Download Tiểu luận Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta từ nay đến năm 2020 miễn phí





Công nghiệp nông thôn có thuận lợi về mặt nguyên liệu , đặc biệt các ngành chế biến nông sản , dịch vụ cho nông nghiệp và các ngành sử dụng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp . Mặt khác ở nước ta có nhiều loại nguyên liệu phân tán ở nhiêu vùng lãnh thổ ( dặc biệt là khoáng sản ) . Trữ lượng và chất lượng của chúng ta chưa đủ để tổ chức khai thác và chế biến trên quy mô lớn . Tuy nhiên nếu chỉ sản xuất quy mô nhỏ , chất lượng đòi hỏi không quá cao ( công nghiệp sơ chế chẳng hạn ) lại là nguồn nguyên liệu tại chỗ rất tiện lợi , cho phép tiết kiệm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm . Hơn nữa , khai thác các loại tài nguyên này cũng phù hợp với trình độ thấp trong các khâu chế biến trong công nghiệp nông thôn phù hợp với xu hướng thời kỳ đầu công nghiệp hoá là tận dụng nguồn lao động rẻ , tài nguyên có sẵn để tích luỹ , phát triển công nghiệp . Hiện nay , trình độ lao động nông thôn có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là khá cao , do vậy tuy chưa tiếp xúc trực tiếp với công nghệ hiện đại , chưa có kỹ năng , kỹ sảo trong hoạt động công nghiệp , song khả năng học nghề của họ khá nhanh . Ngoài những thuận lợi trên cũng phải thấy rằng công nghiệp nông thôn nước ta không phải bắt đầu từ con số không mà đã tồn tại , đã có sự phát triển về mặt tổ chức kinh doanh , tổ chức quản lý kinh doanh và quản lý của nhà nước đối với công nghiệp hoá nông thôn .



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vậy , nếu cứ giữ mô hình đó sẽ không tránh khỏi lạc hậu , lạc điệu và lạc lõng trước bước tiến như vũ bão của thế giới .
Ngày nay , nền kinh tế trên thế giới là nền kinh tế mở , khả năng tận dụng , tranh thủ công nghệ tiên tiến của các nước phát triển là dễ dàng do đó có thể rút ngắn thời gian cần thiết để từ một nứoc chậm phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển , điều mà nếu áp dụng mô hình công nghiệp hoá cổ điển không thể đạt được . Do đó con đường sẽ được chọn đối với các nước tiến hành công nghiệp hoá muộn sẽ là con đường “ Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và quốc tế hoá qua chuyển giao công nghệ ” và đó là con đường mà chúng ta đã , đang và sẽ thực hiện để trang bị cơ sở vật chất , kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế .
2. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý .
Nói đến cơ cấu kinh tế là muốn nói trong nền kinh tế có bao nhiêu ngành ( bộ phận ) hợp thành và mối liên quan giữa các ngành đó như thế nào . Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế cho phép ta khai thác được mọi tiềm năng bên trong và các lợi thế so sánh bên ngoài của đất nước . Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên , bảo vệ môi trường sinh thái , phát huy được thế mạnh về lao động , đất đai truyền thống ngành nghề , tạo một thế đứng cho nước ta trong tương lai trên thị trường thế giới , tham gia có hiệu quả vào việc phân công lao động và hợp tác quốc tế , bảo đảm sự phát triển có hiệu quả với năng suất cao cho toàn bộ nền kinh tế .
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá , cơ cấu kinh tế đó phải đảm bảo các yêu cầu sau :
Phản ánh đúng đắn các yêu cầu của các quy luật khách quan , đặc biệt là các quy luật kinh tế .
Phù hợp với xu thế phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay .
Phù hợp với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển .
Tính hợp lý của cơ cấu còn phải đảm bảo cho phép tối ưu hoá việc sử dụng lợi thế so sánh về tài nguyên lao động của nước phát triển muộn về công nghiệp . Chỉ có như vậy mới cho phép khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng vốn có của các ngành , các địa phương , và các đơn vị kinh tế cơ sở .
