Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước cùng kiệt nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác. Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ (KHKT–CN) tiên tiến hiện đại…
Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước ta. Giáo dục - đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực. Với những triển vọng tốt đẹp nền giáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả năng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì tầm quan trọng và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà chúng tui cùng đưa ra quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. [Trích Hồ Chí Minh: Sđd, 1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. [V.I.Lênin: Sđd, 1977, t.38, tr.430]. Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ những tài liệu quý báu mà chúng tui đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứng duy vật…đã giúp chúng tui hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là vấn đề về nguồn nhân lực cũng như vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ta. Để hiểu sâu sắc vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu ở phần nội dung.

























PHẤN NỘI DUNG

I. Khái quát về nguồn lực con người và vai trò của nó đối với sự phát triển.
1. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, năng lực và khả năng của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng người và toàn xã hội đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho quá trình phát triển, được thể hiện qua hang loạt yếu tố như trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng lao động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng, tình cảm… trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là: trí tuệ, thể lực và nhân cách.
2. Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển
Để phát triển mỗi cộng đồng, địa phương, quốc gia đều cần rất nhiều nguồn lực khác nhau (vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, con người…), tuy nhiên nguồn lực con người đang trở thành một nguồn lực quan trọng nhất. bởi vì:
+ Chủ nghĩa Mac-Lênin đã khẳng định rằng: con người không chỉ là sản phẩm mà còn là chủ thể của mọi quá trình lịch sử; con người là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên lực lượng sản xuất mà lịch sử loài người phát triển được.
+ Khi so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn lực con người càng thể hiện vị trí quan trọng của mình. Con người là nguồn lực duy nhất biết tác động vào các nguồn lực khác để thúc đẩy các nguồn lực khác khởi động; đồng thời con ngươì biết gắn kết chúng lại để tạo ra sức mạnh cho phát triển.nếu không có các nguồn lực khác thì nguồn lực con người cũng rất khó thể hiện được vai trò của mình.
+ Mặt khác, các nguồn lực khai thác nhiều sẽ cạn kiệt, nhưng nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực trí tuệ của con người càng được khai thác thì càng sinh sản vì con người có khả năng lao động sáng tạo, bộ não của con người chứa đựng hàng tỷ nơron thần kinh, do đó, càng lao động, càng sang tạo thì trí óc của con người càng phát triển.
+ Trong thời đại kinh tế tri thức, sự cạnh tranh của các địa phương các quốc gia không chỉ đơn thuần về kinh tế mà nghiêng về trí tuệ, về hàm lượng chất xám. Do đó, nguồn lực trí tuệ con người đang là một trong những lợi thế so sánh quan trọng cho tiến trình phát triển nhanh chậm của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
+ Chính vì lẽ đó, để có được nền kinh tế tri thức trong tương lai, việc phát triển nguồn nhân lực đói hỏi phát triển mạnh các nghành và sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người việt nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
II. Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta
1. Thực trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
Nghiên cứu về nguồn nhân lực thực chất là đề cập đến mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Cụ thể là số lượng đang trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia lao động sản suất.
Ngày nay chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển. Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn Tư Bản, nguồn vốn lao động đông đúc, thị trường tiêu thụ… thì hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao, góp phần tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia, lãnh thổ, xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của cõng nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của internet đã làm cho các quóc gia, lãnh thổ ngày càng trở nên gần nhau hơn, qua đó sự cạnh tranh cũng càng trở nên gay gắt hơn, và tất nhiên ưu thế cạnh tranh bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn.
Trong những năm qua, nguồn nhân lực của quốc gia nói chung và của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng có những phát triển nhất định về chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn chua xứng với yêu cầu CNH-HĐH. Sự hội nhập kinh tế quốc gia của nước ta phải đối đầu với thách thức của thời đại, trong đó thách thức về chất lượng nguồn nhân lực là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
a. Thực trạng chung về nguồn nhân lực.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nguồn nhân lực ở nước ta đã có nhiều biến đổi về cả số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu. Về số lượng, nguồn nhân lực ở nước ta đã tăng lên một cách đáng kể. Theo niên gián thống kê, dân số nước ta từ 59.872.000 ( năm 1986) lên 84.155.800 ( năm 2006) trong đó lực lượng lao động từ 27.398.000 (1986) lên 43.347.200 (2006). Tốc độ tăng dân số bình quân qua các năm từ 1986 – 2006 dao động trong khoảng 2.3% - 1.26%, lực lượng lao động tăng bình quân khoảng 3 % năm. Có thể nói trong suốt thời kỳ tiến hành CNH-HĐH đất nước, nguồn lao động nước ta luôn tăng. Nếu xét từ góc độ cung cấp số lượng lao động thì đây là một thuận lợi, song cũng là khó khăn không nhỏ khi nền sản xuất của nước ta không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động.
