Download Báo cáo Định hướng, bảo vệ và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam miễn phí





Tình hình quản lý quỹ đất chưa sử dụng
- Trong tổng số 9.308.526 ha đất chưa sử dụng hiện có đã có 2.739.188 ha, chiếm 29,4% tổng diện tích đất chưa sử dụng hiện đã được Nhà nước giao cho chủ cụ thể, Trong đó hộ gia đình và cá nhân đang trực tiếp quản lý 1.205.738 ha, tổ chức kinh tế 844.897 ha, nước ngoài và liên doanh nước ngoài 13.064 ha, Ủy ban nhân dân xã quản lý sử dụng 389.848 ha, các tổ chức khác 285.641 ha.
- Còn 468.868 ha,, chiếm 5% diện tích đất chưa sử dụng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bao chiếm chủ yếu phục vụ cho việc du canh hàng năm tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền núi Bắc Bộ (46%), Tây Nguyên (28%) Duyên Hải Nam Trung Bộ (13,2%).
- Trên 70% diện tích đất chưa sử dụng còn lại hiện nay là diện tích chưa giao, chưa cho thuê, chưa có chủ cụ thể.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đồi núi chưa sử dụng từ 30.000-50.000 ha/huyện thuộc 24 tỉnh: 20 huyện của 12 tỉnh Miền núi Trung du Bắc Bộ, 10 huyện của 4 tỉnh Bắc Trung Bộ, 10 huyện của 6 tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, 5 huyện của 2 tỉnh Tây Nguyên.
+ 20 Huyện có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng từ 50.000-75.000 ha/ huyện thuộc 12 tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kom Tum, Gia Lai.
+ 11 Huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 75.000-100.000 ha/ huyện thuộc 7 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Nam.
+ 8 Huyện có diện tích đất chưa sử dụng trên 100.000 ha/ huyện: Than Uyên (Lào Cai) 119.165ha, Sìn Hồ (Lai Châu) 120.000 ha, Mường Lay (Lai Châu) 194.437 ha, Điện Biên (Lai Châu) 104.184 ha, Mường Tè (Lai Châu) 274.600 ha, Kỳ Sơn (Nghề An) 135.340 ha.
Đất bằng chưa sử dụng: Có quy mô nhỏ, phân tán.
99 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 1.000-3000 ha/ huyện thuộc 38 tỉnh.
- 20 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 3.000-5.000 ha/ huyện thuộc 14 tỉnh.
+ 10 Huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 5.000-7.000 ha/ huyện thuộc 9 tỉnh
+ 6 huyện có diện tích đất chưa sử dụng từ 7.000-10.000 ha/ huyện: Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Phong Điền (Thừa thiên - Huế), Thăng Bình (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận), Dương Minh Châu (Tây Ninh), Hòn Đất (Kiên Giang).
9 huyện có diện tích đất chưa sử dụng trên 10.000 ha/ huyện: Thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) 13.689 ha, Ninh Phước (Ninh Thuận) 12.436 ha, Bắc Bình 14.635 ha, Tánh Linh 17.037 ha, Hàm Thuận Nam 17.719 ha, (Bình Thuận), Iagrai (Gia Lai) 11.235 ha, Eakar (Đăk Lak) 15.492 ha, Kiên Lương (Kiên Giang) 16.528 ha, Ngọc Hiển (Cà Mau) 14.215 ha.
Qua bước đầu tổng hợp kết quả điều tra, kiểm kê đất chưa sử dụng cho thấy diện tích đất chưa sử dụng hiện nay hết sức phân tán, manh mún, đặc biệt là đất bằng, đất mặt nước chưa sử dụng.
3.3. Tình hình quản lý quỹ đất chưa sử dụng
- Trong tổng số 9.308.526 ha đất chưa sử dụng hiện có đã có 2.739.188 ha, chiếm 29,4% tổng diện tích đất chưa sử dụng hiện đã được Nhà nước giao cho chủ cụ thể, Trong đó hộ gia đình và cá nhân đang trực tiếp quản lý 1.205.738 ha, tổ chức kinh tế 844.897 ha, nước ngoài và liên doanh nước ngoài 13.064 ha, Ủy ban nhân dân xã quản lý sử dụng 389.848 ha, các tổ chức khác 285.641 ha.
- Còn 468.868 ha,, chiếm 5% diện tích đất chưa sử dụng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bao chiếm chủ yếu phục vụ cho việc du canh hàng năm tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền núi Bắc Bộ (46%), Tây Nguyên (28%) Duyên Hải Nam Trung Bộ (13,2%).
- Trên 70% diện tích đất chưa sử dụng còn lại hiện nay là diện tích chưa giao, chưa cho thuê, chưa có chủ cụ thể.
3.4. Sơ Bộ đánh giá khả năng đất chưa sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
* Theo kết quả Tổng kiểm kê đất đai năm 2000:
Trong quá trình điều tra khảo sát từ thực địa, căn cứ vào các điều kiện, cụ thể của mỗi địa phương. Từng đơn vị hành chính cấp xã đã tự xác định khả năng sử dụng của từng khoanh đất vào mục đích phù hợp.
