Worton

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU


Trải qua hai cuộc kháng chiến, nền kinh tế Việt Nam gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Mặt khác, chính sách phát triển nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá trước năm 1986 sau một thời gian đầu tỏ ra có hiệu quả, đã bộc lộ những điểm trầm trọng đó là năng suất lao động thấp, nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, thất thoát, lãng phí. Trước đây, phần lớn các doanh nghiệp đều là các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, hoạt động đề ra nên không có một động lực phát triển nào.
Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nuớc theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một thời kỳ mới trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhưng cũng chính sự chuyển biến này đã làm cho nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những thử thách gay gắt và có thể đi đến phá sản, không có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường.
Vậy điều gì đã làm cho các doanh nghiệp hay là phát triển hay là chấm dứt sự tồn tại của mình. Chắc chắn có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng mà không một doanh nghiệp nào không quan tâm tới đó là vấn đề lợi nhuận. Xuất phát từ tầm quan trọng như vậy của việc phấn đấu tăng lợi nhuận em xin chọn đề tài :
"Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân"
Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy các cô.
Em xin chân thành Thank .


NỘI DUNG

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khái niệm: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là mục đích phấn đấu cuối cùng của mọi doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể xem xét sự biến động của lợi nhuận.
Như vậy có thể nói: Lợi nhuận trong mỗi doanh nghiệp có vai trò rất lớn và được xác định là mục tiêu cao nhất đối với sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp
2. Bản chất của lợi nhuận.
Lợi nhuận được xem xét và phân tích dưới nhiều hình thức, theo từng quan điểm, vào từng thời kỳ như sau:
- Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương: Lợi nhuận chỉ ra đời cùng với sự ra đời của tiền tệ. Tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải và được coi là phương tiện lưu thông, cất trữ, là phương tiện dể thu lợi nhuận.
- Theo học thuyết kinh tế cổ điển: Adam Smith và Ricardo cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận lao động không dược trả công còn bản chất của lợi nhuận là quan hệ bóc lột. Vì vậy lợi nhuận là phần giá trị lao động thừa ra ngoài tiền công. Lợi nhuận là lao động không được trả công tạo ra.
- Theo CMac: Lợi nhuận thực chất là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Tuy nhiên lợi nhuận thường không bằng giá trị thặng dư, nó thường cao hay thấp hơn tuỳ từng trường hợp vào giá bán hàng hoá do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.


3. Vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp vươn lên, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò quan trọng của lợi nhuận được thể hiện ở những đặc điểm sau:
-Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không.
- Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, là nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường.
- Đối với nền sản xuất Xã hội, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được phản ánh qua việc tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước thể hiện qua các khoản tiền thuế: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, mục đích của người lao động là tiền lương. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì thu nhập của người lao động được đảm bảo đồng thời khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên sẽ làm cho lợi ích của người lao động tăng thêm, khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Nhờ đó, năng suất lao động được nâng cao, cải tiến kỹ thuật, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp luôn được ổn định, tăng trưởng và vững chắc.
- Lợi nhuận là nguồn tài chính để doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Lợi nhuận tăng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy sự tiến bộ Xã hội.


Như vậy, rõ ràng trong điều kiện hiện nay, sản xuất kinh doanh có thu được lợi nhuận hay không là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của các doanh nghiệp. Lợi nhuận là mối quan tâm của cả doanh nghiệp, người lao động và Nhà nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp làm cho Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động có quan hệ gắn bó , cùng phát triển.Vậy làm sao để nâng cao lợi nhuận trong mỗi doanh nghiệp đang là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.

II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.
1. Sự hình thành lợi nhuận.
Lợi nhuận được cấu thành từ ba nguồn chính :
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là phần cơ bản nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó chiếm tỷ trọng lớn, và có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính hay kinh doanh về vốn mang lại như: đầu tư mua bán chứng khoán, cho thuê tài sản, thu lãi tiền gửi ...
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường: Là khoản thu nhập mà doanh nghiệp không có dự tính trước hay ít có khả năng thực hiện hay không mang tính thường xuyên như bán thanh lý tài sản, thu từ các khoản nợ khó đòi ...
2. Sự phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân.
Mục đích kinh tế của sản xuất kinh doanh là thu dược lợi nhuận, nhưng lợi nhuận mà doanh nghiệp tư nhân thu được sử dụng vào việc gì và việc sử dụng lợi nhuận có hợp lý không, có kích thích phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không? Đó là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Mà việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào lợi nhuận và việc phân phối lợi nhuận một cách có hiệu quả.