CNH-HĐH với quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào là yếu tố cơ bản để đẩy mạnh tốc độ phát triển. Song với một nước chậm phát triển như nước ta cùng với sự hạn chế về nguồn vốn, trang thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội… thì tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm sẽ diễn ra và tiếp tục phải giải quyết trong giai đoạn CNH–HĐH. Thêm vào đó, trình độ phân công lao động thấp kém, cơ cấu bất hợp lý giữa các nghành, các vùng và các trình độ, thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề và nghiêm trọng hơn là thiếu chuyên gia đầu nghành là một trở ngại lớn khi chúng ta tiến hành CNH–HĐH.
Chất lượng của người lao động là cái chủ yếu đem lại sức mạnh cho nguồn nhân lực, chất lượng đó được thể hiện ở thể lực và trí lực của người lao động. về thể lực, hiện nay tầm vóc và sức khỏe của người việt nam đang được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ; song vẫn kém nhiều so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu về nguồn nhân lực cho giai đoạn đẩy mạnh CNH–HĐH ở nước ta hiện nay. Thực tế, người lao động chưa được tổ chức khám và theo dõi sức khỏe định kỳ một cách hệ thống, liên tục; điều kiện lao động trong ngành sản xuất, trong cỏ quan hành chính sự nghiệp chưa được quan tâm cải thiện, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng… điều đó cho thấy chất lượng dân số và người lao động nước ta cả về mặt thể lực, sức khỏe, lẫn điều kiện lao động không đảm bảo, rất cần được cải thiện.
Về trí lực, người Việt Nam được đánh giá là có tư chất thông minh, sang tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh. Với phẩm chất này, nếu được đào tạo và sừ dụng lao động hợp lý thì sẽ có khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại công nghệ hiện đại. Song thực tế thì năng lực chuyên môn hóa, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí nước ta còn thấp, tốc độ nâng cao dân trí còn chậm. Cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưa đươc đào tạo đầy đủ, đến năm 1997 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 7.0 % dân số và 14.3% tổng số lao động. trình độ lao động đã qua đào tạo ở các bậc trên đại học là 0.3%, đại học và cao đẳng là 20.1%, trung học chuyên nghiệp là 35.8%, công nhân kỹ thuật có bằng cấp là 24.4%, CNKT không có bằng cấp là 19.4%.
Tính đến năm 2005, lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn rất thấp (25%), còn lại là lao động chưa được đào tạo.
Đối với CNKT, giai đoạn 1999 – 2005 có sự tăng đột biến (một phần do số liệu năm 2005 tính cả số người có chứng chỉ nghề và sơ cấp). Trong thời gian đó, tỉ lệ lao động có trình độ THCN cũng tăng nhưng chậm hơn (+1.3%/6năm).
Đối với lao động có trình độ cao đẳng trở lên, tăng bình quân 0.43% ở giai đoạn 1999 – 2005. Tỷ lệ này so với tổng số lao động (năm 2006: 44.4 triệu người). Như vậy trong 5 năm gần đây có sự tăng nhanh về quy mô đào tạo cao đẳng, đại học trở lên đến 5.4 lần so với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1989 – 1999 (0.08%).
Tình hình trên đưa đến sự chuyển dịch trình độ CNKT của lao động theo xu hướng từ “hình thang thuận sang hình thang ngược”. Cấu trúc giữa CNKT, TC, CĐ, ĐH trở lên trong thời gian từ 1979 đến nay được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: (Xem bảng 1)
Số liệu bảng trên cho thấy:
Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật trở lên trong tổng lực lượng lao động (15 – 59 tuổi) đã tăng lên: 3.13% (1979); 5.21% (1989); 6.44% (1999) và 6 năm sau (2005) đạt 25%, lao động chân tay là 75%. Trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ đó tương ứng là 72% và 28%. Tỷ lệ này phản ánh sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ của nền sản xuất và trình độ thấp của lực lượng lao động. Xu hướng chuyển dịch đó ở nước ta là có tiến bộ nhưng mức tăng của nguồn nhân lực trí thức vẫn xa mới đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH.
