loveky2707

New Member

Download Tiểu luận Vận dụng triết học Mác - Lê Nin với việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn và khả năng huy động vốn cho phát triển nền kinh tế Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Phần I: Những vấn đề lý luận chung 3
I. Quy luật mâu thuẫn 3
1. Khái niệm mâu thuẫn 3
2. Đặc điểm mâu thuẫn 4
3. Nội dung quy luật 5
II- Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế 9
1. Khái niệm vốn đầu tư 9
2. Tầm quan trọng của vốn đầu tư 9
Phần II: Phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn và
khả năng huy động vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam 13
I- Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam 13
1. Mục tiêu phát triển kin2h tế 13
2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam 14
II- Thực trạng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế 15
1. Huy động vốn trong nước 15
2. Huy động vốn nước ngoài 18
III- Phân tích mâu thuẫn và một số nguyên nhân của mâu thuẫn 19
1. Phân tích mâu thuẫn 19
2. Nguyên nhân của mâu thuẫn 20
Phần III: Một số giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn 21
I- Giải pháp cân đối vốn đầu tư bằng nguồn vốn trong nước 21
II- Giải pháp bảo đảm cân đối vốn đầu tư bằng nguồn vốn nước
ngoài 22
Kết luận 24
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nên. Ví dụ tích luỹ và tiêu dùng là hai mặt đối lập thống nhất với nhau trong nền sản xuất. Không có tích luỹ thì không thể thực hiện được quá trình tái sản xuất mở rộng và như vậy không có điều kiện để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Ngược lại, nếu không đảm bảo thoả mãn nhu cầu về tiêu dùng thì cũng không thể đẩy mạnh sản xuất phát triển. Không đẩy mạnh sản xuất phát triển thì cũng không có tích luỹ.
Như vậy, nhờ sự thống nhất mà sự vật tồn tại là chính nó. Sự thống nhất tạo tính ổn định và tương đối của sự vật.
Khái niệm "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn được dùng cùng một nghĩa với khái niệm "sự đồng nhất của các mặt đối lập". Tuy nhiên, trong trường hợp các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau thì hai khái niệm này không còn đồng nghĩa với nhau nữa. Mỗi một sự vật, hiện tượng vừa là bản thân nó, vừa là một cái khác với bản thân nó. Trong sự đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, không có cái gì đồng nhất thuần tuý, không có đối lập, không có chuyển hoá.
3.2. Đấu tranh của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Bởi vì do các mặt đối lập có xu hướng trái ngược nhau mà trong quá trình tồn tại, mỗi mặt đối lập này lại vận động theo xu hướng vốn có của mình dẫn đến chúng ảnh hưởng, hạn chế và kìm hãm lẫn nhau. Sự đấu tranh, chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau và được chia thành nhiều giai đoạn.
Giai đoạn hình thành mâu thuẫn: Ban đầu các yếu tố trong sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại với tư cách là sự khác nhau. Những yếu tố ấy cứ vận động theo những xu hướng riêng làm cho sự khác nhau dần trở nên sự khác biệt. Sự khác biệt cứ tăng dần rồi chuyển thành sự đối lập. Các yếu tố lúc này trở thành các mặt đối lập. Các mặt đối lập tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên sự vật và qua đó tạo nên mâu thuẫn. Như vậy, trong giai đoạn hình thành mâu thuẫn sự thống nhất là chủ yếu.
Giai đoạn phát triển mâu thuẫn: Các mặt đối lập cứ tiếp tục vận động theo những xu hướng riêng trái ngược nhau. Giữa chúng đã xảy ra sự hạn chế, kìm hãm lẫn nhau. Sự đấu tranh xuất hiện. Các mặt đối lập dần chuyển thành các đối cực. Mâu thuẫn đã phát triển đến đỉnh cao và yêu cầu được giải quyết.
Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn: Khi mâu thuẫn đã phát triển đến đỉnh cao và trong những điều kiện phù hợp thì mâu thuẫn sẽ được giải quyết bằng cách xảy ra sự chuyển hoá của các mặt đối lập. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới được hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lập mới. Hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hơn xuất hiện. Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao. Chính vì vậy, Lê nin khẳng định: " Sự phát triển là một "cuộc đấu tranh" giữa các mặt đối lập"
Tuy nhiên không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kịên cần thiết mới dẫn đến sự chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Đó là quá trình diễn biến rất phức tạp với rất nhiều hình thức khác nhau. Do đó không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách giản đơn, máy móc như A chuyển thành B và ngược lại. Thông thường mâu thuẫn chuyển hoá theo hai cách : Một là, mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. Ví dụ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới- quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất ở trình độ cao hơn. Hai là, cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn.
Như vậy, đấu tranh đưa đến sự chuyển hoá làm các mặt đối lập thay đổi dẫn đến sự vận động. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc động lực của sự vận động, xuyên qua quá trình vận động mà thể hiện một xu hướng tiến lên. Có thể khẳng định đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
3.3. Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh
Đó là hai mặt tồn tại trong cùng một quá trình giải quyết mâu thuẫn và có liên quan chặt chẽ với nhau. Thống nhất tạo tiền đề cho đấu tranh. Đấu tranh phá vỡ thể thống nhất cũ xác lập thể thống nhất mới.
Thống nhất là điều kiện để sự vật tồn tại là chính nó- nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ là tạm thời, tương đối. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Lênin viết: "Sự thống nhất ( phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời thoáng qua của tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập, bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối".
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có và tự thân của tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Do đó trong hoạt động thực tiễn phải biết phân tích từng mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn cũng khác nhau, mỗi sự vật đều có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn lại có đặc điểm riêng của nó; quá trình phát triển của một mâu thuẫn, ở mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. Do đó, phải biết phân tích cụ thể từng mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể cho từng loại mâu thuẫn đó.
Cần nắm vững nguyên tắc để giải quyết mâu thuẫn. Đó là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái mới tiến bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, mọi hành vi đấu tranh được coi là chân chính khi nó thúc đẩy sự phát triển.
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Vi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tiểu luận xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
R TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÔNG ĐẢO VÀO QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng n Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vận dụng vào việc xây dựng CNXH ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN hiện nay Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top