Lợi nhuận thu được qua quá trình sản xuất kinh doanh được phân phối như sau:
- Trước hết phải bù đắp những hao phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Đây là việc làm rất cần thiết vì nó đảm bảo cho việc tái sản xuất đơn giản và mở ra khả năng cho tái sản xuất mở rộng.
- Một phần lợi nhuận được dùng vào việc tăng thêm vốn lao động và cải tiến máy móc thiết bị, sắp xếp lại dây truyền sản xuất chủ yếu.
- Doanh nghiệp phải trả lương cho cán bộ công nhân viên. Sức lao động là một trong ba yếu tố của sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó đã kết tinh trong sản phẩm hang hoá. Trong tương lai, lao động trực tiếp của con người sẽ được thay thế từng bước bằng các thiết bị máy móc nhưng về bản chất thì chúng không hoàn toàn lọai bỏ được vai trò lao động của con người.
- Một phần lợi nhuận dùng vào việc khen thưởng cho cán bộ công nhân viên chức có sáng kiến hay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Một phần dùng vào quỹ phúc lợi cải thiện diều kiện văn hoá, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên khi có vấn đề sảy ra.
- Một phần doanh nghiệp phải nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước mà doanh nghiệp cần có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nhằm góp phần đảm bảo cho Nhà nước có một phần tài chính để thực hiện chức năng của mình.
- Phần còn lại chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là động lực, mục tiêu hàng đầu và là cái đích cuối cùng của doanh nghiệp cần vươn tới.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao lợi nhuận ở doanh nghiệp tư nhân.
a. Thuận lợi:
- Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo đà cho
phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Cùng với các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước như: mở cửa, hội nhập kinh tế, khuyến khích đầu tư là


môi trường thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bằng chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập Nhà nước đã kích thích các tầng lớp dân cư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng ưu đãi, đầu tư, tài trợ như cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp đã góp phần làm cho hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân ra đời. Các khoản vốn tín dụng ưu đãi mang tính chất mồi để kích thích, khuyến khích mọi người dân bỏ vốn ra kinh doanh, góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế.
- Với chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã giúp cho doanh nghiệp tăng thêm vốn kinh doanh. Khi Nhà nước cho vay vốn với lãi xuất thấp trên thực tế là đã thực hiện một khoản trợ cấp cho doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, cho vay vốn với lãi xuất thấp được xem như một cách giảm chi phí đầu tư, nâng cao khả năng thu lợi nhuận, khả nang tự tích luỹ cho doanh nghiệp.
- Đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, động viên tối đa các nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế -xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển hướng tới mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
b. Khó khăn :
- Bên cạnh những mặt tích cực như giải quyết khó khăn về vốn, về kỹ thuật và công nghệ, về kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện mở rộng thị trường thì chính sách mở cửa, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với doanh nghiệp tư nhân. Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đầu tư nước ngoài thu hút nhiều nhà cung cấp mới. Họ có điều kiện về vật chất, kinh tế, kinh nghiệm hơn cho nên đó là một khó khăn rất lớn.
- Hạn chế tiếp theo là thiếu vốn, trang thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu. Việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập vừa tạo thời cơ cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời cũng tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp tư nhân.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.

Hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả, cũng tức là sao cho có lợi nhuận và tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề bức bách và cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy làm sao để không ngừng nâng cao lợi nhuận? Đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nâng cao lợi nhuận sẽ giúp cho tốc độ tích luỹ càng nhanh, vốn kinh doanh phát triển nên khả năng cạnh tranh và mở rộng trên thị trường lớn. Lợi nhuận tăng sẽ kéo theo phần đóng góp vào năng suất của Nhà nước tăng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước. Dưới đây là một số biện pháp chủ yếu:

Như vậy có thể thấy rằng, doanh nghiệp tư nhân có vai trò rất quan trọng trong điều kiện kinh tế thị trường và do đó, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường là một điều tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý... Vì vậy, để giúp đỡ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, thực hiện được vai trò của mình đối với nền kinh tế Nhà nước phải có sự trợ giúp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Và trong các công cụ hỗ trợ đó, công cụ tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam.


KẾT LUẬN

Trong tiến trình phát triển kinh tế với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới đang đặt ra những thách thức cho các quốc gia trong đó có Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của mình. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân đều phải cố gắng và nỗ lực hết mình để thu được lợi nhuận ngày càng cao, tạo được thế đứng vững chắc và khẳng định ưu thế của mình trong thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế phụ thuộc vào sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, môi trường kinh doanh cần được hoàn thiện, mà đặc biệt là các chính sách tài chính đối với doanh nghiệp cần nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nhằm giải phóng sức sản xuất, khai thác mọi nguồn lực rộng rãi trong toàn xã hội. Mặt khác, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đại đa số dân chúng tham gia vào hoạt động kinh tế, tham gia đầu tư. Doanh nghiệp tư nhân đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước bằng lợi nhuận của mình. Vì thế, việc quan tâm đến lợi nhuận và tìm ra những biện pháp hữu hiệu làm tăng lợi nhuận là một vấn đề có tính chiến lược và cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy, lợi nhuận đã trở thành yếu tố sống- còn đối với các doanh nghiệp, là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất đối với sự phát triển toàn diện của xã hội.
Một lần nữa em xin chân thành Thank các thầy giáo, cô giáo đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ đi Luận văn Kinh tế 0
H Lợi Nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Xây Dựng & Thương Mại Phú Cường Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông Luận văn Kinh tế 0
S Lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên Kiến trúc, xây dựng 0
K Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Luận văn Kinh tế 0
M Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Luận văn Kinh tế 0
N Nguồn gốc lợi nhuận và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiệ Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top