angel_2571991

New Member
Khóa luận Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Download Khóa luận Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam miễn phí





Sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong những năm này đã tạm thời góp phần tích cực vào việc vào việc ổn định giá cả, ổn định lạm phát và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao (khoảng 9%/ năm). Tuy nhiên, việc ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm vị trí quan trọng số 1 trong giỏ ngoại tệ xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu, cộng với xu hướng lên giá của đồng USD trong giai đoạn này đã làm cho VND ngày càng có xu hướng bị đánh giá cao hơn thực tế. Chính điều này đã tạo ra và tích lũy những nhân tố gây mất ổn định và phát triển không bền vững của nền kinh tế.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hiếm ở Việt Nam. Điều này đi ngược lại chiến lược đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trên cơ sở khai thác có hiệu quả những nguồn lực sẵn có, tương đối có lợi thế so sánh của đất nước (phù hợp với thiết bị - công nghệ sử dụng nhiều lao động)
Những tác động tiêu cực của tỷ giá trong thời kỳ này đến xuất khẩu đã bị làm trầm trọng hơn do tác động của quyết định điều chỉnh và phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994, đã tạo cho hàng hóa - dịch vụ của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc giảm mạnh tỷ giá hối đoái giữa VDN/NDT đã làm cho hàng hóa - dịch vụ của Trung Quốc trở nên quá rẻ, khuyến khích tăng vọt khối lượng hàng Trung Quốc nhập khẩu lậu qua biên giới, vô hiệu hóa hàng rào thuế quan và các biện pháp quản lý hành chính nhằm ngăn chặn tình trạng này. Năm 1992, Việt Nam đã chính thức nhập siêu 85 triệu USD của Trung Quốc, nếu kể cả buôn lậu thì giá trị thực nhập không ít hơn 3-4 lần con số nêu trên. Con số buôn bán mậu dịch với Trung Quốc vào năm 1994 chắc chắn còn lớn hơn nhiều khi đồng NDT giảm giá 50%.
Bảng 2.7: Cán cân thương mại 1992-1997
Chỉ tiêu
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Xuất khẩu (triệu USD)
2552
2952
4054
5449
7255
9268
Nhập khẩu (triệu USD)
2540
3924
5826
8155
11144
11743
Nhập siêu (triệu USD)
12
-972
-1772
-2702
-3889
-1900
Tỷ lệ nhập siêu (% /XK)
1,55
-31,4
-43,7
-49,7
-53,6
-26,2
(Nguồn:Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Khi cán cân thương mại và cán cân thanh toán bị thâm hụt dai dẳng, Chính phủ nước đó sẽ phải tìm đến chính sách tiền tệ thắt chặt, chuyển sang trạng thái giảm phát và đi ngược lại mục tiêu đẩy nhanh quá trình tăng trưởng. Thực tế ở Việt Nam trong thời kỳ này chính là một minh chứng. Sau năm 1995, lạm phát đã giảm xuống một con số và nhiều thời điểm ở những năm trong giai đoạn này đã xảy ra tình trạng giảm phát.
Mặt khác, việc cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái trong điều kiện lạm phát tuy đã bị kiềm chế nhưng vẫn ở mức 2 con số cho đến trước năm 1995 đã tiếp tục làm cạn kiệt quỹ trữ ngoại tệ còn hết sức ít ỏi của Việt Nam. Điều này gia tăng sức ép về khả năng sẽ phải phá giá VND một cách thụ động và cái giá phải trả cho sự phá giá bị động sẽ không lường hết được, nhất là trong tương lai không xa nữa Việt Nam sẽ từng bước mở cửa thị trường tài chính - tiền tệ.
