Download Đề án Lạm phát và vấn đế chống lạm phát ở Việt Nam miễn phí





Mức lạm phát được kìm chế trong cả sáu tháng đầu năm 90, đã đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế- chính trị- xã hội, tạo điều kiện cải thiện quan hệ kinh tế với các tổ chức tài chíng thế giới và góp phần ổn định chính trị xã hội tạo được lòng tin trong nước và trên thế giới về tính đúng đắn về cuộc đôỉ mới ở nước ta.
Tuy nhiên trong việc áp dụng biện pháp tình thế nâng lãi suất tiết kiệm và điều hành chính sách lãi suất nói chung cũng đã làm nảy sinh những mâu thuẫn mới, ngoài tác dụng tích cực có gây một số tiêu cực cho nền kinh tế, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tái lạm phát cao( so với năm 1989 và đầu 1990) từ quí III/1990 cho đến đầu năm 1992( tốc độ trượt giá hàng hoá hàng tháng bình quân quí III/1990 là 4,5%, quí IV/1990 là 7,6% và bình quân tháng của năm 1991 là 4,5%.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cách ngập khẩu hàng hoá bổ xung. Đầu cơ phát triển, càng làm cho cung cầu không cân đối, đẩy giá cả lên cao hơn.
Ngoài những đặc trưng chử yếu trên đây, ta còn có thể kể ra các đặc trưng khác của lạm phát Việt Nam như :
Lạm phát của một nền kinh tế mà cơ cấu của nó bao gồm những nghành kém hiệu quả được ưu tiên phát triển .
Lạm phát của một nền kinh tế chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm.Do vậy những khoản chi tiêu cho quốc phòng lớn,những khoản chi phí đã làm tăng sự thâm hụt ngân sách và gia tăng lạm phát.
Việt nam là nước nông nghiệp mà năm nào cũng có nơi bị thiên tai hạn hán lũ lụt, mất mùa nặng nề, nên ngân sách phải trợ cấp vùng lũ lụt.
Từ những phân tích các đặc trưng của lạm phát, ta có thể thấy được những nguyên nhân của lạm phát của thời kỳ 1981-1988.
Trước hết ta có thể tìm thấy nguyên nhân của lạm phát từ trong chính các thể chế kinh tế ở Việt Nam, từ chế độ công hữu tràn lan đến cơ cấu kinh tế quan liêu bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa... Chính thể chế kinh tế này dã làm cho nền kinh tế hình thành và phát triển theo hướng tăng chi phí, tách rời nhu cầu, cô lập với thị trường thế giới, do vậy mà không thể tạo môi trường kinh doanh có hiệu quả cho các xí nghiệp các công ty, thúc đẩy mất cân đối cung cầu, thu và chi ngân sách ... Thể chế kích thích xu hướng phát triển không có hiệu quả, không trừng phạt các xí nghiệp làm ăn thua lỗ. Đó là nguyên nhân sâu xa đưa nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát phi mã.
Thứ hai những nguyên nhân của lạm phát từ trong chính các thể chế chỉ đạo sai lầm của bộ máy nhà nước: cơ cấu không suất phát từ hiệu quả, chính sách lãi suất quá thấp so với mức trượt giá làm dân chúng không muốn gửi tiết kiệm, các ngân hàng chỉ làm chức năng phát hành thu giữ mà không làm chức năng kinh doang tiền tệ và vốn, không biết đầu tư vào ngành có hiệu quả, chính sách tài chính chỉ tính đến việc tận thu và phát hành tiền để chi mà không biết nuôi dưỡng các nguồn thu, vay của dân để chi v.v.. Những chính sách này trên thực tế đã làm cho các nguồn thu ngày càng cạn kiệt, ngân sách ngày càng thiếu hụt và lạm phát gia tăng là một điều không tránh khỏi.
Thứ ba, nguyên nhân lạm phát do những điều kiện khách quan gây ra như chiến tranh, thiên tai...
Những đặc trưng trên đây cho thấy lạm phát ở Việt Nam thời kỳ này khác hẳn với các nước phương Tây.
phần hai:
lạm phát nước ta những năm 1990-1995
1 - ĐổI MớI Cơ Chế, chính sách.
Những kết quả bước của quá trình đổi mới cơ chế, chính sách giá theo đường lối đại hội VI và đại hội VII của đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trước hết và về cơ bản là cơ chế và chính sách giá đã chuyển biến theo hướng xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thông qua hệ thống hai giá chuyển mạnh sang cơ chế một giá kinh doanh phù hợp với quan hệ cung cầu và thị trường, bắt đầu từ giá mua nông sản, thuỷ sản, giá bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ... Và đến nay hầu hết các loại vật tư chủ yếu ; mở rộng quyền tự chủ về giá, đi đôi với đổi mới cơ chế kế hoạch hoá, tự chủ về vốn tự chịu trách nhiệm về lời lỗ trong sản xuất kinh doanh.
