Download Tiểu luận Trình bày, phân tích tiến trình cổ phần hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội miễn phí





A. PHẦN MỞ ĐẦU
 
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Giới thiệu về Công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
2. Những thuận lợi và khó khăn trước khi cổ phần hoá.
II. Phân tích quá trình cổ phần hoá của Công ty.
1. Thủ tục tiến hành cổ phần hoá .
2. Cách bán cổ phần của công ty.
3. Tình hình định giá tài sản doanh nghiệp.
4. Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần mới.
III. Một số nhận xét về cách thức tiến hành cổ phần hóa của Công ty.
1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá.
2. Ý kiến của Sinh viên về những mặt được, chưa được trong cách thức tiến hành cổ phần hoá của Công ty so với lý thuyết đã học.
 
C. PHẦN KẾT
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
Đề tài: Sinh viên tìm một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá xong vào năm 2005, trình bày, phân tích tiến trình cổ phần hoá, ý kiến của sinh viên về những mặt được, chưa được so với lý thuyết đã học.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Giới thiệu về Công ty.
Quá trình hình thành và phát triển.
Những thuận lợi và khó khăn trước khi cổ phần hoá.
II. Phân tích quá trình cổ phần hoá của Công ty.
Thủ tục tiến hành cổ phần hoá .
Cách bán cổ phần của công ty.
Tình hình định giá tài sản doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần mới.
III. Một số nhận xét về cách thức tiến hành cổ phần hóa của Công ty.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá.
Ý kiến của Sinh viên về những mặt được, chưa được trong cách thức tiến hành cổ phần hoá của Công ty so với lý thuyết đã học.
C. PHẦN KẾT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề rất quan trọng của đất nước, vấn đề sống còn của nền kinh tế quốc gia. Những năm qua, chúng ta thấy rằng những đóng góp tích cực, những thành tựu to lớn của các doanh nghiệp Nhà nước, song bên cạnh đó cũng thấy những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Nhà nước càng ngày càng tăng lên, có doanh nghiệp đã bị phá sản. Do vậy, việc vực dậy, chấn hưng các doanh nghiệp Nhà nước phát triển vững chắc hơn nữa, ổn định, chủ đạo hơn nữa và đóng góp lớn hơn nữa trong nền kinh tế. Một trong số các biện pháp cải tổ lại doanh nghiệp nhà nước đó là tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Hơn mười năm qua, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thực hiện từng bước vững chắc, theo đúng đường lối, nghị quyết của đảng. Và đến nay cổ phần hoá đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trong thờii gian tới nhằm đáp ứng với lộ trình hội nhập mà cụ thể là mục tiêu ra nhập WTO vào năm nay của chúng ta Nhưng để làm tốt công vịêc đó thì vấn đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp CPH mà yếu tố được đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó.
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong các doanh nghiệp Nhà Nước, thực tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn nhằm tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp mới đa sở hữu hoạt động tốt trong nền kinh tế thị trường, mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng cường trách nhiệm của các chủ sở hữu cũng như người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Sau khi học xong môn Luật kinh tế em đã chọn đề tài " Trình bày, phân tích tiến trình cổ phần hoá tại Công ty XNK và đầu tư XD Hà Nội , ý kiến của sinh viên về những mặt được, chưa được so với lý thuyết đã học” làm bài tiểu luận của mình. B. PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY XNK VÀ ĐẦU TƯ XD HÀ NỘI .
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội là một trong 23 thành viên của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội. Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 6335/QĐ-UB ngày 9/12/1993; Đăng ký kinh doanh số 109540 cấpngày 11/12/1993. Tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội là Công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu lương thực thuộc thành phố Hà Nội theo Quyết định số 1098/UB.
Ngày 9/12/1993 theo Quyết định 6335/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho Công ty kinh doanh hàng XNK lương thực đó là:
- Đổi tên cho Công ty kinh doanh hàng XNK lương thực với tên gọi mới là: Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội thuộc Liên hiệp các Công ty lương thực Hà Nội.
- Địa chỉ giao dịch: 28 đường Trường Chinh, quận Đống Đa - Hà Nội.
Dựa trên các nội dung cơ bản về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đã được Hội nghị lần thứ 3 TW khoá IX thông qua. Các ngành nghề chính mà công ty đăng ký kinh doanh là:
Sản xuất kinh doanh VLXD, làm đại lý mua bán, ký gửi vật tư thiết bị xây dựng và trang bị nội ngoại thất. Xây dựng các công trình vừa và nhỏ về: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình san lấp mặt bằng.
Được phép kinh doanh XNK vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng.Tổ chức thông quan hàng hoá , trồng rừng, sản xuất - kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ: Gỗ, mây, tre, len,sợi, đồ da, may mặc, tóc giả, mi mắt nhân tạo và hàng thủ công mỹ nghệ khác.
* Những thành tích mà Công ty đã đạt được:
- 02 bằng khen chính phủ tặng - Do thành tích hoạt động năng động của Doanh nghiệp
- 10 giấy khen cấp thành phố tặng .
+Trong đó 06 giấy khen về tổ chức công đoàn xuất sắc
04 giấy khen về thành tích hoạt động năng động, hiệu quả.
- 05 giấy khen về cấp ngành , cấp bộ.
* Về vốn của công ty:
- Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp : 8.121.000.000 đồng (Tám tỷ một trăm hai mốt triệu đồng)
- Trong đó :
+ Vốn cố định : 5.963.000.000 đồng ( Năm tỷ chín trăm sáu ba triệu đồng)
+ Vốn lưu động : 2.157.000.000 đồng ( Hai tỷ một trăm năm bảy triệu đồng)
Những thuận lợi và khó khăn trước khi cổ phần hoá.
*Khó khăn:
- Công ty là một doanh nghiệp nhà nước vì vậycác chính sách chế độ của thời kỳ bao cấp đã ảnh hưởng sâu đậm, có nghĩa là Nhà nước bao cấp về vật tư, hàng hoá, vốn kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Kết quả sản xuất lỗ hay lãi không ảnh hưởng trực tiếp, không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty còn chưa hợp lý. Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin về Công ty và thị trường chưa cao, khiến Công ty chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi ích lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai.
Chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ thích hợp với cơ chế thị trường. Chưa tạo được nguồn cán bộ cần thiết, khi bổ nhiệm cán bộ vào các nhiệm vụ chủ chốt để thực hiện các công việc đó còn gượng ép như cán bộ nhân sự, các tổ trưởng... làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chưa có nội quy lao động toàn Công ty nên các vấn đề như: đi làm muộn, nghỉ không có lí do chính đáng vẫn tồn tại;
Có nhiều công việc mà người cán bộ làm không đúng chuyên môn và chức năng của mình, làm cho kết quả của công việc đó không cao.
*Thuận lợi:
Công ty ra đời vào thời điểm đất nước ta đang mở rộng hợp tác buôn bán và đầu tư với các nước trên thế giới, vì vậy lĩnh vực xuất nhập khẩu rất được quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho Công ty.
Đời sống xã hội được nâng cao vì vậy nhu cầu xây dựng hết sức phát triển, vì vậy cơ hội nhận đấu thầu các công trình xây dựng sẽ nhiều và dễ dàng hơn cho công ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top