lolita_lee

New Member
Đề tài Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao)

Download Đề tài Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao) miễn phí





Trong Lý thuyết Hệ thống, một hệ thống bao gồm các nhóm hoạt động hay các bộ phận có tương tác thường xuyên và phụ thuộc lẫn nhau. Có một số nguyên lý chung cho các hệ thống. Ví dụ: Nguyên lý xem xét hệ thống trong một môi trường cụ thể; khi đó, hệ thống là tập hợp các phần tử có tương tác lẫn nhau, thể hiện trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong môi trường như một thể thống nhất.
Một nguyên lý quan trọng khác của Lý thuyết Hệ thống là tính động của “đường biên” hệ. Khi tiến hành một công việc, chúng ta có thể phải tạm thời thu nhỏ hay mở rộng hệ thống (thu nhỏ hay mở rộng phạm vi công việc) đã xác định.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ợc chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý.
Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung của các hệ thống", một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của công đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác.
Trong chương trình xây dựng lý luận của mình ông đã chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản của nó.
Thứ nhất, làm sáng tỏ những nguyên tắc và quy luật chung hành vi của các hệ thống, không phụ thuộc vào bản chất của các thành tố và của các quan hệ giữa chúng.
Thứ hai, xác lập những quy luật tương tự của khoa học tự nhiên nhờ tiếp cận hệ thống đối với các khách thể sinh học, xã hội.
Thứ ba, tạo ra sự hợp thức khoa học hiện đại trên cơ sở làm rõ tính tương đồng của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Các nhiệm vụ này dẫn đến sự thay đổi nội dung trên cơ sở những quan niệm hệ thống (chỉnh thể), chức năng, cấu trúc. Chính điều này đã tạo ra những tiền đề phương pháp luận để hình thành hệ thống khái niệm mới với nội dung xác định và với quan hệ đã cho một cách rõ ràng với những chuyển đổi giữa chúng. Tổ hợp các khái niệm hệ thống là bộ khung khái niệm khởi điểm, tạo ra sơ đồ nguyên nguyên tắc của sự phân chia khách thể.
Hệ thống - khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình.
Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một cách phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Vi điều này,
Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác.
Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó là cơ sở ổn định của hệ thống.
Quan điểm toàn thể: là quan điểm nghiên cứu của lý thuyết hệ thống
1. Khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải tôn trọng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần: vật chất có trước tinh thần, tinh thần tác động trở lại vật chất
2. Các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, luôn có sự tác động qua lại và chi phối lẫn nhau. Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu, tính nhân quả.
3. Các sự vật luôn vận động, không ngừng biến đổi cũng như môi trường xung quanh nó.
4. Động lực chủ yếu quyết định sự phát triển của các hệ thống nằm bên trong hệ thống, do phần điều khiển của sự vật quyết định.
Trong Lý thuyết Hệ thống, một hệ thống bao gồm các nhóm hoạt động hay các bộ phận có tương tác thường xuyên và phụ thuộc lẫn nhau. Có một số nguyên lý chung cho các hệ thống. Ví dụ: Nguyên lý xem xét hệ thống trong một môi trường cụ thể; khi đó, hệ thống là tập hợp các phần tử có tương tác lẫn nhau, thể hiện trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong môi trường như một thể thống nhất.
Một nguyên lý quan trọng khác của Lý thuyết Hệ thống là tính động của “đường biên” hệ. Khi tiến hành một công việc, chúng ta có thể phải tạm thời thu nhỏ hay mở rộng hệ thống (thu nhỏ hay mở rộng phạm vi công việc) đã xác định.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực tư duy hệ thống được phát triển để cung cấp kỹ thuật nghiên cứu hệ thống theo cách “tổng thể”, bổ sung cho phương pháp “chia nhỏ” truyền thống. Bằng cách đó, các tác giả của Lý thuyết Hệ thống hiện đại hy vọng có thể mở rộng các phương pháp tiếp cận của khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội.
1.1.3.2. Ứng dụng của lí thuyết hệ thống
* Ứng dụng chung
Phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích hệ thống nói riêng, Lý thuyết Hệ thống nói chung là rất rộng. Nói chung đó là một phương pháp khoa học để giúp xử lí những vấn đề phức tạp , khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên cứu, nhiều phương diện phải xem xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án khác nhau phải cân nhắc, so sánh, lựa chọn, mà thông tin có được thì không đầy đủ như mong muốn. Có thể chia các vấn đề thực tế ra làm ba loại:
Thứ nhất là những vấn đề mang nhiều quan hệ định lượng có thể diễn tả bằng ngôn ngữ toán học chặt chẽ, tức là những vấn đề có thể “hình thức hóa” được (còn gọi là những vấn đề “cấu trúc chặt”). Đối với loại này thì vận trù học là công cụ áp dụng rất có hiệu quả.
Thứ hai là những vấn đề mang nhiều quan hệ định tính, khó có thể “hình thức hóa” được (các vấn đề “phi cấu trúc”). Đối với loại này thì toán học ở trình độ hiện nay chưa dùng được mấy mà chủ yếu phaiả dùng các khoa học khác, cùng với kinh nghiệm, trực quan của người hoạt động thực tế.
Thứ ba là những vấn đề trung gian giữa hai loại trên, vừa có cả những yếu tố định lượng, tức là những vấn đề có thể “hình thức hóa” nhưng không hoàn toàn (các vấn đề “cấu trúc yếu”). Đây là loại khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật, kinh tế, tự nhiên, xã hội thì phương pháp phân tích hệ thống thường rất thích hợp. Ở đây, bằng cách kết hợp các phương pháp toán học chính xác và kĩ thuật máy tính hiện đại với các thủ tục phi hình thức khác nhau và kinh nghiệm thực tiễn của chuyên gia giữa các ngành hữu quan người ta có thể đạt tới những hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng và tìm ra những giải pháp có hiệu quả mà bằng những giải pháp thông thường ngay cả với những người thông minh nhất cũng khó nghĩ ra được.
Đương nhiên cách phân biệt ba loại vấn đề như trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì toán học và kĩ thuật máy tính điện tử để xử lí thông tin ngày càng phát triển thỉ khả năng nghiên cứu và xử lí các hiện tượng thực tế bằng các công cụ ấy càng tăng thêm.
* Ứng dụng trong dạy - học Địa lí ở trường THPT
Bản thân khoa học Địa lí là một khoa học đa ngành (hai nhánh chính theo quan niệm của trường phái Địa lí Xôviết là: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội). Bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông nói chung, trong trường THPT nói riêng phản ánh nội dung, cấu trúc của ngành khoa học tương ứng. Xét theo nội dung, có thể chia môn Địa lí ở trường THPT làm hai mảng: Địa lí tự nhiên (Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí tự nhiên khu vực, Địa lí tự nhiên Việt Nam) và Địa lí kinh tế -...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top