haviethoabinh

New Member

Download Tiểu luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay miễn phí





Trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại có rất nhiều các quan niệm khác nhau về khoa học, một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội; mặt khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Xét về phương diện xã hội, khoa học là một hiện tượng xã hội có nhiều mặt, trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần. Về phương diện triết học, khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biêt. Đặc biệt, bởi vì khoa học không chỉ phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, những chân lý của nó được thực tiễn xã hội kiểm nghiệm mà khoa học còn là kết quả của quá trình sáng tạo logic, của trực giác thiên tài. Còn bởi vì, khoa học (cùng với công nghệ) là những yếu tố ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng, của cách sản xuất và của xã hội nói chung. Về phương diện nhận thức luận, khoa học là giai đoạn cao của nhận thức - giai đoạn nhận thức lý luận.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật. (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọn để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. Các vật thể càng ở bậc thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh là những phản ánh vật lý, hóa học. Những hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có định hướng sự lựa chọn. Hình thức phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên sống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh. Hình thức phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở tính kích thích, tức là phản ứng trả lời tác động của môi trường ở bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của chúng. Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cảm ứng, tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường. Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thống thần kinh là các phản xạ. Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất hiện là tâm lý. Như vậy, phản ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy trì sự tồn tại của mình. Phản ánh sinh học được thực hiện thông qua các hình thức kích thích ở thực vật, các phản xã ở động vật có hệ thống thần kinh và tâm lý ở động vật cấp cao. Tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối.
ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thức. ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người. ý thức là ý thức con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. ý thức bứt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành. ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài và đầu óc con người. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra.
Như vậy, bộ óc người [cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh] cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Những điều đã trình bày về nguồn gốc tự nhiên của ý thức cho thấy “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó ra, sự đối lập đó là tương đối(1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.18, tr.173
. ý thức chính là đạc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao mà thôi.
² Nguồn gốc xã hội
Để cho ý thức ra đời, những tiền đề, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ; điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.
Lao động theo C.Mác, là một quá trình diễn biến giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động, con người tác ra khỏi giới động vật. Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó, bắt nó phục tùng những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó.
Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là kết quả hoạt động chủ động của con người. Nhờ có lao động, con người tác động và thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định, và các hiện tượng ấy tác động vào bộ óc người, hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội. Nếu không có lao động thì hoàn cảnh vẫn bí ẩn, vẫn xa lạ đối với con người, con người không có cách nào khác ngoài lao động đẻ óc thể phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đổi thế giới đó. ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đổi thế giới xung quanh. Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hay nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan và đầu óc con người trong quá trình lao động của con người.
Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội. Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện. Chính nhu cầu đó đòi hỏi phải xuất hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.
Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý thức không phải thuần túy là hiện tượng cá nhân mà là một hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nấht quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. ý thức phản ánh hiện thức khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Vai trò của probiotics, symbiotics Y dược 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
E Tiểu luận: Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và t Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện cá Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: nâng cao vai trò của pháp luật thuế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườ Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một s Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Tài liệu chưa phân loại 1
M Tiểu luận: Vai trò của gia đình trong việc nhận thức và thực hiện bình đẳng giới hiện nay ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top