Từ những yêu cầu đó , Đảng ta đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu , sản xuất nhỏ là chủ yếu sang nền kinh tế có cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ hợp lý theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Từ một nền kinh tế tự nhiên ( tự cung , tự cấp ) sang nền kinh tế hàng hoá tương đối phát triển với thị trường nội địa thống nhất toàn quốc và mở rộng giao lưu trên thị trường thế giới . Kết hợp cơ cấu hướng ngoại và hướng nội để giảm nhẹ các chấn động có hại của thị trường thế giới .
Phải tăng nhanh khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ , thực hiện công nghiệp hoá theo nghĩa xây dựng một cơ cấu kinh tế đa ngành đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao .
Để cơ cấu kinh tế có thể chuyển dịch một cách linh hoạt , theo kịp với đà tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ cần hạn chế các công trình có quy mô lớn , hết sức coi trọng các công trình có quy mô vừa và nhỏ vốn đầu tư ban đầu đòi hỏi còn ít , thời gian xây dựng ngắn và hệ số hoàn vốn cao .
Chủ trương công nghiệp hoá nước ta mấy thập kỷ trước đây ( cụ thể từ năm 1986 trở về trước ) thực hiện chưa được thành công là do :
Chưa hiểu đúng nội dung , bước đi của công nghiệp hoá phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta cộng thêm với tư tưởng chủ quan , nóng vội .
Xuất phát điểm của nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển : sản xuất không đủ tiêu dùng , xuất không đủ nhập , thu không đủ chi … nên không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân .
Có thiếu sót trong việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu đầu tư nên mang lại hiệu quả thấp .
Cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu bao cấp làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất . Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt thấp , nhất là khu vực kinh tế quốc doanh .
Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế của khối SEV cũ mang nặng tính hình thức .
Việc phân công hợp tác liên doanh chưa đáng kể . Thời gian từ nay đến cuối thế kỷ , trước mắt nhân dân ta cũng gặp những thách thức lớn . Đồng thời cũng có những thuận lợi rất cơ bản như :
Từ những thành tựu của công cuộc đổi mới trong mấy năm qua ( đặc biệt là từ năm 1991 đến nay ) đã chứng minh được đường lối đúng dắn của Đảng , tạo ra thế lực mới cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Tài nguyên phong phú , nguồn lao động dồi dào và có tri thức văn hoá chuyên môn khá . Công suất máy móc sử dụng chưa được 90% . Đó là những tiềm năng quan trọng mà ta có khả năng khai thác được trong thời gian tới .
Xu thế mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển trên thế giới và trong khu vực … tạo đIều kiện thuận lợi cho ta tiếp nhận vốn , kỹ thuật và công nghệ , kinh nghiệm quản lý của các nước .
Ta có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực về vị trí địa lý , bờ biển để xây dựng các sân bay , bến cảng lớn , lập các khu chế suất dọc bờ biển , lập các trạm , kho trung chuyển , hàng hoá cho các nước trong khu vực .
Với các thuận lợi cơ bản nói trên , trong một thời gian không lâu chúng ta nhất định thực hiện được nhiệm vụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hoá , hiện đại hoá .
3. Những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước ta về công nghiệp hoá , hiện đại hoá .
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc (1993) CNH là một quá trình phát triển kinh tế trong quá trình này nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại . Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao , đảm bảo đạt tới sự tiến bộ kinh tế – xã hội .
Còn hiện đại hoá ( theo định nghĩa của trường đại học Harward – 1994 ) là sự đầu tư một cách hệ thống , lâu dài và có định hướng để thực hiện mục đích của con người .
Như vậy , CNH và HĐH luôn là điều kiện tiền đề của nhau , nhịp điệu nhanh chóng của quá trình phát triển kinh tế xã hội là cơ sở để gia tăng đầu tư một cách có hệ thống . Ngược lại , đầu tư gia tăng sẽ thúc đẩy cơ cấu nhiều ngành với kỹ thuật ngày càng hiện đại .
Chúng ta không thể tiến hành công nghiệp hoá một cách nóng vội , chủ quan mà phải tiến hành trong một quá trình phấn đấu liên tục và lâu dài , từng giai doạn phải có bước đi thích hợp . Trong đại hội đảng , thực hiên nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương khoá 7 đã chỉ rõ :
Chúng ta tiến hành công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải theo đúng định hướng XHCN , muốn vậy trong khi phát triển kinh tế nhiều thành phần phải luôn luôn đảm bảo thành phần kinh tế quốc doanh l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top