hoanganhqsx

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I: Lý luận chung về sự phát triền của yếu tố hàng hoá trong thực tiễn nền kinh tế thị trường của nước ta
Ngày nay, không một ai phủ nhận vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường trong quá trình phát triển kinh tế,và phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế thế giới đang ngày càng trở thành một thị trường thống nhất lôi cuốn tất cả các nước chuyển sang kinh tế thị trường và gia nhập vào thị trường quốc tế. Do đó, hoà với sự phát triển của kinh tế thị trường trên thế giới thì kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng phát triển với một tốc độ không kém cùng với sự phát triển của nền sản xuất thể hiện qua việc thế giới hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng , tính chất của hàng hoá ngày càng phức tạp.Vậy, để hiểu hơn về “ sự phát triển của yếu tố hàng hoá trong nền kinh tế thị trường qua thực tiễn kinh tế nước ta” diễn ra như thế nào chúng ta hãy cùng nhau xem những phân tích dưới đây:
 Lý luận chung về sự phát triển của yếu tố hàng hoá trong nền kinh tế thị trường:
I. Khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá
1. Khái niệm hàng hoá
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Hàng hoá ccó hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
2. Hai thuộc tính của hàng hoá
2.1 Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoã mãn nhu cầu nào đó của con người. Chính công dụng của vật phẩm làm cho nó trở thành một giá trị sử dụng. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên của vật chất do đó ccàng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội.
2.2 Giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, cho nên, đẻ hiểu giá trị phải bắt đầu từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa giá trị sử dụng của loại hàng hoá này với giá trị sử dụng của loại hàng hoá khác.
Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc
Tóm lại: hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng đó là sự thống nhấ của hai mặt đối lập thể hiện ở chỗ: đối với người sản xuất hàng hoá, mucc dích của họ là giá trị, họ chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là dể đạt mục đích giá trị. Ngược lại, đối với người mua, mục đích lại là giá trị sử dụng, nhưng muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. (1 trang 40)
II. Lưọng giá trị hàng hoá
1. Thời gian lao dộng xã hội cần thiết:
Thời gian lao đông xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ kỹ thuật công nghệ trung bình, trình độ quản lý trung bình, trình độ chuyên môn tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá:
thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, do đó lượng giá trị xã hội của hàng hoá cũng luôn thay đổi. Lượng giá trị xã hội của một đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội và tỷ lệ thuận với lượng lao động xã hội hao phí. (1 trang 45)

III. Các quy luật ảnh hưởng đến yếu tố hàng hoá trong nền kinh tế thị trường( KTTT)
1. Quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa cácc chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh với nhau, nhằm giành những điều thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, dich vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy sxuất phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có mặt trái của nó, đó là tình trạng làm hàng giả, đầu cơ, trốn thuế….
2. Quy luật cung - cầu và giá cả thị trường
Cung - cầu thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường độc lập với ý chí con người. Cầu xác định lưọng cung và ngược lại cung xác định lượng cầu.Quan hệ cung -cầu tác động lên giá cả và ngược lại, giá cả tác động lên cung -cầu.
Trong nền KTTT, giá cả thị trượng là hình thức biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị.giá cả thị trường được hiểu theo nhiều quan niệm sau:giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả là tương quan tỷ lệ giữa hàng hoá và tiền tệ. Giá cả là số tiền mà người mua phải trả cho người bán. (1 trang 60, 61)
IV. Tác dụng to lớn của sự phát triển yếu tố HH trong nền kinh tế thị trường
Sự phát triển của yếu tố hàng hoá(YTHH) trong nền kinh tế thị trường có tác dụng tích cực đến các mặt :
- Một là, sự phát triển của HH sẽ tạo ra nhiều loại HH trên thị trường với đủ chủng loại, mẫu mã được cải tiến,chất lượng được nâng cao, cũng như tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ. Điều này giúp cho sản phẩm HH của nước ta có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
- Hai là, phát triển HH tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hàng hóa ,buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật,áp dụng công nghệ mới, không ngừng sang tạo đẻ tạo ra nhiều loại sản phẩm với chi phí sản xuất tố thiểu nhòe đó mới có thể đứng vững được trên thị trường. quá trình đó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Ba là, sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất cũng phát triển sâu rộng hơn cùng với sự phát triển của hàng hóa. HH trong khu vực nào càng đa dạng, chất lượng tốt, thì một điều chắc chắn rằng ở khu vực đó có sự phâen công lao động và chuyên môn hóa sản xuất cao.
