khocnhe20062007

New Member

Download Đề án Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội, thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta miễn phí





Sản xuất giữ vai trò quyết định đối với tiêu dùng. Qui mô cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định qui mô cơ cấu tiêu dùng, chất lượng và tính chất của sản phẩm quyết định chất lượng và cách tiêu dùng. Sản xuất lại quyết định phân phối về các mặt : số lượng và chất lượng sản phẩm, đối tượng phân phối; qui mô và cơ cấu của sản xuất quyết định qui mô và cơ cấu của phân phối; quan hệ sản xuất quyết định quan hệ phân phối; tư cách của các cá nhân tham gia vào sản xuất quyết định tư cách họ tham gia vào quan hệ phân phối và quyết định hình thức phân phối đối với họ. Sản xuất lại quyết định sự trao đổi , cường độ và hình thức trao đổi do trình độ phát triển và kết cấu của sản xuất quyết định.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề tài : Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta.
Phần mở đầu
Từ khi xuất hiện xã hội loài người, con người đã biết săn bắn, hái lượm để tự nuôi sống chính bản thân mình, biết hái lá, lấy da thú tạo ra “áo” để làm ấm mình khi trời lạnh, họ còn biết tích luỹ những thứ kiếm được để sử dụng khi cần,… Ngày nay, khi đời sống đã đựơc nâng cao thì kéo theo đó là rất nhiều những hoạt động khác như kinh tế, văn hoá, chính trị,…chứ không đơn thuần chỉ là ăn uống,.. Nhưng cho dù ở thời gian nào, ở bất cứ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển thì con người vẫn cần có thức ăn, quần áo,… Muốn có các của cải vật chất đó đòi hỏi con người phải không ngừng sản xuất ra chúng. Qui mô sản xuất đựơc mở rộng, trình độ sản xuất được nâng cao thì con người càng có được những sản phẩm tốt, đa chủng loại, đẹp, và ngày càng đáp ứng đựợc nhu cầu sử dụng của con người. Bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, chứ không phải xét theo
hình thái từng lúc, thì quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tái sản xuất (TSX). Như vậy việc nghiên cứu quá trình TSX xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó em đã lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực trạng và sự vận dụng của chúng ở nước ta .
Trong bài viết này em có sử dụng phưong pháp biện chứng duy vật, phương pháp trìu tượng hoá khoa học, một số phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lênin và các phương pháp khác.
Dù đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thị Tố Linh trong quá trình xây dựng bài viêt nhưng do trình độ của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô . Em xin chân thành cảm ơn.
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài.
I. Khái quát về tái sản xuất xã hội.
1. Tái sản xuất xã hội .
TSX xã hội là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và biến đổi không ngừng. TSX diễn ra trong từng xí nghiệp gọi là TSX cá biệt. Tổng thể TSX cá biệt trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh tế được gọi là TSX xã hội.
Xét về qui mô sản xuất , người ta chia nó thành hai mức độ là TSX giản đơn và TSX mở rộng.
* TSX giản đơn là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và phục hồi với qui mô như cũ.Trong TSX giản đơn, phần thặng dư đem tiêu dùng hết cho cá nhân, chưa có tích luỹ. TSX giản đơn thường gắn liền với nền sản xuất nhỏ, năng suất thấp. Trong lịch sử, TSX giản đơn có trước.
* TSX mở rộng là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với qui mô ngày càng lớn. Do qui mô và chất lượng của các nguồn lực sản xuất năm sau phải tăng lên nên một phần thặng dư phải được tích luỹ để tăng nguồn lực sản xuất .TSX
mở rộng thường gắn liền với nền sản xuất lớn, năng suất cao. Cùng với quá trình chuyển nên sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, TSX giản đơn chuyển thành TSX mở rộng.
Ở bất cứ xã hội nào, quá trình tái sản xuất cũng bao gồm ngững nội dung chủ yếu là : TSX của cải vật chất, TSX sức lao động, TSX quan hệ sản xuất và TSX môi trường sinh thái.
2. Các khâu của quá trình tái sản xuất.
Trong Marketing, mọi sản phẩm xã hội đều trải qua bốn giai đoạn : sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Cùng với sự vận động của sản phẩm, các quan hệ kinh tế giữa người với người cũng được hình thành. Tái sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng,trong đó mỗi khâu có một vị trí nhất định.
2.1. Sản xuất.
Sản xuất là khâu đầu tiên, đồng thời cũng là khâu cơ bản và quyết định nhất. Sản xuất tạo ra sản phẩm, sản xuất là quá trình tác động giữa con người với với tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, là cơ sở của đời sống xã hội loài người.
2.2. Phân phối.
Phân phối là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng trong một chu kỳ tái sản xuất. Phân phối có chức năng xác định tỷ lệ thu nhập thuộc quyền chi phối của mỗi con người, mỗi giai cấp, và xác định tỷ lệ sản phẩm dùng cho tiêu dùng cá nhân và cho sản xuất . Phân phối bao gồm :
+ Phân phối các yếu tố sản xuất : Là sự phân chia các yếu tố sản xuất ( tư liệu sản xuất và người lao động ) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau, tạo ra các sản phẩm khác nhau.
+ Phân phối cho tiêu dùng : Là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩm.
2.3. Trao đổi.
Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Sự trao đổi này là sự tiếp tục của khâu phân phối, là sự phân phối lại cái đã phân phối, làm cho sự phân phối được cụ thể hoá, thích hợp với mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Trao đổi giúp người dân được lựa chọn, sử dụng những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của họ.
2.4. Tiêu dùng.
Tiêu dùng là khâu cuối của quá trình. Suy cho cùng thì sản xuất, phân phối, trao đổi cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ cho tiêu dùng. Tiêu dùng là việc sử dụng những cơ sở vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất, là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng của các quan hệ kinh tế, một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Có hai loại tiêu dùng :
+ Tiêu dùng sản xuất là việc sử dụng máy móc, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu và các tư liệu sản xuất khác để sử dụng cho quá trình sản xuất.
+ Tiêu dùng cá nhân là việc con người sử dụng của cải vật chất khác nhau như lương thực, quần áo,… cho chính bản thân người lao động.
Sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng là các khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất. Các khâu này đều có ý nghĩa, nhiệm vụ.. quan trọng đối với quá trình tái sản xuất, về cơ bản có tính độc lập tương đối với nhau nhưng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
3. Mối quan hệ giữa các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Sản xuất là khâu mở đầu của quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất có vai trò quyết định với các khâu khác vì sản xuất tạo ra sản phẩm để từ đó mới diễn ra các hoạt động phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tuy nhiên đó không phải là sự tác động một chiều bởi vì nếu không có các khâu phân phối và trao đổi thì không thể đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, và nếu không có quá trình tiêu dùng sản phẩm thì tất nhiên quá trình sản xuất sẽ không diễn ra, đơn giản là vì không có “ đơn đặt hàng “ cho quá trình sản xuất.
3.1. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Như đã đề cập ở trên, một xã hội không thể ngừng tiêu dùng do đó ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Đề án Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Na Tài liệu chưa phân loại 0
D Đề án Mối quan hệ giữa chức năng kiểm toán với trách nhiệm của kiểm toán viên về chất lượng kiểm toá Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Vai trò và mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng Luận văn Kinh tế 0
T Đề án: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
M Đề án: Lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
A Đề án: Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Luận văn Kinh tế 0
D Đề án: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Văn hóa, Xã hội 0
O Đề án: giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và xoá đói Luận văn Kinh tế 0
Y Đề án: mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Đề án: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top