Việc điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước đã có sự đồng bộ trên các mặt tài chính, tiền tệ và diều hoà thị trường giá cả, bội chi ngân sách và nhu cầu tín dụng vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế được bù đắp chủ yếu bằng nguồn vay dân; ngân hàng đã có dự trữ đủ sức can thiệp hai thi trường vàng và đô la không để xảy ra đột biến giá, lạm phát đã được kìm chế và giảm thấp là kết quả nổi bật trong năm 1992.
Giá cả thị trường có xu hướng đi vào ổ định. Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá dịch vụ trong những tháng đầu năm 1992 tăng 5-6% tháng. Từ tháng 3-1992 tốc độ tăng giá liên tục giảm, mức tăng giá bình quân hàng thàng từ 3,5%trong quí I, xuống 0,75% trong quí II và xuống còn 0,2% trong quí III, mức tăng giá hàng tháng trong quí IV là 1,05% tuy cao hơn quí II và III nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng giá trong quí IV các năm trước. Mức tăng giá cả năm là 17,49% thấp hơn mức Quốc hội đề ra từ đầu năm (30-40%).
Sở dĩ đạt được sự ổn định như trên là do kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng trước hết là chính sách quản lý chặt chẽ khối lượng tiền tệ tăng thêm, mở rộng việc phát hành các tín phiếu, kỳ phiếu để thu hút mạnh số tiền nhàn rỗi trong dân, cải tiến một bước công tác điều hoà lưu thông tiền tệ, xoá dần bao cấp qua ngân sách và tín dụng, chấn chỉnh công tác quản lý ngoại hối với sự can thiệp trực tiếp của ngân hàng và thị trường vàng và đo la, đồng thời trong lĩnh vực giá đã tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, gắn liền với quá trình chống lạm phát, được thực thi trong cuộc sống bằng các giải pháp tình thế và cả các giải pháp cơ bản lâu dài.
Từ tháng ba năm 1989 lần đầu tiên sau nhiều năm lạm phát nghiêm trọng trong việc thực hiện các giải pháp chống lạm phát cao đã chú trọng đến khâu trọng tâm cần xử lý là chính sách tiền tệ, tín dụng. Do đó cũng là lần đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với qui luật của cơ chế thị trường: đưa lãi suất huy động tiết kiệm lên cao hơn tốc độ trượt giá. Lãi suất huy động và cho vay các tổ chức kinh tế cũng được dịch gần với lãi suất huy động tiết kiệm và chỉ số trượt giá thi trường, rút ngắn kỳ hạn 3 năm (ngắn) và 5 năm (dài) về tiền gửi tiết kiệm xuống không kỳ hạn và kỳ hạn ba tháng. Giải pháp tình thế này đã có tác dụng quan trọng chặn đứng lạm phát cao. Mức lạm phát bình quân tháng từ 14,2% năm1988 giảm xuống còn 2,5% năm1989.
Mức lạm phát được kìm chế trong cả sáu tháng đầu năm 90, đã đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế- chính trị- xã hội, tạo điều kiện cải thiện quan hệ kinh tế với các tổ chức tài chíng thế giới và góp phần ổn định chính trị xã hội tạo được lòng tin trong nước và trên thế giới về tính đúng đắn về cuộc đôỉ mới ở nước ta.
Tuy nhiên trong việc áp dụng biện pháp tình thế nâng lãi suất tiết kiệm và điều hành chính sách lãi suất nói chung cũng đã làm nảy sinh những mâu thuẫn mới, ngoài tác dụng tích cực có gây một số tiêu cực cho nền kinh tế, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tái lạm phát cao( so với năm 1989 và đầu 1990) từ quí III/1990 cho đến đầu năm 1992( tốc độ trượt giá hàng hoá hàng tháng bình quân quí III/1990 là 4,5%, quí IV/1990 là 7,6% và bình quân tháng của năm 1991 là 4,5%.
Lãi suất ngân hàng không được điều chỉnh kịp thời, tương ứng với tình hình lạm phát theo đúng tính chất tình thế của công cụ này, nên có lúc đã trở thành quá cao so với chỉ số trượt giá.Đã kích thích tăng tiền gửi quá mức, thu hẹp đầu tư cho sản xuất và lưu thông gây khó khăn cho kinh tế quốc doanh trong quá trình phục hồi và sắp xếp lại. Nhưng từ quí III/1990 lãi suất trở lên thấp xa so với tốc đọ trượt giá, sinh ra bao cấp trở lại cho kinh tế quốc doanh và phát sinh nhu cầu vốn giả tạo từ cơ sở.
Việc áp dụng biện pháp tình thế ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top