Parnall

New Member
Đề tài Nâng cao sức cạnh tranh (về chất lượng và giá cả) của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Download Đề tài Nâng cao sức cạnh tranh (về chất lượng và giá cả) của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế miễn phí





Do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung còn ở trình độ hạn chế. Nếu trước kia cạnh tranh chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa thì hiện nay cạnh tranh trong sản xuất, cạnh tranh về chất lượng hàng hóa.Tuy nhiên cạnh tranh ở nước ta vẫn còn yếu kém, còn dấu vết của cơ chế cũ, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh. tiêu biểu như:
Nạn hàng giả tràn lan trên thị trường
Tình hình hàng giả tràn lan trên thị trường với địa bàn hoạt đọng ngày càng mở rộng. Hàng giả hiện nay với thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi, phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích người tiêu dùng, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của họ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong cạnh tranh.
Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp : doanh nghiệp phải làm sao để sản phẩm sản xuất ra có mức giá ngang bằng hay thấp hơn so với mức giá thị trường nhưng chất lượng tốt và không cần tới sự trợ cấp của nhà nước.Điều đó phụ thuộc vào yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
Môi trường cạnh tranh :Năng suất của quốc gia phụ thuộc vào môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh bao gồm một số những yếu tố quan trọng : Thương mại và đầu tư; tài chính(chất lượng và sự hoàn hảo của hệ thống tài chính, ngân hàng trong thị trường vốn ..), cải tổ hệ thống doanh nghiệp và thiết lập hệ thống tổng công ty quản lý có hiệu quả,nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề:nâng cao giáo dục, kỹ năng, phat triển thị trường sức lao động có hiệu quả; công nghệ.
Nói chung để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế một quốc gia thì quốc gia đó cần xem xét những yéu tố quyết định sức cạnh tranh để từ đó có những chiến lược phát triển phù hợp.
3.Tính tất yếu nâng cao khả năng cạnh tranh:
Tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rộng khắp và nhanh chóng.nó đã trở thành xu thế hiện nay,xu thế của thời đại và vì vậy, chúng ta không một quốc gia nào có thể tách khỏi xu thế chung đó. Để có thể phát triển được, thì quốc gia đó nhất thiết phải mở cửa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, muốn mở cửa và hội nhập thì nền kinh tế của quốc gia đó phải có sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia khác .Vì vậy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia là điều cần thiết.
Hơn nữa cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra những thay đổi căn bản về cách tiến hành thương mại trên phạm vi thế giới. Giờ đây người ta có thể ngồi một chỗ đặt hàng qua mạng internet, biết được thông tin cập nhật hàng ngày...
Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lam cho phân công lao đọng quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu.Nếu trước kia là phân công theo ngành, theo sản phẩm thì giờ đây phân công lao động theo chi tiết và theo quy trình công nghệ . Và tiềm lực về yếu tố khoa học công nghệ đanh trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Các nước phát triển sẽ dần đi vào những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và các dịch vụ có nền móng là công nghệ thông tin, còn các nước đang phát triển sẽ tiếp nhận vai trò cung ứng các sản phẩm có hàm lượng chất xám trung bình. Khoa học công nghệ tạo điều kiện cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển có thể nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo.
Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đang tạo ra một thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới, một thị trường tài chính tiền tệ chung.Lĩnh vực luôn đi trước, đó là thương mại.Quốc tế hóa thưong mại đòi hỏi mỗi quốc gia phải xóa bỏ rào cản, chấp nhận tự do buôn bán.Mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nứớc, thâm nhập vào thị trưòng quốc tế. Khi tham gia vào quá trình hội nhập , chúng ta có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới đồng thời cũng có nghĩa là hàng hóa của chúng ta phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.Chính vì vậy hàng hóa Việt Nam phải có sự thay đỏi về chất để đảm bảo có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước.
Như chúng ta đã biết, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay còn yếu. chính vì vậy khi tham gia vào quá trình hội nhập, nếu không được chẩn bị trước , rất có thể chúng ta sẽ bị thua thiệt.Vì vậy chúng ta phải chủ đọng hội nhập vào xu thế chung, tăng cưòng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do đó vấn đè có tính chất quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm
năm
XK
(triệuUSD)
Tốc độ tăng (%)
NK
(triệuUSD)
Tốc độ tăng (%)
Nhập siêu (Triệu SD)
Tỷ lệ nhập siêu (%)
1993
2.985,2
15,7
3.924,0
54,4
938,8
31,4
1994
4.054,3
35,8
5.825,8
48,5
1.771,5
43,7
1995
5.448,9
34,4
8.155,4
40,0
2.706,5
49,7
1996
7.255,9
33,2
11.143,6
36,6
3.887,7
53,6
1997
9.185,0
26,6
11.592,3
4,0
2.407,3
26,2
1998
9.360,3
1,9
11.499,6
-0,8
2.139,3
22,9
1999
11.541,4
23,3
11.742,1
2,1
200,7
1,7
2000
14.482,7
25,5
15.636,5
33,2
1.153,8
8,0
2001
15.027,0
3,8
16.162,0
3,4
1.135,0
7,9
2002
16.705,8
11,2
19.733,0
21,8
3.027,2
18,2
2003
20.149,3
20,6
25.255,8
27,9
5.106,5
25,3
2004
26.504,2
31,5
31.953,9
26,5
5.449,7
20,6
ước 2005
32.233,0
21,6
36.811,0
15,4
4.648,0
14,4
4.Kinh nghiệm về nâng cao khả năng cạnh tranh của Trung Quốc :
Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, vốn trước kia cũng có nền kinh tế theo chế độ kế hoạch hóa tập trung. Kể từ sau hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI(1978), Trung Quốc bước vào giai đoạn thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từng bước sang cơ chế thị trường với tiêu chí xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nhiều chính sách mới phù hợp, Trung Quốc đã đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Trong lĩnh vực công nghiệp :
Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế và chính sách trong công nghiệp tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp Nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trước năm 1994, Nhà nước căn cứ vào tính chất sở hữu để áp dụng những chính sách khác nhau, thực tế cũng nảy sinh ra những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp. Sau năm 1994, cải cách thể chế doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành trong điều kiện các thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước tập trung vào quản lý các doanh nghiệp Nhà nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh nghiệp nhỏ cho phếp bán, cho thuê, hay sáp nhập, giải thể. Đồng thời xúc tiến cổ phần một số doanh nghiệp Nhà nước. cách quản lý doanh nghiệp nhà nước đã chuyển từ quản lý trực tiếp thông qua kế họach mang tính pháp lệnh sang phương pháp quản lý gián tiếp là chính.
Kinh tế tư nhân với nhiều loại hình cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước đã quan tâm đến việc hòan thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Trong phát triển kinh tế, nhà nước đã thực hiện điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Trong công nghiệp Trung Quốc đã chú trọng đầu tư vào thiết bị công nghệ. Trong thiết bị kỹ thuật tổng thể của Trung Quốc đã rút ngắn khỏang cách từ 10 đến 15 năm so với các nước công nghiệp phát triển thế giới. Hiện nay, trang thiết bị của ngành công nghiệp Trung Quốc đã có tới 20% đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những năm 1990, 50% đạt kỹ thuậ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ở khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường M Luận văn Kinh tế 0
P Một số đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu trong quá trình hội nhập Luận văn Kinh tế 0
H Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm TWI trong nên kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may trên t Luận văn Kinh tế 0
H Một số ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Một số kinh nghiệm của các nước bạn trong vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quá trìn Luận văn Kinh tế 0
Q Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Luận văn Kinh tế 0
A Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Công nghiêp Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên th Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top