baby_satthu77

New Member
Download Đề tài Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo miễn phí



Mục lục

Lời nói đầu.

Phần I: Một số vấn đề lý luận về giáo dục đào tạo.

I. Một số vấn đề lý luận chung.
1. Khái niệm đầu tư.
2. Đầu tư giáo dục đào tạo.
II. Tổng quan giáo dục đào tạo của Việt Nam.
III. Chiến lược giáo dục đào tạo.
1. Một số quan điểm.
2. Mục tiêu.

Phần II: Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo.

I. Quy mô giáo dục đào tạo.
II. Hệ thống giáo dục đào tạo.
III. Đầu tư tài chính cho giáo dục đào tạo.
1. Đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
2. Đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách.
2.1. Đầu tư từ nguồn học phí.
2.2. Thu từ đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan có
sử dụng lao động được đào tạo.
2.3. Nguồn vốn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
đào tạo.
IV. Kết quả đạt được trong đầu tư vào giáo dục đào tạo.
1. Phát triển ngành học giáo dục mầm non và phổ thông.
1.1. Về cơ sở vật chất.
1.2. Về đội ngũ giáo viên.
1.3. Về quy mô học sinh.
1.4. Về chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2. Phát triển đào tạo ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề.
2.1. ĐH và CĐ.
2.2. Đào tạo THCN.
2.3. Đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề.

Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp.

Trong nền kinh tế thì thông tin, giáo dục, trí tuệ mới là cái tạo nên sự phồn vinh của đất nước. Chính vì vậy, giờ đây “tri thức là sự giầu có”. Trong thế kỷ 21, lợi thế so sánh sẽ do con người tạo ra. Sức mạnh trí tuệ là yếu tố quyết định chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế. “Lao động có kỹ năng sẽ trở thành lợi thế so sánh trong lâu dài” và “kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ 21”. Trong viễn cảnh của hoà bình và hợp tác trên phạm vi toàn cầu và khu vực, sự liên kết và hội nhập (trong cạnh tranh) đã trở thành tất yếu cho sự tồn tại và phát triển đối với tất cả các nước. Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, động lực chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là “chất xám”, là đội ngũ trí thức - nguồn nội lực quan trọng của phát triển. Như Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của mình về giáo dục đào tạo đã đề ra “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu cùng kiệt hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhậy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” (trích trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX).
Nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo (GD - ĐT). Để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục đào tạo và đầu tư vào giáo dục đào tạo, em mạnh dạn viết đề tài “Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo”.
Đề tài của em gồm 3 phần:
Phần I: Một số vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo.
Phần II: Thực trạng đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
Phần III: Một số giải pháp.
Em xin chân thành cảm ơn!











Phần I: Một số vấn đề lý luận về giáo dục và đào tạo.
I. Một số vấn đề lý luận
Phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta đòi hỏi một sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt quan trọng là lĩnh vực đầu tư. Đầu tư có vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia. Nâng cao hiệu quả đầu tư cả trên phương diện tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội, yêu cầu phải nhận thức đúng đắn vai trò của từng nguồn lực đóng góp vào kết quả của hoạt động đầu tư. Một nguồn lực không thể thiếu trong quá trình đầu tư đó là con người. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đầu tư cho con người cũng được phát triển tương ứng với vai trò và vị thế của nó. Do đó, có thể nói đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển.
1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là gì?. Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hi sinh”. Từ đó có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hi sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai.
Ví dụ: một nhân viên văn phòng đã chi tổng cộng hết 5 triệu cho việc học đại học tại chức trong thời gian 4 năm.Hành động bỏ tiền ra để đi học nhằm mục đích thu được lợi ích là nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức trong tương lai lớn hơn chi phí đã bỏ ra.
2. Đầu tư giáo dục đào tạo
Như trên đã trình bày, đầu tư cho giáo dục đào tạo là một nội dung trong đầu tư phát triển con người. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là hoạt động đầu tư cơ bản nhất. Vậy có thể hiểu đầu tư cho giáo dục đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung, cho giáo dục nói riêng. Tài sản mới có thể là trình độ được nâng cao của mọi đối tượng trong xã hội, từ đó tạo tiềm lực, động lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Vì:
Con người là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất, là lực lượng sáng tạo ra xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa vai trò hàng đầu thuộc về công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng lao động, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kinh tế xã hội.
Nên:
Đầu tư cho giáo dục đào tạo có tác động đến:
- Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nguồn lực con người là một trong các yếu tố đầu vào của hàm sản xuất:
Q = f(K, L, T, R...)
Trong đó: K: vốn.
L: lao động.
T: công nghệ.
R: tài nguyên.
Cũng như những nhân tố khác, lao động (L) là yếu tố tác động trực tiếp tới sự thay đổi của sản lượng (Q). Đầu tư vào giáo dục đào tạo làm biến đổi về chất lực lượng lao động từ đó sẽ làm thay đổi sản lượng Q.
Một sự đầu tư đúng đắn, hợp lý sẽ kéo theo sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của mặt bằng dân trí. Nhu cầu học tập, nghiên cứu được thoả mãn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy: con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn từ 9% - 10% là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với những ngành nông nghiệp, ngư nghiệp có những hạn chế về đất đai, khả năng sinh học, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5% - 6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư vào giáo dục đào tạo nhằm thay đổi cơ cấu lao động từ đó làm dịch chuyển cơ câú kinh tế.
- Tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư cho giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng dậy, học tập, nghiên cứu khoa học, phát huy tính sáng tạo trong mọi lĩnh vực, tạo đà cho ra đời những công trình khoa học có giá trị lớn.
- Cân đối cơ cấu lao động, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuanhiep1995

New Member
Re: [Free] Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo

Mình không thấy link download của bài này!
Re: [Free] Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo
Giúp mình với!
Cám ơn
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Đề tài Thực trạng đầu tư vào giáo dục đào tạo

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Na Luận văn Kinh tế 0
P Một số nhận xét về thực trạng ứng dụng marketing và đề xuất đề tài nghiên cứu Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát việc thực hiện đề tài cuối kì môn Thống kê ứng dụng của sinh viên Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM Luận văn Kinh tế 0
Q Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN cấp Nhà nước (Kèm theo Quyết định sổ 10 /2007/QĐ-BK Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đề tài/ dự án Luận văn Sư phạm 0
B Ứng dụng thực tại trộn trong đào tạo điện tử (Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại họ Luận văn Sư phạm 0
L Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại họ Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top