Everhart

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế Thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với các nước. Ngay từ đầu, Đảng ta đã đưa ra quan điểm rõ ràng "Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước". Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta chiụ tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị. Đó là một quy luật kinh tế căn bản nó tác động vào nền kinh tế như một tất yếu khách quan, ở đâu có hàng hoá và sản xuất hàng hoá thì quy luật giá trị còn tồn tại và phát sinh tác dụng, thông qua đó ta thấy vai trò to lớn của quy luật giá trị nó duy trì và mở rộng sản xuất của xí nghiệp và của xã hội. Việc phân phối thu nhập quốc dân và theo đó đạt những cân đối cần thiết của nền kinh tế theo hình thức giá trị, mặt khác nó còn kích thích sản xuất dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, đồng thời tính toán kinh tế để bố trí lực lượng sản xuất trong cả nước nhằm thực hiện tốt yêu cầu của quy luật phát triển kinh tế có kế hoạch. Với những vai trò đó quy luật giá trị tác động mạnh trong phân phối xã hội chủ nghĩa: Phân phối theo lao động thông qua giá cả, tiền tệ... nó có tác động đẩy nhanh hay kìm hãm tốc độ thực hiện kế hoạch lưu thông, hoàn thiện hay phá vỡ kế hoạch đó.
Nhưng trong đó nhân tố giá cả là yếu tố biểu hiện cơ bản của quy luật gía trị. Trong thực trạng nước ta hiện nay nó đang biểu hiện nhiều mặt tích cực, kích thích lưu thông nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng bên cạnh nó những biểu hiện nhiều mặt tiêu cực... Hạn chế rất lớn đối với sự phát triển của nước ta hiện nay vì vậy cần nghiên cứu kỹ quy luật giá trị để có những hiểu biết thêm về những biểu hiện mới của nó từ đó có những chính sách và hướng đi rõ ràng cụ thể để nước ta ngày càng phát triển đi lên.
Bố cục đề án gồm chương I và chương II.
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị.
Chương II: Thực trạng về vận dụng quy luật giá trị
và những giải pháp để vận dụng tốt.
Nội dung:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị
và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
1.1. Tính tất yếu khách quan.
1.1.1. Lý thuyết giá trị khách quan.
Quan điểm khách quan về giá trị là lý thuyết cho rằng giá trị tức là cái cơ sở, cái quyết định trong quan hệ trao đổi, không phải gì khác là gía trị sử dụng của vật được hiểu như chất tự nhiên tồn tại trong vật, thực chất của quan điểm này là đồng nhất giá trị và giá trị sử dụng. Đó chính là gía trị về kinh tế của vật. Đó là cơ sở để xem xét quá trình sản xuất như quá trình tạo ra giá trị sử dụng và đó là cơ sở để phân tích sự gia tăng của của cải xã hội.
1.1.2. Lý thuyết giá trị chủ quan.
Lý thuyết giá trị chủ quan đồng nhất giá trị với giá trị sử dụng của vật với tính hữu ích của vật, nhưng cách hiểu "tính hữu ích" đối lập nhau và quan điểm giá trị chủ quan đã cường điệu một trong những nhân tố ảnh hưởng lên giá trị trao đổi của hàng hoá là ý thức, tâm lý chủ quan của cá nhân.
1.1.3. Lý luận giá trị lợi ích biên.
Nội dung cơ bản của học thuyết này là: Đối với những hàng hóa cùng loại thì giá trị, giá cả của chúng không nhất thiết phải bằng nhau. Sự khác biệt nhau về giá trị do chúng được hướng tới để thoả mãn các nhu cầu khác nhau. Nhu cầu càng cấp thiết thì giá trị, giá cả của hàng hoá càng cao. Một hàng hoá có thể thoả mãn nhiều nhu cầu nhưng nhu cầu thực tế nó sẽ thoả mãn mới quyết định đến giá cả. Nói cách khác "giá trị của vật được đo bằng lợi ích cận biên của vật đó".
1.2. Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại phương tây.
1.2.1. Quan điểm của Smit và Ricardo .
Các nhà kinh tế học hiện đại phương tây đề cao quy luật cung cầu coi quy luật đó là quy luật tạo thế cân bằng sản xuất chi phối quyết định giá (ngược với Mác) và lảng tránh quy luật giá trị. Theo Smit người đầu tiên đề cập đến lao động xã hội với tư cách thước đo giá trị hàng, ông đề cao tính tự do, trật tự, tự nhiên "sản phẩm được chế tạo ra thông thường trong hai ngày hay hai giờ sẽ có giá trị gấp đôi sản phẩm được chế tạo ra thông thường trong một ngày hay một giờ". Ông không thấy được quy luật giá trị là trung tâm, của cánh tay vô hình. Theo quan điểm của Ricardo ông cho rằng giá trị của hàng hoá được xác định bởi lượng lao động cần thiết để chế tạo ra hàng hoá trong những điều kiện xấu nhất. Giá trị của hàng hoá bị điều tiết bởi lao động thủ công, ông chưa thấy rõ vai trò to lớn của quy luật giá trị.
1.2.2. Quan điểm của Mác.
1.2.2.1. Yêu cầu, nội dung của quy luật giá trị.
Ông cho rằng lao động với tư cách là thước đo giá trị, đó là lao động của xã hội như một chỉnh thể, trong đó các lao động tư nhân chỉ là "khí quan" của một sức lao động thống nhất, là những "khâu" của lao động tổng thể. Do đó lao động tư nhân chỉ là hình thức biểu hiện của lao động tổng thể này. Trong nền sản xuất hàng hoá thì mối quan hệ giữa lao động tư nhân và lao động xã hội bị che dấu đi và mang tính tự phát. Vì vậy Mác cho rằng không bao giờ gía trị (chính xác là gía trị kinh tế) cũng do điều kiện trung bình quyết định. Khi số lượng không đủ thì hàng hoá sản xuất ra trong điều kiện bất lợi nhất điều tiết giá trị thị trường, khi sản phẩm nhiều quá thì giá trị thị trường được điều tiết bởi hàng hoá sản xuất ra trong điều kiện thuận lợi nhất. Tức là giá trị hàng hoá đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hoá tương tự, hay cùng loại và nó được quyết định với điều kiện tái sản xuất có thể tốt hơn hay xấu hơn.
Kết luận
Từ thực tiễn trên cho thấy nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì thế mà việc đúng, hiểu sai về quy luật giá trị đều có ảnh hưởng đến sự pháp triển nền kinh tế hàng hoá nói riêng và kinh tế thị trường nói chung. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của quy lật giá trị, nó không chỉ tác động đến đời sống Kinh Tế- Xã Hội mà đặc biệt là nền kinh tế sản xuất hàng hoá trong đó hình thái biểu hiện chính của quy luật giá trị là giá cả - nó là một trong những chính sách vĩ mô rất quan trọng,mà nhà nước ta sử dụng để kiềm chế và kiểm soát lạm phát nhằm ổn định kinh tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nhanh và bền vững đồng thời bình ổn giá cả là chuẩn mực quan trọng để phát huy nội lực: Xây dựng và thực hiện chiến lựơc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạn chế rủi ro, tăng cường thu hút vốn đầu tư; tiết kiệm phân phối hợp lý thu nhập; ổn định và nâng cao mức sống. Suy cho cùng, bình ổn giá cả sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội nói chung của đất nước. Như vậy quy luật giá trị là thống soái "chi phối cơ chế thị trường, chi phối các quy luật kinh tế khác". Vì vậy trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu thêm về quy luật giá trị để hiểu đúng và vận dụng có hiệu quả nó là thực sự cần thiết.



