Wmffre

New Member

Download Ebook Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại miễn phí





1- Bầu trời tuổi thơ
2- Nghểthiên văn
3- Quá trình nghiên cứu khoa học
4- Bức xạ"synchrotron" phát ra từcác thiên hà
5- Nghiên cứu những bức xạmaser trong Vũtrụ
6- Tìm kiếm những phân tửhiếm có trong vũtrụ
7- Kỹthuật hệkính giao thoa
8- Những công trình nghiên cứu bằng kính vô tuyến giao thoa
9- Quan sát bằng vệtinh ISO
10- Triển vọng của ngành thiên văn thếgiới
11- Thiên văn học tại Việt Nam
12- Cung khoa học và nhà chiếu hình vũtrụtại thủ đô
13- Tài liệu đã dẫn
14- Các tác phẩm phổbiến và giáo khoa



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

từ những mức năng luợng thấp (những vòng tròn
màu xám) lên những mưc năng lượng cao (mũi tên lên) Khi đó nếu có một bức xạ
(mũi tên quăn) rọi vào đám khí thì những phân tử vừa được bơm lên đều đổ xô
xuống những mức năng lượng dưới và đồng thời phát ra một vạch bức xạ maser rất
mạnh (mũi tên xuống) đặc trưng của đám khí phân tử. Bức xạ maser có thể mạnh
bằng hàng tỉ lần bức xạ bức xạ rọi vào đám mây
Những bức xạ maser xuất phát từ môi trường xung quanh những ngôi sao còn non, đang
được hình thành và những ngôi sao đang hấp hối, hay đã nổ tung. Môi trường này là nơi
tập trung của khí và bụi. Bức xạ hồng ngoại của sao và bụi kích thích các phân tử trong
vỏ sao lên những mức năng lượng cao. Sau đó, các phân tử lại rơi xuống mức năng
lượng cơ bản (thấp nhất). Một số phân tử đọng trên những mức năng lượng trung gian,
theo quy tắc chọn lọc của cơ học lượng tử (Hình 2). Đây là quá trình "đảo ngược mật độ
phân tử," những phân tử ở các năng lượng thấp được "bơm" lên những mức năng lượng
cao. Sự phân bố phân tử trên các mức năng lượng không còn tuân theo định luật
Boltzmann (theo định luật này thì số phân tử ở những mức năng lượng cao ít hơn số
phân tử ở những mức năng lượng thấp) nên đám khí phân tử không ở trạng thái "cân
bằng nhiệt động" (thermodynamic equilibrium). Sau khi các phân tử tập trung ở
những mức trung gian rơi xuống những mức năng lượng thấp hơn thì phát ra một bức xạ
rất mạnh, bức xạ maser (Microwave Amplification by Stimulated Emission of Radiation).
Cơ chế "bơm" phân tử lên những mức năng lượng cao cũng tương tự như cơ chế bơm
laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) trong phòng thí nghiệm.
Những photon, chủ yếu là photon hồng ngoại phát ra bởi những ngôi sao và những hạt
bụi, hay sự va chạm giữa những phân tử và hydrogen đều tham gia vào cơ chế bơm các
phân tử. Những vạch maser phát triển nhất phát ra từ những thiên thể là những vạch maser
oxyd silic (SiO), hơi nước (H2O), hydroxyle (OH) : (Bảng 1)
2 atomes 3 atomes
H2 Hydrogène moléculaire C3 Tricarbone
C2 Carbone moléculaire H2O Eau
CH+ Ion méthylyne CCH Radical éthynyle
CH Radical méthylyne (1) HCN Acide cyanhydrique
OH Radical hydroxyle HNC
Acide isocyanique (isomère de
HCN
CO Monoxyde de carbone HCO Radical formyle
CN Radical cyano HCO+ Ion formyle
CS Monosulfure de carbone HOC+
Ion isoformyle (isomère de
HCO+)
NO Monoxyde d'azote N2H+ Ion hydrure de diazonium
NS Monosulfure d'azote H2S Sulfure d'hydrogène
NH Hydrure d'azote HNO Hydrure de nitrosyle
SO Monoxyde de soufre OCS Oxysulfure de carbone
SO+ Ion monoxyde de soufre SO2 Anhydride sulfureux
SiO Monoxyde de silicium HCS+ Ion thioformylium
SiS Monosulfure de silicium SiC2 Dicarbure de silicium
SiC Carbure de silicium C2O Dicarbure d'oxygène
SiN Nitrure de silicium C2S Dicarbure de soufre
PN Nitrure de phosphore
PC Carbure de phosphore
HCl Chlorure d'hydrogène
NaCl Chlorure de sodium
KCl Chlorure de potassium
AlCl Chlorure d'aluminium
4 atomes 5 atomes
NH3 Ammoniac C5 Pentacarbone
C2H2 Acétylène CH4 Méthane
H2CO Formaldéhyde CH2NH Méthylénimine
HNCO Acide isocyanique H2CCO Cétène
HOCO+
Ion dioxyde de carbone
protoné
NH2CN Cyanamide
H2CS Thioformaldéhyde C4H Radical butatadiynyle
C3N Radical cyanoéthynyle HC3N Nitrile propiolique
