Download Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng và quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở VN miễn phí





Trong vòng 3 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực, đã có 72000 doanh nghiệp mới ra đời, tham gia hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sông xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp nêu trên. Sự tham gia của kinh tế tư nhân gồm các doanh nghiệp công ty, các hộ gia đình, thương lái,chủ vựa.vào mạng lưới thương mại quốc gia đã góp phần quan trọng kích hoạt sự phát triển sản xuất hàng hoá, tạo ra sức mua hơn cho thị trường, đóng góp vốn và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại chung.
Vai trò của kinh tế tư nhân là rất quan trọng, không những góp phần hạn chế độc quyền của các công ty nhà nước, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, làm năng động hoá toàn bộ hệ thống thương mại cả nước và hoạt động xuất nhập khẩu mà còn tạo thêm nguồn lực về vốn, trình độ quản lí, trình độ chuyên môn, trang thiết bị kĩ thuật và công nghệ. cho sự nghiệp phát triển đất nước.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hững ưu thế và nhược điểm, rốt cuộc đã tỏ ra không có sức sống và sự tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế bị va vấp nặng nề trong thực tiễn và đi đến sụp đổ. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa kinh tế thị trường phục vụ cho mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc tạo ra động cơ lợi ích và cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy các tiềm năng kinh doanh, phát triển các lực lượng sản xuất và xã hội hoá nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt, chủ nghĩa tư bản đã sử dụng các thành tựu Khoa học công nghệ hiện đại và vai trò nhà nước như một chủ thể xã hội hùng mạnh để can thiệp- quản lí các quá trình kinh tế vĩ mô, nhằm khắc phục hậu quả của chu trình kinh tế, hạn chế những khuyết tật và thất bại của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hiện đại và mở rộng quan hệ thị trường trên qui mô toàn cầu.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực ấy, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng bộc lộ những mặt trái của nó. Những mâu thuẫn mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã được chính các nhà kinh tế học tư sản nhận thức một cách sâu sắc:”kinh tế thị trường toàn cầu là do một số nhỏ những nước có ảnh hưởng đến sự phát triển bên trong các nước khác, điều tiết bằng việc thực hiện các chương trình sửa đổi được thảo ra trên cùng một mô hình, dưới sự hướng dẫn của các tổ chức hàng đầu (...). Chủ nghĩa tư bản toàn cầu vẫn chưa an ninh và đầy mâu thuẫn. Nó tràn ngập những tội phạm kinh tế, dễ tổn thương về mặt tài chính, ô nhiễm môi trường và những đe doạ về xã hội như tăng trưởng chậm làm tăng thất nghiệp và cùng kiệt đói(...).
Do đó phát triển theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là duy nhất đúng, bởi luôn ẩn chứa trong nó những cạm bẫy, rủi ro. Càng không thể phủ nhận những hạn chế và mâu thuẫn cố hữu của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ngay tại quê hương phát triển rực rỡ của nó ở phương Tây, mà việc khắc phục những mâu thuẫn này cho tới nay vẫn là một vấn đề cực kì nan giải. Trong khi đó một số nước Tây Âu và Bắc Âu với mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ và nền kinh tế thị trường xã hội đang thể hiện mong muốn tìm con đường riêng nhằm khắc phục hạn chế của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
2-Việt Nam
Đặt trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá và bước quá độ của nền kinh tế nước ta từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung và từ nền kinh tế còn mang đậm nét nông nghiệp lạc hậu sang hệ thống kinh tế thị trường với những yêu cầu – áp lực phát triển rút ngắn và hội nhập vô cùng bức bách. Đây không phải là sự gán ghép khiên cưỡng, chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà trên cơ sở nhận thức sâu sắc tính tất yếu của thời đại, sự khái quát hoá, đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, có kinh nghiệm Trung Quốc về phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đặc biệt từ tổng kết mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và gần hai mươi năm đổi mới của Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam là kinh tế sản xuất nhỏ, nguồn lao động dồi dào bao gồm nhiều tầng lớp, trong khi trình độ còn ở nhiều mức độ khác nhau thì việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế là tất yếu để vận dụng tối đa nguồn nhân lực phát triển kinh tế.
Từ đây, Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động, trong điều kiện cầm quyền, không thể không lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng đây là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng tiến hoá khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống Việt Nam và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Đây cũng là sự trùng hợp giữa qui luật khách quan và mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với logic tiến hoá nội sinh của dân tộc, khi chúng ta chủ trương xây dựnh hình thái kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu phát triển, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đạt được sự phồn vinh hạnh phúc chung của toàn xã hội. Nó cũng là con đường thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để có thể giảm thiểu đau khổ, thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển.
B-Thực trạng vấn đề.
I - Mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam.
1. Mặt thống nhất.
Nước ta đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ nền sản xuất nhỏ với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Mỗi hình thức sở hữu dược biểu hiện thành một thành phần kinh tế.Trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, cơ chế hoạt động của nền kinh tế là cơ chế thị trường. Do đó các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập. Mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Sự phát triển của mỗi thành phần kinh tế góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất tuy có sự độc lập tương đối và có bản chất riêng,nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trường chung, cùng chịu sự tác động của các nhân tố, các qui luật thịtrường. Đông thời các thành phần kinh tế tác động lẫn nhau cả tích cực cả tiêu cực. Sự biến đổi của các thành phần kinh tế này sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác. Hơn thế nữa, các thành phần kinh tế có thể liên kết với nhau trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do nhà nước hướng dẫn, điều tiết, các chủ sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ xung cho nhau, bình đẳng trước pháp luật
Các thành phần kinh tế nước ta có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất. Chúng đều là bộ phận cấu thành của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất và mục tiêu duy nhất và chung nhất của chúng ta là đáp ứng yêu cầu ủa xã hội và cư dân trên hị trường để hướng tới mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển. Nền kinh tế nhiều thành phần nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế khách quan đang tác động trong thời kì quá độ khi hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc. Các hình thức sở hữu kết hợp và đan xen vào nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng. Các thành phần kinh tế đã khơi dậy nhiều tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm cho xã hội, thúc đẩy hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa tạo ra sự cạnh tranh sống động trên thị trường. Sự phát triển của các thành phần kinh tế là quá trình thực hiện sự kết hợp về lợi ích kinh tế xã hội, tập thể và người lao động ngày càng cao hơn.
Nền kinh tế nhiều thành phần là cơ sở tồn tại của các giai cấp hay các tầng lớp khác nhau mà tổng hợp toàn bộ các giai cấp hay tầng lớp xã hội đó tạo ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Bạn nào giúp mình làm bài tiểu luận triết học với. bàn về quy luật mâu thuẫn? Sinh viên chia sẻ 0
N Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
A Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Văn hóa, Xã hội 0
E Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập W Văn hóa, Xã hội 0
S Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chừng qua việc tìm hiểu Việt Nam gia nhập WTO Văn hóa, Xã hội 0
W Tiểu luận: Mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng về tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập W Văn hóa, Xã hội 0
V Tiểu luận: Mâu thuẫn giưa LLSX và QHSX trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải phá Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng trong xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top