- Bốn là, về mặt khách quan HH được phát triển mạnh cả về chất và lượng sẽ giúp cho người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn hơn. Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu của con người cần được thỏa mãn nhu cầu mua sắm, vật chất ngày càng cao. Do đó, việc phát triển HH là tính tất yếu trong một xã hội phát triển.
V. Tính tất yếu của sự phát triển yếu tố HH trong nền KTTT trong thực tiễn kinh tế nước ta hiện nay
- Thứ nhất, nền KTTT nước ta hiện nay là nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt vừa có những tính chất chung của nền KTTT. Mặt khác, nó cũng có những đặc trưng bản chất như: nền KTTT gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thực hiện phân phối theo thu nhập lấy phân phối theo lao động là chủ yếu,vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước….. Do đó, khi KTTT phát triển theo đó là sự phát triển của kinh tế HH thì yếu tố HH trong nền kinh tế cũng phải phát triển.
- Thứ hai, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho nên tính cạnh tranh trên thị trường sẽ gắt gao hơn, HH trên thị trường đa dạng, phong phú về chất lượng, giá cả, nguồn gốc. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì trong những năm sắp tới thị trường HH Việt Nam sẽ có những biến động lớn đặc biệt là sự tăng vọt khối lượng HH trên thị trường hàng công nghiệp và dịch vụ.
- Thứ ba, do đòi hỏi khách quan của chi tiêu tiêu dùng xã hội khi mà thu nhập khả dụng không ngừng tăng, đã kéo theo sự cần thiết phải tăng chi mua HH. Vì vậy, HH phát triển phát triển là điều tất yếu để thỏa mãn mọi nhu cầu trong xã hội.
Chương II: Thực trạng của sự phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay.
I. Thực trạng của sự phát triển hàng hoá
Một câu hỏi được đặt ra là: “ Hiện nay, hàng hóa Việt Nam đi vào thế giới còn kém về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh... Vì sao vậy?” Có nhiều lý do, nhưng có một lý do chính là, nền kinh tế hàng hóa nước ta chưa thật sự trở thành nền kinh tế hàng hóa lớn. Lấy việc xuất khẩu nông, thủy sản làm ví dụ. Cơ sở sản xuất, chế biến nông, thủy sản ở nước ta, nói chung còn lạc hậu, trong khi thị trường quốc tế lại khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng, quy cách và mẫu mã sản phẩm. Không tiến lên trình độ sản xuất lớn, hiện đại thì nền kinh tế thị trường nước ta sẽ không thể khắc phục được sự lạc hậu. Chúng ta sẽ không đi lại con đường từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây. Tuy rằng việc xây dựng những tổ hợp sản xuất, chế biến quy mô lớn nào đấy chuyên để xuất khẩu là cần thiết, nhưng sản xuất lớn không có nghĩa là quy mô mọi thứ phải lớn. Con đường đi lên sản xuất lớn của chúng ta hiện nay là con đường thị trường, một con đường mà chúng ta phải tìm tòi, khai phá ra. Vẫn là kinh tế gia đình, nhưng nếu biết biến các cơ sở nhỏ lẻ của nó thành những mắt khâu của nền kinh tế thị trường lớn, một nền kinh tế có sự liên kết các cơ sở sản xuất, khoa học và quản lý, các cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ thành một hệ thống thống nhất để tạo ra những sản phẩm ổn định, có chất lượng và sức cạnh tranh cao, thì đó chính là cách sản xuất lớn của nền kinh tế thị trường hiện đại.
Thực tế nền kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa kém phát triển, còn mang nặng tính tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Do hệ thống công cụ còn lạc hậu, lao động thủ công còn nhiều cho nên chất lượng sản phẩm của hầu hết các doanh nghiệp còn thấp kém, khả năng của nó trên thị trường quốc tế và ngay cả thị trường trong nước còn kém.
Trước đây khi còn quan điểm không đúng: Đối lập chủ nghĩa xã hội với kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ( vì cho rằng kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường gắn với chủ nghĩa tư bản) thì nhiều người nhận thức và hiểu rằng dưới chủ nghĩa xã hội không còn kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường mà nếu còn tồn tại chỉ là một kiểu kinh tế hàng hóa đặc biệt (chỉ có tư liệu tiêu dùng là hàng hóa còn tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn … không phải là hàng hóa). Muốn tiến lên CNXH phải xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do đó CNXH tất yếu cũng không còn kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.Như vậy mâu thuẫn với thực tế khách quan: CNXH vẫn sẽ còn kinh tế hàng hóa ngay cả khi nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu và tư liệu sản xuất.
