Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc miễn phí





Thời đại ngày nay, đặc biệt là giai đoạn hiện nay đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng cũng như về hoạt động thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức đúng đắn để tiến hành những hoạt động quốc tế phù hợp phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Do vậy phải giáo dục cho nhân dân có được niềm tin về lý tưởng XHCN trong điều kiện thế giới có nhiều biến đổi. cần xử lý nghiêm minh, công bằng đối với những hành vi vi phạm pháp luật làm suy thoái tư tưởng, băng hoại đạo đức xã hội. Hội nhập quốc tế mà không được chệch hướng XHCN, bảo đảm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

m quan trọng của việc đại đoàn kết dân tộc, quả thật cũng từ tư tưởng của Bác mà quân và dân ta đã chíên thắng kẻ thù xâm lược giành độc lập dân tộc. Nhờ chính sách đại đoàn kết dân tộc mà giờ đây đất nước ta đã trở thành một khối đoàn kết anh em dù chúng ta có tới 54 dân tộc, đây cũng là một thành công lớn của Đảng và nhà nước ta trong việc thực thi tư tưởng của Bác. Từ tư tưởng của Bác mà Đảng ta cũng tổ chức nhiều buổi,chương trình đa dân tộc như cuộc gặp các dân tộc thiểu số gần đây[3], chứng tỏ nhà nước đang đặc biệt quan tâm đến việc làm sao cho 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam trở thành một khối đoàn kết vững mạnh.
Kết luận và đề suất
CHƯƠNG I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần đoàn kết cộng đồng của dân tộc Viện Nam.
Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt bốn nghìn năm lịch sử, gắn liền với yếu tố đoàn kết cộng đồng dựng nước và giữ nước. Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống lại thiên tai thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. Với nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra yếu tố đoàn kết cộng đồng, của những người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt và kinh tế.
Mặt khác dân tộc ta phải thường xuyên đối đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo. Để chiến thắng dân ta phải xiết chặt muôn người như một chống xâm lược tạo nên truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc. Yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ : gia đình – làng xã – quốc gia. Từ đời này sang đời khác, tổ tiên ta đã có rất nhiều những câu ca dao, chuyện cổ tích, ngạn ngữ ca ngợi truyền thống dân tộc.
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: “ dân ta có một lòng nòng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi quốc gia bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.2 Người trăn trở về vấn đề đoàn kết lực lượng chống Pháp và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới
Hồ Chí Minh thấy các phong trào chống Pháp của dân ta tuy rầm rộ nhưng đều thất bại, do không quy tụ được sức mạnh của dân tộc. Người thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng yêu nước của các nhà yêu nước tiền bối. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… đều yêu nước thương dân, nhưng về tập hợp lực lượng thì các bậc tiền bối này đều có vấn đề, cho nên tập hợp không được rộng rãi, không đầy đủ vì thế tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Như cụ Phan Bội Châu chủ chương tập hợp 10 hạng người chống Pháp: Phú hào, Quý tộc, Nhi nữ, Anh sĩ, Du đồ, Hôi đảng, Thông ngôn, Ký lục, Bồi bếp, tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng lại không có công nhân và nông dân.
Người đã đi khắp các thuộc địa và nhiều nước đế quốc, nhưng vẫn chưa thấy dân tộc nào làm giải phóng thành công, do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết tổ chức đoàn kết lực lượng. Nghiên cứu Cách mạng Tháng 10 Nga, Người thấy nổi bậc bài học về đoàn kết tập hợp lực lượng công nông để làm cách mạng giành chính quyền và bảo vệ chính quyền non trẻ, đánh tan sự tấn công của 14 nước đế quốc và bọn Bạch vệ, xây dựng đất nước theo con đường XHCN.
1.3 Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đoàn kết lực lượng trong cách mạng XHCN
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là vì chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Khi Người đọc được tác phẩm của V.I.Lênin: sở khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Người đã vui đến phát khóc[4.tr21]. Lênin cho rằng, sự liên minh giai cấp, trước hết liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Như vậy chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa rất to lớn, không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó còn là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, các nhà cách mạng lớn trên thế giới và từ đó hình thành nên tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
1.4 Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng thế giới
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước cũng như sau này, Hồ Chí Minh đã luôn chú ý nghiên cứu, tổng kết những bài học kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đặc biệt, Hồ Chí Minh nghiên cứu những bài học của cách mạng Tháng 10 Nga. Là bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành chính quyền cách mạng, để xây dựng chế độ XHCN đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông.
Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của phong trào dân tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga là cơ sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
2.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
Hồ Chí Minh đã nói:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.”
Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới, muốn có đư
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top