lehongthu2001

New Member

Download Chi phí sản xuất và lợi nhuận - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn miễn phí





Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại định kỳ, đổi mới không ngừng. Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định làm tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, lượng tư bản sử dụng tăng lên và tránh được những thiệt hai do hao mòn hữu hình và vô hình gây ra. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong một năm, nhờ đó, sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước. Mặt khác, do tăng tỷ suất của tư bản khả biến mà tỷ suất giá trị thặng dư trong năm sẽ tăng lên.
Tóm lại, tăng tốc độ chu chuyển tư bản khả biến giúp cho các nhà tư bản tiết kiệm được tư bản ứng trước, nâng cao tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư trong năm.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG I: CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ LỢI NHUẬN
: Giá trị dưới những hình thái chuyển hóa của nó là chi phí sản xuất và lợi nhuận. Giá trị của những hàng hóa sản xuất theo lối TBCN bao gồm bộ phận TBBB, bộ phận TBKB và GTTD. Nhưng ở bề ngoài xã hội, Giá trị biểu hiện thành tổng số của chi phí sản xuất và lợi nhuận. Vì vậy, ở đây không nghiên cứu bản thân chi phí sản xuát, cũng không nghiên cứu bản thân lợi nhuận, chỉ nghiên cứu chúng như là những hình thái mà gộp chung lại thì xuyên tạc bản chất của giá trị. Tư bản và sự tăng thêm của nó thay thế lao động quá khứ và lao động mới.
Chi phí sản xuất:
+ Ý nghĩa hai mặt của CPSX:
CPSX biểu hiện sự chuyển hóa hao phí lao động thành chi phí tư bản tức là biểu hiện hình thái chuyển hóa của giá trị => CPSX là một phạm trù đặc thù của cách SX TBCN.
CPSX biểu hiện dưới hình thái chi phí về giá trị, những chi phí thực tế về TLSX. Nó biểu hiện những quan hệ kỹ thuật giữa sản phẩm vừa mới làm ra à những sản phẩm đã làm ra trước đây được dùng để sản xuất sản phẩm mới. Với ý nghĩa này thì Mác nhận xét rằng: “nó hoàn toàn không phải là một khoản mục chỉ có trong kế toán TBCN” hay nó cũng có trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn và không phải phạm trù đặc thù của cách SX TBCN.
Nhưng CPSX ở đây là sự chi phí các yếu tố sản xuất không phải dưới hình thái hiện vật mà dưới hình thái giá trị. Ví dụ nếu người sản xuất hàng hóa mua được các yếu tố sản xuất rẻ hơn, thì đối với họ điều đó được coi là tiết kiệm, tiết kiệm trong việc chi tiêu tiền, mặc dầu không có một chút tiết kiệm nào trong việc chi phí bản thân vật liệu. Trong XH CSCN không có loại tiết kiệm như vậy, ở đó chỉ có thể có sự tiết kiệm sử dụng bản thân các TLSX. Còn trong SX TBCN, việc hạ thấp tiền công xuống thấp hơn giá trị sức lao động cũng được coi là tiết kiệm.
với ý nghĩa hai mặt trên thì CPSX là một phạm trù lịch sử chỉ có trong sản xuất hàng hóa TBCN.
+CPSX và giá trị:
Trên một ý nghĩa nào đó, TBBB (tư bản lưu động và một phần tư bản cố định) có thể coi là nhân tố hình thành giá trị của hàng hóa đã làm ra vì giá trị được chuyển từ TBBB sang thành phẩm
Giữa SLĐ và TLSX có một điểm chung là muốn mua những thứ đó thì phải ứng tư bản ra, cho nên việc tiêu dùng SLĐ và việc tiêu dùng TLSX đều là chi dùng tư bản, tức là CPSX.
Trong giá trị hàng hóa đã được thực hiện bao giờ cũng phải trích ra một bộ phận để bù đắp cả giá trị SLĐ lẫn giá trị TLSX.
không còn sự khác nhau giữa TBBB và TBKB. Do đó, CPSX lại biểu hiện thành yếu tó hình thành bản thân giá trị hàng hóa, thành nguồn gốc và kẻ sáng tạo ra giá trị hàng hóa.
+ CPSX và tư bản ứng trước:
CPSX không bao gồm toàn bộ tư bản ứng trước mà chỉ gồm có bộ phận tư bản ứng trước dùng để trả tiền công và chi phí cho những tư liệu sản xuất được tiêu dùng toàn bộ trong quá trình sản xuất, còn công cụ lao động thì chi phí sản xuất chỉ bao gồm một phần giá trị của nó thôi.
Sự khác nhau giữa CPSX và tư bản ứng trước là cái trước hết bắt ta phải phân biệt tư bản lưu động và tư bản cố định. Sự khác nhau đó biểu hiện trong thực tiễn hàng ngày, trong việc tính toán giá thành. Khi tính giá thành, nhà tư bản buộc phải phân biệt bộ phận tư bản phải được bù đắp lại hoàn toàn sau khi bán hàng hóa và bộ phận tư bản chỉ có thể được bù đắp từng phần.