Ta có thể chia sự phát triển của yếu tố hàng hóa ra thành 2 giai đọan: Trước đổi mới (1986) và Sau đổi mới để thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ ,rõ rệt của yếu tố HH qua từng giai đoạn:
 Giai đọan trước 1986: Nền kinh tế VN theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, các đơn vị sản xuất, kinh doanh họat động theo những chỉ tiêu được giao và những mệnh lệnh từ cấp trên. Trong giai đọan này này không có sự
* Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.
* Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.
* Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, để họ có một cách nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin hơn vào các sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam, từ đó có thiện cảm và ưa chuộng hàng Việt Nam hơn.
* Xây dựng một tiềm thức trong cộng đồng doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm và độ tin cậy cao trong kinh doanh.
* Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam.
* Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.
* Xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng.
* Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. ( , 8:45 p.m., 21/6/2007)
Một số chính sách thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa đã được ban hành như:Trước mắt các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay đầu năm 2007 gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, mức cắt giảm bình quân 44% so với hiện hành, đây là các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi; riêng ngành dệt may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất và giá cả của nhóm hàng dệt may. Các ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ cạnh tranh của hàng nhập khẩu do việc giảm thuế (ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch nhập khẩu) gồm: các sản phẩm gỗ, giấy, ô tô, xe máy, san phẩm hóa chất, đồ nhựa, dệt may, máy móc thiết bị các loại… Đặc biệt các mặt hàng như mỹ phẩm các loại, xà phòng giảm 20 - 40%, đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý, ngọc trai giảm 25%, quạt điện giảm 25%, một số linh kiện chính của xe ô tô giảm 10 - 17%, bánh kẹo các loại giảm 20 - 30%, một số dầu thực vật giảm 20 - 40%. Một số mặt hàng giảm thuế nhập khẩu từ tháng 1/2007: Bia giảm 20%; Sản phẩm nhựa dùng trong gia đình giảm 20%; Hàng dệt may giảm 63%; Giày dép mũ các loại giảm 20%; Đồng hồ các loại giảm 25%; Chè giảm 20%; Thịt chế biến (hộp) giảm 20%; Gạch ốp giảm 17%; Đồ sứ giảm 17 - 20%; Thủy tinh, kính giảm 10%; Một số loại ắc quy giảm 20%; Một so hàng tạp hóa khác giảm 20 - 25%.Riêng đối với nông nghiệp, áp lực cạnh tranh là lớn do sản xuất nông nghiệp của ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp theo đầu người quá ít, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác trung bình ở mức 30 triệu đồng/ha. Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến chủ trương và các giải pháp này. Tới đây sẽ phải xây dựng thành cơ chế và chính sách cụ thể, nhưng cần chú ý là Không bảo hộ trực tiếp khâu xuất khẩu nông sản, không được hỗ trợ cho việc thay thế, hạn chế nhập khẩu. (3 trang 150, 168, 201)



KẾT LUẬN:
Tóm lại, Từ nền kinh tế thị trường Việt Nam tiến tới hội nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, xét từ góc độ kinh tế hàng hóa là từ kinh tế hàng hóa giản đơn của những người sản xuất nhỏ tiến tới hội nhập với nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa hiện đại, phát triển. Ở đây, chúng ta gặp lại vấn đề từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, nhưng theo tư duy mới, theo con đường kinh tế thị trường. Chúng ta sẽ đi từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ lên nền kinh tế hàng hóa lớn mang bản chất xã hội chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, học tập và sử dụng tối đa các thành tựu của nền kinh tế hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa.trong thời gian tới để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo môi trường pháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm về mặt xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước để hệ thống này thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của đất nước, vừa phòng ngừa, vừa chống tham nhũng, lãng phí một cách hiệu quả nhất. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật còn phải bảo đảm phù hợp với các thông lệ quốc tế bởi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Đồng thời hệ thống pháp luật phải góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường của Việt Nam.Các chính sách về phân phối, trợ cấp phải bảo đảm lợi ích kinh tế chính đáng cho những người có công, những đối tượng được hưởng chế độ chính sách xã hội và giảm bớt khoảng cách về thu nhập cho mọi đối tượng lao động giữa các thành phần kinh tế. Chính sách dân tộc phải được hoàn thiện hơn để bảo đảm khối đoàn kết đại dân tộc...Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần kiện toàn lại bộ máy nhà nước; xây dựng cơ chế hoạt động có hiệu quả; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời có biện pháp xử lý những cán bộ tha hóa về phẩm chất, yếu kém về năng lực; phát huy dân chủ để xây dựng một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân.Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bởi chỉ có như vậy việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta mới thực sự đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều này một mặt quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác Đảng cũng cần luôn đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đổi mới cách lãnh đạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top