huucong246

New Member
Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Download Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai miễn phí





Với một bảng màu không rộng (chàm sẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ), người phụ nữ Mông ở Cát Cát đã kết hợp một cách hết sức tài tình, khéo léo và tỉ mỉ để tạo nên một tổ hợp những gam màu bắt mắt nhưng không chói.
Để tạo được màu chàm sẫm, người ta phải tiến hành nhiều công đoạn, từ luộc sợi lanh với tro được đốt ra từ loài gỗ “tống quán sủ”, ngâm sợi trong nước chàm và củ nâu nhiều lần. Để làm tăng thêm độ bóng, họ miết sáp ong vào vải và mài lên đá.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

bao giờ người ta cũng nhúng qua nước lã cho vải ngấm nước đều, rồi mới nhúng vào ngâm trong thùng nước chàm khoảng 30 phút đến 1 giờ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại nhúng tiếp, cứ như vậy đến tối thì vớt ra để qua đêm. Sáng hôm sau, người phụ nữ Mông mang vải đã nhuộm hôm trước đi giặt qua nước lã rồi đem phơi, sau đó lại cho vào ngâm tiếp. Cứ thế, 6 – 7 ngày thì vải sẽ có màu chàm đen sẫm (nếu chàm tốt) nhưng cũng có khi phải nhuộm từ 10 – 30 ngày (nếu chàm không tốt). Vì vậy, cao chàm thường chỉ để được 1 năm. Quá thời gian đó cao sẽ bị chua, khi nhuộm sẽ không ăn vào vải.
- Nhuộm các màu khác
Ngoài màu chàm (gồm đen và xanh lơ), vốn thuốc nhuộm cổ truyền của người Mông còn có cả mầu vàng và mầu đỏ.
Màu đỏ trước đây được nhuộm từ cánh kiến hay một loại lá cây gọi là thuốc quả ớt (yuôx cuô txtaoz). Sở dĩ gọi như vậy là vì lá cây khi ngâm vào nước để khoảng 5 phút sau thì nước sẽ chuyển sang màu đỏ. Còn muốn tạo ra màu vàng theo truyền thống, người Mông ở Cát Cát trước đây dùng cây măng đằng - một loại cây dây leo, lá nhỏ và tròn, màu xanh bóng, không ăn được. Để nhuộm vải và sợi, người Mông dùng rễ của cây này rửa sạch, băm cho nhỏ rồi cho vào nồi đun với nước nhiều lần cho đến khi nước cây cô lại, đổ vào bát qua một tấm vải lọc, vắt ra cho hết nước. Nếu muốn màu vàng nhạt thì chỉ đun 1 – 2 lần. Nếu muốn có màu vàng sẫm hay màu da cam thì đun đi đun lại nhiều lần để cho nước bốc hơi làm giảm thành phần của nước và tăng thành phần của chất tạo màu nên càng đun, nước sẽ càng cho màu vàng sẫm. Do màu được tạo từ cây này rất bền màu nên người Mông ở Cát Cát trước đây rất thích sử dụng. hay người ta cũng có thể sử dụng cây pangx châux: là một loại cây lá to, nhọn, có nhiều lông trắng, hoa mọc thành chùm mầu trắng. Loại cây này cũng dùng để tạo ra mầu vàng nhưng do mầu không bền nên ít được sử dụng.
1.3. Kỹ thuật chế tác đồ trang sức:
Đồ trang sức trước đây được người Mông ở Cát Cát chế tác tại thôn hay đi thuê những người “thợ kim hoàn” ở thôn khác làm. Vì đây là một nghề phụ nên người “thợ kim hoàn” Mông thường đánh đồ trang sức vào lúc thu hoạch lúa gần xong hay những lúc thời gian rỗi rãi, thường là vào tháng 10 và tháng 11 âm lịch, gần vào đến tết của người Mông.
Bộ công cụ chế tác đồ trang sức của người Mông ở Cát Cát có bễ thổi (puz), lò nung (kha truz đăcl khlâuz), khuôn đúc (chzôr), nồi nấu kim loại (jak) và các loại kìm (chax), búa (châux). Những người thợ chế tác đồ trang sức đều là những người thợ rèn có tay nghề cao nên hầu hết các công cụ này đều do chính người đó tự chế tạo.
Bễ thổi lò rèn của người Mông được làm bằng các loại gỗ thuộc họ khoả tử như pơ mu, thông… Các loại gỗ này nhẹ, ít bị nứt nẻ, khi đục không bị vỡ (người Mông thường gọi chúng là ntông đăngx lăng). Khi muốn làm ống bễ, người ta chọn đoạn gỗ tròn dài 1,5 m, tiết diện 25 – 30 cm. Thân bễ được khoét rỗng, thành dầy 3,5 – 5 cm. Dọc theo chiều dài đoạn ống, người ta đục một rãnh nhỏ làm đường dẫn gió vào lò nung. Hai đầu ống được bịt kín bằng 2 miếng gỗ tròn có đường kính bằng với đường kính của lòng bễ. Pít tông được làm bằng một mảnh gỗ tròn có đường kính vừa khít độ rỗng của ống bễ, dày 5 – 7 cm. Đôi khi người ta làmm bằng vải cũ có bịt lông gà; cán làm bằng gỗ hay tre. Hiện nay người ta làm bằng thép tròn xuyên qua một đầu nắp gỗ. Pít tông có tác dụng hút và nén gió thổi vào lò. Ống bễ được đặt ngang lò với độ cao vừa phải, sao cho người ta có thể đứng đẩy pít tông một cách dễ dàng và tiết kiệm lực nhất. Lò nung được đắp bằng đất sét, cao chừng 1 m, rộng 0,6 m; dài 0,8 m; thành lò dày 25 – 30 cm, xung quanh có ốp gỗ, đường kính miệng lò khoảng 20 cm.