Như vậy, có thể thấy giá trị của VND trên thị trường ngoại hối trong giai đoạn 1992 - 1996 là ổn định và có xu hướng lên giá không hợp lý. Đây không phải là một kết quả đáng mừng, mà ẩn chứa nhiều vấn đề cần được làm rõ. VND bị đánh giá cao ngày càng gây những tổn hại đến năng lực cạnh- tranh trong thương mại quốc tế của hàng hóa – dịch vụ Việt Nam. Nó không chỉ kìm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, kể cả nhập khẩu lậu, mà còn gây sức ép lớn đối với các ngành sản xuất trong nước nhất là các ngành công nghiệp, nông nghiệp sản xuất xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Thực trạng này không chỉ làm những cân đối bên ngoài mà cả những cân đối bên trong của nền kinh tế có xu hướng ngày một xấu đi. Sức ép giảm giá VND cũng ngày càng lớn, nhưng chúng ta đã không nhận thấy hết tính nghiêm trọng của nó vì sức ép này không bộc lộ trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi, được nhà nước kiểm soát chặt chẽ và vẫn còn đóng cửa. Những thành công của công cuộc đổi mới và việc nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cũng phần nào che khuất những bất ổn mà quá trình tăng trưởng nhanh tạo ra. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vấn đề lên giá không thực tế của đồng VND trong thời kỳ này cần được xem xét thận trọng và xử lý thích hợp. Để làm được điều đó cần phân tích kỹ những nguyên nhân của sự lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái trong thời kỳ 1992-1996 và tính nghiêm trọng của những hệ quả mà nó gây ra.
Nguyên nhân của những diễn biến tỷ giá hối đoái thời kỳ 1992-1996:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình lên giá và sau đó vững giá của VND trong thời kỳ 1992-1997, nhưng trước hết phải kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:
a. Thời kỳ này nguồn cung ứng USD và các ngoại tệ khác vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng do hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng, bao gồm:
- Các khoản thu từ xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ tăng với tốc độ cao, hơn 20%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 1997 đã tăng lên hơn 9 tỷ USD, gấp 4 lần so với năm 1990.
- Các luồng vốn ngắn hạn như: chuyển tiền, kiều hối, các khoản thu từ dịch vụ lao động, du lịch, quà tặng, trợ giúp từ thiện, viện trợ của các Chính phủ cũng như của các tổ chức phi chính phủ và các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho vay dài hạn của các tổ chức tín dụng quốc tế, cộng đồng tài chính thế giới ngày một gia tăng…
Tăng cung ngoại tệ làm cho tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại hối giảm xuống và VND lên giá.
b. Nhằm hỗ trợ cho sản xuất trong nước vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, chúng ta đã gia tăng một loạt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu.
Từ tháng 9/92, chính phủ Việt Nam đã thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu 17 mặt hàng, gia tăng thuế và khống chế hạn ngạch các mặt hàng nhập khẩu. Hạn chế khả năng nhập khẩu, nhất là bằng các biện pháp hành chính, phi kinh tế sẽ làm cầu về ngoại tệ giảm. Tình hình này có xu hướng ủng hộ tỷ giá VND/USD suy giảm và đồng VND lên giá.
c. Chủ trương của các cấp lãnh đạo nhà nước và Ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn muốn duy trì tỷ giá VND/USD ở mức ổn định thấp để thu hút đầu tư nước ngoài và giảm bớt sức ép đối với lạm phát đang có xu hướng tăng trở lại (1994-1995).
Do những sức ép này, Ngân hàng nhà nước đã sử dụng khá nhiều ngoại tệ để ổn định tỷ giá, nhằm tránh sự giảm giá trị danh nghĩa của VND, cũng có nghĩa là ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tăng giá trị đồng VND một cách không thực chất. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường thường biến động đạt mức tối đa biên độ cho phép, đây hoàn toàn không phải biên độ thực tế của thị trường ngoại hối đã phát triển vì thị trường của Việt Nam vẫn còn bị khép kín và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng các biện pháp phi thị trường. Theo Báo cáo của Ngân hàng nhà nước, trong 6 phiên giao dịch ngoại tệ tại các trung tâm giao dịch chính thức, lượng ngoại tệ chỉ đảm bảo chưa đến 50% lượng ngoại tệ được yêu cầu. Ngân hàng nhà nước đã cố gắng bán ra hầu như toàn bộ số ngoại tệ mất cân đối giữa cung và cầu nhưng tỷ giá đóng cửa tại các trung tâm giao dịch vẫn tiếp tục tăng.
Hệ quả của thực trạng tỷ giá hối đoái thời kỳ 1992-1996:
Tỷ giá hối đoái có xu hướng đánh giá cao VND sẽ không khai thác được một cách có hiệu quả những lợi thế so sánh của nền kinh tế trong hoạt động thương mại quốc tế.
Việc khai thác lợi thế so sánh đòi hỏi cần khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng mà quá trình sản xuất có khả năng thu h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Hanvico Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Bưu Chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top