Mục lục


Lời mở đầu

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
1.1. Tính tất yếu khách quan.
1.1.1. Lý thuyết giá trị khách quan.
1.1.2. Lý thuyết giá trị chủ quan.
1.1.3. Lý luận giá trị lợi ích biên.
1.2. Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại phương tây
1.2.1. Quan điểm của Smit và Ricardo
1.2.2. Quan điểm của Mác.
1.2.2.1. yêu cầu nội dung của quy luật giá trị.
1.2.2.2..Tác dụng của quy luật giá trị.
1.2.2.2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.2.2.2.2. Kích thích lực lượng sản xuất.
1.2.2.2.3. Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá...
1.3. Yêu cầu, nội dung của quy luật.
1.3.1. Yêu cầu, nội dung của quy luật của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá TBCN.
1.3.2.Yêu cầu, nội dung của quy luật của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá XHCN.
1.4. Vị trí tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá XHCN.
1.4.1. Quy luật giá trị với kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân XHCN.
1.4.2.Quy luật giá trị và giá cả.
1.5.Bài học kinh nghiệm rút ra từ một số nước Đông Nam á...

Chương II: thực trạng sự vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta thời gian qua và những giải pháp để vận dụng tốt nó trong thời gian tới.
2.1.Thực trạng vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta thời gian qua.
2.1.1. Một số vấn đề về sản xuất hàng hoá, và quy luật giá trị trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta.
2.1.1.1. Chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hàng hoá...
2.1.1.2. Gắn chặt quá trình sản xuất hàng hoá XHCN...
2.1.1.3. Phát huy tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế XHCN...
2.1.2.Tình hình giá cả của nước ta thời kỳ thịnh hành và thịnh trị của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp (1955-1980).
2.1.2.1.Hệ thống giá chỉ đạo.
2.1.2.2.Hệ thống giá thị trường tự do.
2.1.2.3. Mối quan hệ giữa hai hệ thống giá.
2.1.3. Thực trạng về giá cả nước ta thời kỳ 1981-1986.
2.1.4.Thực trạng về giá cả của nước ta hiện nay.
2.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá cả nước ta hiện nay.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu điều tiết giá cả của nhà nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
2.3.1. Các giải pháp chủ yếu điều tiết giá cả của nhà nước ta hiện nay.
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu điều tiết giá cả của nhà nước ta trong thời gian tới.
Kết luận

Tài liệu tham khảo:
1. Tạp chí cộng sản số18 - 2001.
2. TS. Nguyễn Tiến Hoàng: Điều tiết giá cả trong cơ chế thị trường. NXB Hà Nội-1995.
3. Kinh tế chính trị học tập 1.
4. Tạp chí thị trường giá cả số 4 - 2001.
5. Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4 - 2000.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại công ty Dược phẩm Vimedimex Khoa học Tự nhiên 2
B Nghiên cứu thị trường với sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp - Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Công nghệ thông tin 0
T Bảo hiểm kết hợp con người - Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ tại p Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lâm đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- Hiện đại Luận văn Kinh tế 0
P Sự ra đời của ISO và thực trạng về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự củ Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại nhà máy xe lửa Gia Lâm Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại công ty Máy Tính Việt Nam I Luận văn Kinh tế 0
V Sự cần thiết của hội nhập AFTA thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top