dory1588

New Member
Link tải miễn phí luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 7
1.1. Quan điểm Macxít 7
1.2. Lý thuyết xã hội học sức khỏe - bệnh tật theo quan điểm K.Marl - Engels 7
1.3. Lý thuyết hành động xã hội 9
2. Khái niệm công cụ 10
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12
4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 15
4.1. Nguồn gốc dân tộc La Hủ 15
4.2. Phân bố dân tộc La Hủ 16
4.3. Điều kiện tự nhiên nơi cư trú của dân tộc La Hủ 16
4.3.1. Vị trí địa lý 16
4.3.2. Khí hậu thời tiết 17
4.3.3. Địa hình, đất đai vùng dân tộc La Hủ cư trú 17
CHƯƠNG II: 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
1. Vấn đề kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở 18
1.1. Thực trạng hoạt động của các trạm y tế 18
1.2. Số lượng cán bộ y tế tại các xã 20
1.3. Nơi khám bệnh 23
2. Thực trạng chăm sóc bà mẹ – trẻ em 25
2.1. Về nơi sinh đẻ 26
2.2. Tình hình thuốc uống và tiêm phòng của trẻ em 28
2.3. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng 30
3. Vệ sinh môi trường 31
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 36
1. Kết luận 36
2. Khuyến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DÂN TỘC LA HỦ 40

1. Lý do chọn đề tài
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Trước tiên để phát triển con người toàn diện thì cần có một sức khỏe tốt, nếu không có một thể lực mạnh khỏe thì khó có thể làm được việc gì. Hồ Chí Minh cũng đãn rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mõi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội thúc đẩy đất nước phát triển.
Vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân đang là mối quan tâm của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và được thể hiện nhất quán trong nghị quyết Trung ương khóa VII là: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của chính quyền, …”.
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 có đưa ra mục tiêu chung là : Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. (12)
Đặc biệt là việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người cùng kiệt nói chung và người cùng kiệt dân tộc thiểu số nói riêng, được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đặc biệt quan trọng là các văn bản về đảm bảo quyền được khám chữa bệnh và tăng cường khả năng tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ y tế của mọi người dân thông qua các chính sách phát triển bảo hiểm y tế và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Như:
Quyết định 135/1998/QĐ - TTg năm 1998, được Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa.
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 186/2001/QĐ - TTg về chương trình phát triển kinh tế xã hội cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn, đó là: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La và Lai Châu.
Năm 2002, ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 06 – CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong đó nêu rõ: “cần xây dựng các chính sách y tế ưu tiên cho người dân sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao sức khỏe người dân”.
Được sự quan tâm ngày càng nhiều của Đảng và Nhà nước, trên thực tế là, tại rất nhiều xã miền núi các trạm y tế với đội ngũ thầy thuốc đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về chữa bệnh cho nhân dân. Thực trạng đó thể hiện qua số lượt người dân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã ngày một tăng lên. Lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào các thầy thuốc tây y ngày càng được củng cố. Có thể có một cái nhìn khái quát là hệ thống y tế Nhà Nước ở các cơ sở đã có nỗ lực lớn thu hút người dân miền núi đến khám và chữa bệnh. Đó là một khía cạnh đáng mừng, tuy nhiên thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các dân tộc thiểu số có số dân quá ít như dân tộc La Hủ còn đang tồn tại rất nhiều bất cập.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách, chương trình dự án nhằm nâng cao đời sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng các dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc La Hủ. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng dân tộc La Hủ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống cộng đồng dân tộc La Hủ phần nào được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên , do một số hạn chế: địa bàn cư trú khó khăn, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, … còn kém nên mặc dù được Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ phát triển sản xuất, … nhưng dân tộc La Hủ vẫn là dân tộc có mức sống thấp, tỷ lệ hộ cùng kiệt đói cao, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào La Hủ còn nhiều hạn chế.
Vì những lý do trên mà tui chọn đề tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu).
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu dựa trên các kiến thức của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương nhằm làm rõ vấn đề “thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”.
Qua nghiên cứu giúp cho việc củng cố và hoàn thiện hơn hệ thống lý luận của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương. Đồng thời từ cái nhìn khái quát hóa, trừu tượng hóa mở ra một số hướng tiếp cận về hoạt động y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số dưới góc độ xã hội học, gợi mở những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn sâu hơn.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dưới góc độ tiếp cận của xã hội học cho chúng ta thấy rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số La Hủ ở xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao – thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của cán bộ y tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Giúp chúng ta thấy rõ được sự đánh giá của người dân về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng y tế. Đề xuất giải pháp để khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại phát huy vai trò đội ngũ cán bộ y tế của dân tộc La Hủ ở huyện Mường Tè nói riêng và cả nước nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”.
Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập về chuyên ngành xã hội học tui tập trung làm rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu về một số vấn đề sau:
* Thực trạng về kiện toàn mạng lưới y tế ở địa bàn dân tộc La Hủ sinh sống.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lavie68

New Member
Re: [Free] Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)

Admin cho mình xin tài liệu này nhé, mình cần tham khảo. Thank nhiều và chúc diễn đàn ngày càng phát triển
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
D Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
T Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh quận Tây Hồ thành phố Hà Nội (Nghiên cứu Văn hóa, Xã hội 0
A Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi tại hai cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ m Luận văn Sư phạm 2
I [Free] THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TỈNH CHĂM PA SẮC NĂM 2004 – 2008 Tài liệu chưa phân loại 0
Q Thực trạng công tác chăm sóc khách hàng tại Bưu điện thành phố Hà đông Luận văn Kinh tế 2
Q Thực trạng bệnh sâu răng và hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh 16-18 tuổi tại trường PTTH Chu Tài liệu chưa phân loại 0
J Thực trạng hoạt động chăm sóc khách hàng tại Mobifone Tài liệu chưa phân loại 0
K Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệ Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top