Tổng hợp những định hướng từ cơ sở, toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng cả nước được đánh giá sơ bộ về hướng sử dụng như sau:
- 11,4% tổng diện tích đất chưa sử dụng có khả năng khai thác để sử dụng vào mục đích nông nghiệp (khoảng 1.050.000 ha). Trong đó:
Cây hàng năm
488.880 ha
bằng 5,26 %
Cây lâu năm
425.420 ha
bằng 4,58 %
Đồng cỏ chăn thả
135.888 ha
bằng 1,46 %
Nuôi trồng thủy sản
95.820 ha
bằng 1,03 %
- 76% tổng diện tích đất chưa sử dụng, khoảng 7.077.000 ha một phần có thể sử dụng ngay vào mục đích lâm nghiệp. Trong đó có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh trên 3.000.000 ha bằng 33,5%, một phần lớn diện tích còn lại trên 3.900.000 ha có thể cải tạo khoanh nuôi một phần, nhưng nhiều nơi ở quá xa khu dân cư và đồi núi cao khó có khả năng trồng rừng, bằng 42,5% đất chưa sử dụng.
* Thực hiện Quyết định 90/QĐ-TTg: Các địa phương đang tiến hành điều tra kiểm kê đất chưa sử dụng, cụ thể, chi tiết đến từng khoanh đất để đánh giá đúng khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và chương trình nuôi trồng thủy sản đến 2010. Tổng cục cùng các cấp, các ngành đang khẩn trương đẩy mạnh chỉ đạo tổ chức thực hiện để tổng kết và báo cáo Chính Phủ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa sử dụng năm 2000 theo yêu cầu tại Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 12/2000.
3.5. Từ tổng hợp ban đầu kết quả điều tra kiểm kê đất chưa sử dụng cho thấy:
- Quỹ đất chưa sử dụng cả nước còn 9.308.526 ha, chiếm 28,27% tổng diện tích tự nhiên cả nước; Trong đó đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 82,99% đất bằng chưa sử dụng chiếm 6,35%; đất mặt nước chưa sử dụng chiếm 1,6%.
Đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng quỹ đất này vào mục đích lâm nghiệp; đất có khả năng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh là 3,1 triệu ha; phần diện tích còn lại 3,9 triệu ha là đồi núi trọc xa khu dân cư khó có thể trồng rừng; vào mục đích nông nghiệp là 1,05 triệu ha và nuôi trồng thủy sản là 95.000 ha.
Từ đó cho thấy quỹ đất chưa sử dụng đáp ứng được yêu cầu khoanh nuôi trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều đáng chú ý là:
- Trên 80% quỹ đất chưa sử dụng tập trung ở các vùng Miền núi Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên là những vùng có điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, mặt khác đất chưa sử dụng thường ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, phân tán manh mún, quy mô nhỏ, điều kiện khai thác nuôi trồng hết sức khó khăn.
- Việc quản lý quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều hạn chế, thiếu bản đồ hồ sơ địa chính. Nhà nước mới giao 20% diện tích đất chưa sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng; còn lại là chưa giao, chưa cho thuê.
II. KẾT QUẢ TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI CHƯA SỬ DỤNG NĂM 2000 (TÍNH ĐẾN 31/3/2001) (THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 90/QĐ NGÀY 27/1/2000 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ)
1. Quy mô diện tích và phân bổ đất chưa sử dụng
1.1. Tổng quỹ đất chưa sử dụng và sông suối: 9.870.908 ha, chiếm 29,97% tổng diện tích trong địa giới toàn quốc.
Trong đó:
Đất bằng CSD
568.619 ha, chiếm 5,76% tổng diện tích đất CSD
Đất đồi núi CSD
7.552.914 ha, chiếm 76,52 % tổng diện tích đất CSD
Đất có mặt nước CSD
152.021 ha, chiếm 1,54 % tổng diện tích đất CSD
Sông suối
742.038 ha, chiếm 7,52 % tổng diện tích đất CSD
Núi đá không có rừng cây
633.347 ha, chiếm 6,42 % tổng diện tích đất CSD
Đất chưa sử dụng khác
221.969 ha, chiếm 2,25 % tổng diện tích đất CSD
Diện tích 3 loại đất chính là đất bằng, đất đồi núi, đất có mặt nước chưa sử dụng 8.273.554 ha bằng 83,82% tổng quỹ đất chưa sử dụng. Sông suối và núi đá có diện tích 1.375.385 ha bằng 13,93% tổng quỹ đất chưa sử dụng và các loại đất chưa sử dụng khác có 221.969 ha bằng 2,25% tổng quỹ đất chưa sử dụng.
Đối với 3 loại đất chưa sử dụng trên (chiếm 84%) được xác định cụ thể về vị trí và quy mô diện tích trên địa bàn từng xã và chi tiết với từng khoảnh thửa và được thể hiện trên bản đồ nền có th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo Thí nghiệm hóa dầu - Xác định nhiệt độ chớp cháy cốc kín Khoa học Tự nhiên 0
B Báo cáo thực tập tại nhà máy bia NaDa - Thành phố Nam Định Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện kiểm toán thuế trong kiểm toán Báo cáo tài chính ở Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
E Hệ thống Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vina Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Ki Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công t Luận văn Kinh tế 0
Z Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
M Lý luận chung về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kế toán & Kiểm toán 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top