Nồi nấu kim loại của người Mông ở Cát Cát được làm bằng đất sét trắng trộn với cát và lông gà. Khuôn đúc làm bằng đá, có hai rãnh. Rãnh to dài dùng để đúc vòng tay, nhẫn, hoa tai. Để làm đồ trang sức, trước tiên người ta phải xếp củi, than vào lò, mồi lửa rồi kéo bễ thổi lửa. Khi than trong lò đã đượm, người thợ chính mới đặt nồi nấu trong có bạc, đồng hay nhôm vào đun cho nóng chảy, sau đó dùng kìm cặp nồi đổ kim loại nóng chảy vào khuôn đúc thành một thanh dẹt. Miếng kim loại này sẽ được đưa vào lò nung sau đó mới được uốn, rèn thành các loại đồ trang sức. Cuối cùng người ta dùng đục nhỏ để chạm khắc hoa văn theo ý muốn.
2. KỸ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC
2.1. Kỹ thuật tạo dáng cho trang phục
Cũng như các dân tộc khác, việc tạo dáng trang phục của người Mông ở Cát Cát vừa có mục đích làm đẹp cho con người, vừa để phù hợp với môi trường mà họ đang sinh sống, lao động sản xuất hay các hoạt động văn hoá xã hội khác.
Trang phục phụ nữ là bộ trang phục phản ánh rõ nhất đặc trưng tộc người. Người phụ nữ Mông ở Cát Cát mặc áo dài rộng trùm ra ngoài váy (hay quần). Ở giữa thắt lại bằng thắt lưng làm tôn thêm đường cong của khuôn ngực. Áo may hai lớp, có thể thấm mồ hôi khi mùa hè, giữ ấm về mùa đông.
Chiếc váy của người phụ nữ Mông được xếp nếp không chỉ tạo cho người phụ nữ có vẻ đẹp duyên dáng mà còn thuận tiện cho sinh hoạt ở môi trường núi cao như leo dốc, lên - xuống ngựa. Váy được cấu tạo bởi ba phần chính. Sau khi thêu và in sáp ong mới được ghép lại với nhau. Trong đó, kỹ thuật chiết nếp (có tới 400 – 500 nếp gấp) khiến cho váy có thể xoè rộng cộng thêm việc chất liệu tạo vải lanh đã tạo cho y phục Mông những nét rất riêng so với các dân tộc khác ở nước ta về không chỉ chất liệu mà còn cả đường nét, mầu sắc và hoa văn. Thân váy in hoa văn, gấu váy thêu và ghép nhiều hoạ tiết tạo thành các băng giải ngang rộng từ 15 – 20 cm. Phía trước và phía sau váy là hai tấm vải che thân (tạp dề) hình chữ nhật khổ 75 – 35 cm (ngày nay, tạp dề chỉ được mặc cho người chết). Hai tấm vải che thân này chính là đồ án trang trí các hoạ tiết hoa văn độc đáo và rực rỡ. Thắt lưng của phụ nữ Mông là miếng vải rộng khoảng 8 cm và dài 100 – 120 cm, đoạn giữa của thắt lưng được thêu các màu đẹp, cuốn ngang bụng, tôn thêm vẻ đẹp của phụ nữ, Xà cạp cuốn chân màu chàm nhưng dây buộc ngoài cũng thêu hoa văn nhỏ li ti. Như vậy, cả bộ trang phục phụ nữ Mông đều được điểm xuyết những dải hoa văn rực rỡ khiến cho cả bộ trang phục nổi bật lên và tạo ra đặc trưng rất riêng biệt. Cũng là mầu chàm như nhiều dân tộc khác, nhưng mầu chàm của vải lanh cứng cỏi, sắc nét hơn so với mầu chàm của vải bông hay vải sồi. Cũng là cách xếp nếp nhưng nếp váy lanh khoẻ khoắn, mạch lạc, óng ả và tươi tắn hơn. Vì vải lanh rất nặng nên mỗi khi người phụ nữ bước đi, chiếc váy chao qua, chao lại càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng, uyển chuyển, nhịp nhàng đầy nữ tính. Sự rung rinh đều đặn của chiếc váy theo những bước chân uyển chuyển của người phụ nữ Mông kết hợp với những âm thanh phát ra từ các đồ trang sức bằng kim loại đã làm cho bộ nữ ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật nghiên cứu công nghệ sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp có sử dụng nguyên tố đất hiếm màu và tạo màu Nông Lâm Thủy sản 0
X Tìm hiểu một số kỹ thuật tạo mô hình 3D Luận văn Kinh tế 0
V Đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của Tổng công ty công nghiệp tàu thu Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật của VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
A Tác động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong đối với hoạt động đào tạo tại Học viện Kỹ thuật quân Luận văn Sư phạm 2
H Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty Điện Lực Hải Dương Luận văn Kinh tế 1
S Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty TNHH SANKOH Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Luận văn Kinh tế 0
H Tạo động lực làm việc tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật Luận văn Kinh tế 1
D NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA LAI 2, 3 DÒNG CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC VÀ ĐỒNG BẰNG Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top