Lợi nhuận:
+ Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của GTTD:
Lợi nhuận với nghĩa trực tiếp là số tăng thêm ngoài chi phí sản xuất và là mức lớn lên của toàn bộ tư bản ứng trước. Lợi nhuận không nằm trong CPSX. Theo nghĩa đó thì một bộ phận hàng hóa tạo thành lợi nhuận vì có một bộ phận khác đã bù đắp đủ số tư bản chi phí vào sản xuất. Tư bản đã chi phí vào sản xuất quay trở về nhà tư bản cùng với số tăng thêm, còn toàn bộ tư bản ứng trước thì được tăng thêm một lượng bằng tổng số lợi nhuận.
Khi lợi nhuận là kết quả hoạt động của tư bản thì đối với lợi nhuận, không còn có sự khác nhau giữa tư bản cố định và tư bản lưu động nữa. Lợi nhuận được biểu hiện thành kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản ứng trước, của cả tư bản lưu động lẫn tư bản cố định, sự khác nhau giữa hai thứ tư bản này chỉ còn lại trong CPSX.
Chính điều đó làm cho lợi nhuận trở thành hình thái chuyển hóa của GTTD. GTTD từ chỗ là kết qủa của tư bản khả biến chuyển hóa ra bề ngoài xã hội thành kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước.
+ Lợi nhuận là một phạm trù khách quan:
Sự chuyển hóa GTTD thành lợi nhuận không phải là một quá trình chủ quan mà là một quá trình khách quan. Quá trình này không chỉ diễn ra trong “ý thức thông thường của những người đảm nhiệm sản xuất” mà còn do bản thân cách SXTBCN quy định một cách khách quan. Sự chiếm đoạt lao động thặng dư trong cách sản xuất ấy khoác lấy và phải khoác lấy hình thái GTTD, bản thân GTTD cũng vậy, nó khoác lấy và phải khoác lấy hình thái lợi nhuận.
CHƯƠNG II: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN:
Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận - Hao phí lao động thực tế của xã hội là: c + v + m. Nếu gọi G là giá trị hàng hoá thì G = c + v + m. - Chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa là: c + v. Nếu ký hiệu chi phí sản xuất tư bản G = K + m. Khi c+v chuyển thành K thì số tiền nhà TB chủ nghĩa là K thì K = c + v
Tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Số tiền trội hơn đó được quan niệm là do toàn bộ Tư bản ứng trước (K) tạo ra và gọi là lợi nhuận, ký hiệu là P. Ta có G = K + P Thực ra lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị thặng dư.Nhìn bề ngoài thì P = m, cái khác nhau ở chỗ khi nói (m) là bao hàm so sánh nó với (v), còn nói (P) lại bao hàm so sánh với (c+v). P và m thường không bằng nhau. P có thể lớn hơn hay bé hơn m phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu về hàng hoá trên thị trường quyết định. b- Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P' m
P' = ---------- x 100% c + v Trong đó,
m - là khối lượng giá trị thặng dư,
c - tư bản bất biến,
v - tư bản khả biến.
TSLN là hình thức biến tướng của tỉ suất giá trị thặng dư. TSLN nêu lên hiệu suất sử dụng tư bản chứ không nói lên trình độ bóc lột. TSLN phụ thuộc vào các nhân tố: tỉ suất giá trị thặng dư, cấu thành hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển của tư bản, tiết kiệm trong việc sử dụng tư bản bất biến, vv. Người ta có thể tính TSLN bằng cách: lấy tổng doanh thu bán hàng trừ (-) chi phí sản xuất, ta có lợi nhuận. Lấy lợi nhuận chia :)) cho chi phí sản xuất, từ đó ta có TSLN. TSLN chỉ rõ nơi hay lĩnh vực đầu tư có lợi.
- Tỷ suất lợi nhuận (P') khác với tỷ suất giá trị thặng dư (m') + Nếu xét về lượng P' luôn nhỏ hơn m' + Nếu xét về chất P' nói lên cho nhà tư bản biết kinh doanh và ngành nào có lợi hơn, còn m' nói lên trình độ bóc lột của tư bản với công nhân làm thuê.
2. Giá trị thặng dư và chu chuy...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak Luận văn Kinh tế 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
M Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng số 5 - Tổn Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
R Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Mặt Trời Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần V Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang Luận văn Kinh tế 2
N Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Hồng Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top