mushu_nhung

New Member
Đề tài Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may ở tổng công ty dệt - may Việt Nam

Download Đề tài Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may ở tổng công ty dệt - may Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM 1
1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá 1
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá tình phát triển kinh tế nước ta 1
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở TỔNG CÔNG TY DỆT - MAY VIỆT NAM 5
1. Thuận lợi và khó khăn mà Tổng công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu 5
1.1 Thuận lợi 5
1.2 Khó khăn 6
2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong thời gian qua 7
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY DỆT - MAY VIỆT NAM 10
 
C. KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lời mở đầu
Việt Nam là một nước đang phát triển. Chiến lược xây dựng nền kinh tế đất nước về lâu dài đặt trọng tâm vào việc phát triển ngoại thương, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Các nỗ lực của Chính phủ nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, khai thông và mở rộng các mối quan hệ kinh tế- quốc tế ở cả tầm mức khu vực lẫn toàn cầu, đẩy mạnh ngoại thương bằng các biện pháp hỗ trợ và chính sách kinh tế đang được xúc tiến khẩn trương và hiệu quả.
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành dệt may Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm cả ở trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong thời gian qua với những thành tựu đạt được về việc phát triển kinh tế, Tổng công ty Dệt - May Việt Nam đã góp phần làm tăng khả năng gia nhập vào khối AFTA của đất nước (AFTA- Khối mậu dịch tự do Đông Nam á) - đây là khuynh hướng chung của tất cả các nước trong khu vực. Việc hình thành khối AFTA nhằm phá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tăng cường mối giao dịch hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thành viên … đã tạo nên sự cạnh tranh mãnh liệt trong nội bộ giữa các nước thành viên và các nước không phải thành viên.
Dựa trên kiến thức đã học trong nhà trường, cùng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành được bài tiểu luận của mình. Song do khả năng còn hạn chế nên em còn nhiều thiếu sót, em mong quý thầy cô giúp đỡ để em có thể làm tốt hơn trong các bài tiểu luận lần sau.
Em xin chân thành Thank quý thầy cô !
B.nội dung
Chương I: Lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam
1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá.
Xuất khẩu hàng hoá là quá trình tạo ra lợi nhuận từ việc bán sản phẩm hay (dịch vụ) ở thị trường nước ngoài. Đó là việc bán hàng hoá, dịch vụ của một nước cho một nước khác và dùng ngoại tệ làm cách thanh toán. Sự trao đổi này là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
Xuất khẩu có nghĩa là tăng lên khách hàng và càng bán được nhiều hàng càng thu được nhiều lợi nhuận. Xuất khẩu có thể giúp tăng cường các cơ hội thị trường khi việc bán hàng tại thị trường trong nước giảm sút. Xuất khẩu cũng có thể tăng thêm “tuổi thọ” cho một sản phẩm khi tại thị trường trong nước sản phẩm đó đã gần hết hữu dụng.
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta.
2.1. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu.
Xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là với mục đích đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế, tích luỹ cho phát triển.
Xuất khẩu và nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là điều kiện vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, xuất khẩu là công cụ phục vụ cho phát triển kinh tế, tránh được nguy cơ tụt hậu với thế giới, đồng thời đuổi kịp tốc độ phát triển của các quốc gia khác.
2.2. Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc Cách mạng khoa học công nghiệp hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình Công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Xuất khẩu coi thị trường là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất. Sự tác động đó đến sản xuất thể hiện ở :
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước…
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng mức sống cho nhân dân.Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều khía cạnh. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giúp họ ổn định cuộc sống, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. Mặt khác, chính các quan hệ đối ngoại đó lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nha. Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại. Vì vậy, khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại cũng phát triển theo như: dịch vụ du lịch, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh…
Tóm lại xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Việc đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ đem lại những hậu quả đột biến rất cao nhưng có cũng có thể gây ra thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế. Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh xuất khẩu cần nắm vững đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các nhà xuất khẩu.
3.1 Nhóm các nhân tố trong nước: Đối với các nhà xuất khẩu, các công ty kinh doanh quốc tế môi trường trong nước là nơi mà họ dựa vào để tạo ra bàn đạp cho các hoạt động nước ngoài của mình. Cho nên tình hình trong nước sẽ ảnh hưởng đến cả bản chất và vị trí của các hoạt động quốc tế.
3.1.1 Những nhân tố khách quan, bao gồm: Những quy định của Pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu; yếu tố tỷ giá hối đoái hiện hành; yếu tố c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top