katorj_u_a

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

I.Lý luận chung về Nhà nước 3
1. Các quan điểm trước Mác về Nhà nước 3
1.1. Thời kỳ cổ trung đại 3
1.2. Thời kỳ trung đại 3
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về Nhà nước 4
2.1. Nguốn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng, kiểu và hình thức Nhà nước 4
II.Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 14
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa 14
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền 14
1.2. Mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa 16
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân 17
1.4. Chủ trương lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta: 23
1.5. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 25
2.Vai trò Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đối với nền kinh tế thị trường: 29
2.1.Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay: 29
2.2. Vai trò Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đối với nền kinh tế thị trường: 32
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


Do nhân dân lao động làm chủ.
Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Có nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo nǎng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng trên đây, bao quát cả sáu lĩnh vực: chính trị, kinh tế, vǎn hóa, con người, dân tộc, quốc tế. Gọi là đặc trưng, bởi lẽ đây là những khác biệt so với mọi kiểu loại xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, những khác biệt đem lại sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho dân tộc, cho xã hội và cho con người.
Đảng ta cũng đã nêu ra bảy phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Những phương hướng này cũng chính là con đường đưa chúng ta đi tới mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, con đường để từng bước hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội đã vạch ra.
Quá trình phác họa mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta gắn liền với việc đổi mới nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, và từng bước kiểm nghiệm những nhận thức mới trong thực tiễn. Tiêu chuẩn để đánh giá những nhận thức mới ấy là ở kết quả đã giành được trong thực tiễn đổi mới, qua đó những nhận thức mới lại tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh. Riêng về mặt kinh tế, những nhận thức mới được thể hiện tập trung ở những điểm chủ yếu sau đây: Muốn đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, phải thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch theo kiểu cũ, phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị truờng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói gọn lại thì đây là nền kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa.
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một hệ thống các quan điểm lý luận về bản chất, chức năng, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước; trong đó, quan niệm về Nhà nước pháp quyền là một tư tưởng nhất quán, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị lâu bền. Trong di sản lý luận của mình, Hồ Chí Minh đã có lần chính thức sử dụng thuật ngữ “chế độ pháp trị”. Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức, điều hành đời sống xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại.
Nhận thức được tầm quan trọng của luật pháp, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vai trò của chúng trong điều hành và quản lý xã hội. Năm 1919, tám yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc- xây đã có 4 điểm liên quan đến vấn đề pháp quyền, còn lại liên quan đến công lý và quyền con người.
Sau này, bản Yêu sách của nhân dân An Nam được Hồ Chí Minh chuyển thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó yêu cầu thứ bảy là:
“Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
“Trăm điều” là một đại lượng được sử dụng theo cách ẩn dụ để đề cập một cái chung, bao quát. Còn “thần linh pháp quyền” là một cách nói theo ngôn ngữ ngày nay, là ý thức, tinh thần pháp luật phải chi phối, chỉ đạo mọi hành vi, hoạt động của bộ máy, cơ quan Nhà nước; môi trường pháp lý phải bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, phản ánh nội dung cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Đồng thời, đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động quản lý Nhà nước của Người.
Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là: Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Cùng với chủ trương xây dựng Hiến pháp, ngày 10/10/1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh SL/47 cho phép sử dụng một số điều khoản của pháp luật cũ để điều chỉnh các quan hệ dân sự. Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, pháp luật của các chế độ xã hội có những giá trị nhân bản chung mà chúng ta có thể kế thừa, phát triển. Ở đây, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận pháp luật trong chiều sâu văn hóa của nó.
Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp năm 1946 không còn phù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1959. Trong tư duy Hồ Chí Minh, một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật, nhất là đạo luật “gốc” - Hiến pháp, cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phát sinh và định hình.
Ngoài hai bản Hiến pháp, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh còn chỉ đạo soạn thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật. Khối lượng văn bản luật đó luôn thể hiện rõ việc đề cao tính nhân đạo và nhân văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ.
Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế. Nhà nước ta cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội. Song pháp luật của ta đã có sự thay đổi về chất, mang bản chất của giai cấp công nhân, là một loại hình pháp luật kiểu mới, pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Tuy nhiên, pháp luật dân chủ ở Hồ Chí Minh cũng được xem xét trong các mối quan hệ hết sức đặc trưng:
Trong quan niệm về thực chất của dân chủ: “Không nên hiểu lầm dân chủ. Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện. Phải cấm chỉ những hành động tự do quá trớn ấy”.
Trong việc xác định rõ giới hạn của các quyền tự do cá nhân, Người nói: Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức là phạm đến tự do của người khác, là phạm pháp. Không thể có tự do cho bọn việt gian, bọn phản động, bọn phá hoại tự do của nhân dân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Bovailanh2802

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
:amen: :banghead:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top