Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Bắt đầu với tờ báo chỉ là bản chép tay, đến những bản báo in đầu tiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử...
Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào Internet. Chính cách đưa thông tin đa chiều này đã giúp báo chí dần trở thành “quyền lực thứ tư” trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chúng ta có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí trong xã hội hiện đại là vô cùng lớn. Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ. Ngoài khả năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết cho giới trẻ.
Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu nghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển. Nhưng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây lại là một vấn đề nóng cần có quan tâm của toàn xã hội. Tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ lai căng, thiếu trong sáng, pha tạp của một bộ phận người trẻ. Do đó, báo chí phải đóng vai trò như một người dẫn đường trong công cuộc bảo tồn vào phát triển tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích vấn đề ngôn ngữ báo chí ở phần sau.

MỤC LỤC
I - TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ trang 3
1. Tính chính xác trang 3
2. Tính cụ thể trang 3
3. Tính đại chúng trang 4
4. Tính ngắn gọn trang 4
5. Tính định hướng trang 4
6. Tính biểu cảm trang 5
7. Tính khuôn mẫu trang 5
II - HAI LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TIÊU BIỂU trang 6
1. Báo in trang 6
2. Báo mạng điện tử trang 6
3. Kết cấu chung của một bài báo trang 7
4. Các lỗi sai thường thấy trang 8
a) Viết sai phụ âm hay nguyên âm trang 8
b) Lỗi sai về dấu thanh điệu trang 10
c) Lỗi về diễn đạt trang 10
5. Một số điểm cần chú ý trong ngôn ngữ báo chí trang 12
a) Viết tắt trang 12
b) Viết hoa trang 14
c) Dấu câu trong tiếng Việt trang 15
III - GÌN GIỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT TRÊN BÁO CHÍ trang 19
*Trách nhiệm của người làm báo trang 20
IV - KẾT LUẬN trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 22

I - CÁC TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trong quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập đến các sự kiện. Nếu không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng nhất của ngôn ngữ báo chí chính là có tính sự kiện. Chính nó đã tạo nên ở ngôn ngữ báo chí những tính chất cụ thể sau:
1) Tính chính xác:
Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Có thể đưa ra dẫn chứng: Sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tui chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung”. Rõ ràng từ “với” ở đây được dùng sai (vì cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần thay nó bằng từ “trong”.
2) Tính cụ thể:
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tường thuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ. Có như vậy người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo.
Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính…cụ thể). Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ như: “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”,…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hatrinhvna31

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Ngôn ngữ trên báo chí

b gửi cho mình tiểu luận này được k?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top