HNCS Acide isothiocyanique HCCNC Isonitrile propiolique
C3H Propynylidyne SiH4 Silane
C3O Monoxyde de tricarbone C3H2 Cyclopropynylidène
C3S Sulfure de tricarbone CH2CN
Radical cyanure de
méthyle
HCNH+ Acide cyanhydrique protoné SiC4
Tétracarbure de
silicium
H3O+ Ion hydroxonium
6 atomes 7 atomes
CH3OH Méthanol CH3NH2 Méthylamine
CH3CN Acétonitrile CH3CCH Méthylacétylène
NH2CHO Formamide CH3CHO Acétaldéhyde
CH3SH Méthylmercaptan CH2CHCN Acrylonitrile
C2H4 Ethylène HC5N Cyanobutadiyne
C5H Radical pentadiynyle C6H
Radical
hexatriynyle
HC2CHO Propynaldéhyde
C4H2 Diacétylène
8 atomes 9 atomes
HCOOCH3 Formiate de méthyle CH3CH2OH Ethanol
CH3C3N Méthylcyanoacétylène CH3OCH3 Ether diméthylique
CH3C4H Méthyldiacétylène
CH3CH2CN Cyanure d'éthyle
HC7N Cyanohexatriyne
10 atomes 11 atomes
CH3COCH3 Acétone HC9N Cyanooctatétrayne
13 atomes
HC11N Cyanodécapentayne
Bảng 1 Một số phân tử phát hiện được trong dải Ngân Hà
Những đám khí chứa những chất hóa học này có khả năng khuếch đại tới 1014 lần tín
hiệu vô tuyến sau khi truyền qua đám khí. Lý do là vì cường độ của tín hiệu ra (output
signal), I, tăng theo hàm mũ với hệ số khuếch đại G:
I=I0exp(G)
I0 là cường độ của tín hiệu vào (input signal). Hệ số G phụ thuộc vào điều kiện lý hóa
và đồng thời tỷ lệ với kích thước của đám khí phân tử. Đám khí maser rộng hàng trăm
triệu km nên tỉ số I/I0 rất lớn, trong khi laser trong phòng thí nghiệm có kích thước rất
hạn chế. Điều kiện lý hóa trong môi trường gần những ngôi sao cũng rất thích hợp để
bơm phân tử. Tuy nhiên, những phân tử này chỉ được bơm lên những mức năng lượng
quay (rotational excited state) nằm trong mức năng lượng dao động cơ bản (vibrational
ground state). Những mức năng lượng này tương đối thấp nên những vạch maser chỉ
phát ra trên bước sóng vô tuyến centimet và milimet. Quan sát bức xạ maser là một
phương tiện để "chẩn đoán" những điều kiện lý hóa như nhiệt độ, mật độ và thành phần
vật liệu trong ngôi sao và môi trường xung quanh [8].
6- Tìm kiếm những phân tử hiếm có trong Vũ trụ
Các hạt nhân của những nguyên tử nhẹ như hydrogen và helium được tạo ra ngay sau vụ
nổ Big Bang. Những nguyên tử nặng hơn và những phân tử được điều chế về sau, trong
lòng các vì sao. Khi đốt hết nhiên liệu hạt nhân hydrogen và helium, ngôi sao phun ra
môi trường giữa các sao, bụi và khí trong đó có đủ loại phân tử, kể cả phân tử hữu cơ.
Hiện nay, hơn một trăm phân tử đã được phát hiện trong Ngân Hà dưới dạng khí, từ
oxyd carbon (CO), hydroxyle (HO), hơi nước (H2O), tới những phân tử hữu cơ phức tạp
như acid HCOOH, amin CH3NH2, rượu C2H5OH, aldehyd CH3CHO v..v.. (Bảng 1). Sự
hiện diện của những phân tử hữu cơ, nhất là acid và amin, thúc đẩy các nhà thiên văn tìm
kiếm acid amin trong Vũ trụ. Acid amin là thành phần cơ bản của chất đạm cần thiết cho
sự sống và được cấu tạo bởi nhóm chức hóa học acid COOH và nhóm chức hóa học NH2
Acid amin đơn giản nhất là glycin phân tử cơ bản
trong cơ thể sinh vật dùng để điều chế các chất hữu cơ
khác như chất đường (glucose). Chúng tui dùng kính
thiên văn vô tuyến 30 met đường kính của Viện Thiên
văn Pháp-Đức IRAM (Institut de Radio Astronomie
Millimétrique) đặt trên đỉnh dãy núi Sierra Nevada ở
vùng Andalusia (Tây Ban Nha), một trong những kính
lớn hoạt động trên những bước sóng milimet để quan
sát phân tử glycin. Tìm kiếm được acid amin trong Vũ
trụ là một sự kiện vô cùng quan trọng, không những về
mặt khoa học mà cả về mặt triết học, vì acid amin đóng
vai trò trung tâm trong những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự sống.
Mục tiêu quan sát là tinh vân Lạp Hộ (Orion) và vùng trung tâm Ngân Hà, hai nơi có
tiếng là nôi của những ngôi sao trẻ và chứa nhiều phân tử. Thiết bị gồm có kính vô tuyến
30 met được trang bị máy thu đặt trong máy điều lạnh, nhằm giảm tiếng ồn và những
phổ kế hoạt động trên những dải tần số trải dài từ 101000 đến 223000 MHz (bước sóng
Glycin (NH2CH2COOH)
từ 3 đến 1,4 milimet). Chúng tui phát hiện tổng cộng 334 v...
 
Top