật.
Vậy bản chất con người không phải là cái gì đó đã kết thúc, đã hoàn thiện một lần là xong mà sự hình thành bản chất con người là quá trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình trước lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội vì:
- Nhu cầu tự nhiên là cơ sở vật chất phát sinh nhu cầu xã hội.
- Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là sự tổng hoà các quan hệ xã hội trên cơ sở nền tảng tự nhiên của con người.
- Nhu cầu tự nhiên của con người không phải là đại lượng không đổi mà nó ngày càng tăng theo sự tăng tiến của nền văn minh vật chất và tinh thần. Chính vì vậy bản chất của con người cũng không phải là cái đáinh ra một lần là xong mà nó là quá trình con người không ngừng tự hoàn thiện mình.

2- Một vài điều về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta:
2.1- Công nghiệp hoá hiện đại hoá là gì?
Công nghiệp hoá theo nghĩa chung và khái quát là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Trong lịch sử đã diễn ra hai loại công nghiệp hoá: Công nghiệp hoá Tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở các nnước kém phát triển. Hai loại công nghiệp hoá này giống nhau song giữa chúng có sự khác nhau nhất định về mục đích, cách tiến hành và sự chi phối về quan hệ sản xuất thống trị.
Ở nước ta công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ một nước sản xuất nhỏ công nghiệp lạc hậu, công nghệ và năng suất lao đông thấp thành một nước có cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến năng suất lao đông trong các ngành kinh tế quốc dân tăng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

DDuu

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quan điểm của triết học về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

xin hổi download ở đâu ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Quan điểm của triết học về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top