Bhanu

New Member

Download Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và phân tích vận dụng mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. NỘI DUNG 2
Chương I: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2
1. Phép biện chứng duy vật 2
2. Nội dung biện chứng về mối liên hệ phổ biến 3
2.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 3
2.2. Bản chất của mối liên hệ phổ biến 4
2.3. ý nghĩa của phương pháp luận 4
Chương II: Mối liên hệ giữa vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 5
1. Lý luận chung về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 5
11. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế hiệu quả 5
1.2. Đảm bảo 1 số yếu tố cần thiết cho sự phát triển hiệu quả và bền vững cũng như tự chủ kinh tế trong bất cứ hoàn cảnh nào 9
1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam 10
2. Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 14
2.1. Thực trạng xây dựng nền kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay 14
2.2. Giải pháp để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay 18
2.3. Những vấn đề đặt ra cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay 22
2.4. Biện pháp vượt qua thách thức trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 23
C. KẾT LUẬN 26
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g xây dựng kết cấu hạ tầng có hiệu quả, vượt qua những khó khăn trước mắt .
Phát triển một số nghành và cơ sở công nghiệp có vai trò nền tảng : Về lâu dàI, sức mạnh kinh tế của nước ta chủ yếu dựa vào công nghiệp . Phát triển công nghiệp vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa , hiện đại hoá. Sức mạnh kinh tế , khả năng tự chủ về kinh tế phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh trên thị trường cho nền phát triển công nghiệp phảI ưu tiên cho những ngành và sản phẩm có thể tạo ra sức cạnh tranh dựa trên thé mạnh, lợi thế của những sản phẩm , doanh nghiệp và quốc gia Việt Nam .
An toàn môI trường : Ngày nay , cùng với sự phát triển về kinh té thì vấn đề thị trường ngày càng được quan tâm trước những thách thức to lớn về sự suy thoáI, phá huỷ môI trường trên phạm vi toàn cầu . Nếu xẩy ra thảm họa về môI trường thì trước hết ảnh hưởng đến sức mạnh kinh tế và cuộc sống của nhân dân , đồng thời nếu có sự trợ giúp thì không loại trừ có những đIều kiện đối với ta .
1.3.Hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam
1.3.1.KháI niệm
Những năm gần đây xuất hiện thuật ngữ “ hội nhập kinh tế quốc tế ”. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì ? Trên thế giới có rất nhiều khái niệm, như :hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư ; hội nhập kinh tế quốc tế là từng bước tự do hoá các hoạt động kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế ; hội nhập kinh tế quốc tế là sự nỗ lực chủ động gắn kết nền kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thông qua việc tiến hành các biện pháp tự do hoá, mở của và tham gia các định chế quốc tế…Các cách tiếp cận trên đều đề cập đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là mở rộng các mối quan hệ kinh tế của quốc gia với thế giới bên ngoài, chưa đề cập đến bản chất hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, hội nhập kinh tế quốc tế là hoạt động kinh tế có tính chất toàn cầu mà ai cũng đều được tham gia, sự hội nhập kinh tế đem lại lợi ích và cả thiệt hại cho bất kỳ ai. Vì vậy các quốc gia chỉ tham gia hội nhập kinh tế một khi có được lợi ích, lợi ích ở đây xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Về thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là một quốc gia tham gia ngày càng sâu vào quá trình phân công lao động và trao đổi quốc tế, làm gia tăng các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được thực hiện đối với các nền kinh tế mở cửa.
Hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia phải tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Trong các tổ chức này, các nước thoả thuận và đưa ra các cam kêt ràng buộc về mở cửa thị trường và dành cho nhau những điều kiện ưu đãi trong quan hệ kinh tế thương mại nhầm phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước tìm kiếm một số những điều kiện nào đó mà họ có thể thoả thuận thống nhất được với nhau tạo ra sự công bằng trong quan hệ hợp tác kinh tế nhằm khai thác một cách có hiệu quả các khả năng của mỗi nước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia.
Mục tiêu của hội nhập là tạo thêm nguồn lực tạo thêm sức mạnh tổng hợp để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH theo định hướng XHCN thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Nội dung của hội nhập là phải tìm cách tham gia một cách đầy đủ trong các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới đặc biệt là các tổ chức thương mại thế giới (WTO), một sân chơi bị ràng buộc bởi các bộ luật gồm 22.000 trang. Đây là một nội dung rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi các nhà sản xuất trước hết là các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, khẩn trương và nghiêm túc.
Về hình thức hội nhập kinh tế quốc tế là đa phương và song phương không nên hiểu hội nhập là gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà quan trọng hơn là thiết lập các quan hê thương mại đầu tư khoa học kỹ thuật với từng nước.
1.3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế – Một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay
Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã chịu sự tác động sâu sắc của một loạt những xu thế mới. Đó là xu thế phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sồng kinh tế thế giới và xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại giúp cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. ngày nay, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đã ngày càng trở thành xu thế lớn phản ánh đòi hỏi, bức xúc của các quốc gia, các dân tộc vì sự phát triển kinh tế giữa các nước. Thế giới đang xây dựng nền kinh tế với những chính sách hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng. Khi toàn cầu hoá về kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách.
Thực tế cho thấy, dù muốn hay không thì cuối cùng các quốc gia trên thế giới đều phải đi đến hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Sự hội nhập đó càng sớm bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia đó có những bước tiến đáng kể, thể hiện sự chủ động sáp nhập nền kinh tế của mình vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhưng ngược lại nếu sự hội nhập đó là quá muộn sẽ đẩy quốc gia đó vào thế bị động trong hội nhập, các giải pháp và chính sách đưa ra để hội nhập đều mang tính chất chống đỡ, do đó hiệu quả của các chính sách đưa ra sẽ không cao; khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế không những không phát huy được những tác động tích cực mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực khó tránh khỏi.
Vậy tại sao các quốc gia cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế?
Trước hết xét ở phạm vi quốc tế, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều duy trì một nền kinh tế đóng, trên thế giới không có sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các nước thì nền kinh tế thế giới sẽ vô cùng trì trệ, kém phát triển, và có thể hiểu đó là một cỗ máy đang đi vào bế tắc, không có khả năng để tiếp tục vận hành, khi đó xã hội loài người sẽ không thể đạt đến trình độ văn minh như hiện nay. Việc các quốc gia cùng hội nhập, cùng tham gia liên kết kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu nói chung, và nền kinh tế mỗi quốc gia nói riêng, đồng thời nó còn là cơ sở cho việc phát triển những mối quan hệ kinh tế quốc tế và áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào công cuộc phát triển kinh tế của mỗi nước.
Còn xét ở phạm vi từng quốc gia, việc đóng cửa duy trì một nền kinh tế tự cung tự cấp sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quốc gia đó trên con đường phát triển của mình. Thực tế đã chứng minh, vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, sau khi đất nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế mang tính tập trung quan liêu bao cấp, không có cạnh tranh, không mở rộng thị trường, không làm nảy sinh nhu cầu kinh doanh, không hối thúc sự cần thiết phải tháo vát năng động và...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top