Cấu trúc cao đẳng, đại học trở lên/ trung học chuyên nghiệp/ công nhân kỹ thuật qua 4 mốc thời gian trên: 1/2, 17/3.06 (1979); 1/1.14/2.36 (1999); 1/0.82/2.88 (2005) cho thấy chỉ số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp giảm liên tục từ 2.17 (1979) xuống còn 0.82 (2005); chỉ số công nhân kỹ thuật có chiều hướng giảm (1979-1999), sau 6 năm chỉ số này có tăng lên, nhưng tăng lên với tốc độ chậm, năm 2005 chiếm chỉ số là 2.88. Có ý nghĩa là cơ cấu các loại lao động này năm 2005, cứ một lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì chỉ có 0,82 lao động có trình độ trung cấp và 2.88 lao động có trình độ công nhân kỹ thuật (1: 0.82 : 2.88). Sự chuyển dịch này, chỉ ra một hiện tượng “thầy” nhiều hơn “thợ”, nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động trong nền kinh tế giai đoạn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam hiện nay, cơ cấu CNKT phải là 1:4:20 mới là hợp lý. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, một ttrong những nguyên nhân đó là vấn đề tâm lý – xã hội, còn tồn tại tình trạng coi trọng bằng cấp, không coi trọng công nhân kỹ thuật trong khi nhu cầu của xã hội về CNKT ngày càng tăng cao. Điều mâu thuẫn này xuất phát từ một nghịch lý ở nước ta hiện nay, cha mẹ lo việc học hành của con cái, đầu tư tiền của cho con học, nhưng việc làm, quyền lợi của con thì họ không biết sẽ ra sao sau khi học xong. Mọi thứ tốn kém đều do cha mẹ học sinh chịu, nhưng doanh nghiệp và xã hội hưởng kết quả (có quyền lựa chọn sử dụng theo nhu cầu của mình). Chính vì vậy nên việc chọn ngành nghề đào tạo, cấp học của học sinh phần lớn là theo ý chí của cha mẹ học sinh, họ muốn việc làm của con cái sau khi tốt nghiệp phải xứng đáng với công sức, tiền của mà họ đã đầu tư. Muốn thay đổi tâm lý này cần có sự nỗ lực chung từ Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý, điều hành, chi phối; doanh nghiệp hấp dẫn, thu hút đội ngũ công nhân kỹ thuật bằng tuyển dụng và chính sách tiền lương; toàn xã hội cần có cuộc vận động làm cho ai cũng thấy được học nghề có vị trí quan trọng và được xã hội đánh giá cao.
Tính tới tháng 12/2000, Việt Nam đã có trên 1.3 triệu người có trình độ đại học – cao đẳng; trên 10.000 thạc sỹ; 13.55 tiến sỹ ( trong đó 610 tiến sỹ khoa học). Bình quân có 190 cán bộ khoa học công nghệ/10000 dân (tỷ lệ trong năm 1989 là 105). Theo đó, cơ cấu tỷ lệ cán bộ (theo trình độ chuyên môn): 98% đại học, cao đẳng; 0.75% thạc sỹ; 0.97% tiến sỹ và tiến sỹ khoa học (tiến sỹ khoa học: 0,05). Tỷ lệ đó thể hiện mối tương quan giữa các loại trình độ là: 1 tiến sỹ; 0.8 thạc sỹ; 105 đại học, cao đẳng.
Đến 2006, Việt Nam đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có trên 14 nghìn tiến sỷ và 16 nghìn thạc sỹ. Số lượng cán bộ khoa học công nghệ trên đại học đã tăng từ 23.500 (2000) lên trên 20.000 (2006). Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, tính đến 11/2004, cả nước có khoảng 5.479 giáo sư, phó giáo sư được công nhận, trong đó số lượng giáo sư, phó giáo sư đang làm việc là 3.075, chiếm 56.1%. Mối tương quan giữa các loại trình độ ở thời điểm năm 2006 là: 1 tiến sỹ: 1.14 thạc sỹ: 128 đại học, cao đẳng. Tỷ lệ trên cho thấy số lượng tiến sỹ và tiến sỹ khoa học có tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với sự tăng lên của đội ngũ. Những con số đó còn quá nhỏ bé so với yêu cầu của quá trình CNH - HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trẻ kế cận có trình độ cao, chuyên gia giỏi, cán bộ đầu đàn giỏi ngày nay càng thiếu, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tỷ lệ số người có trình độ trên đại học trên tổng số cán bộ giảng dạy hiện mới đạt 12.7% (cần đạt 30%). Thêm vào đó, có một số khá đông cán bộ khoa học có chuyên môn cao, đạt “độ chín” về mặt trí tuệ thì lại ở độ tuổi về hưu, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt cán bộ trình độ cao và là sự lãng phí chất xám lớn. Điều này đặt ra vấn đề cấp bách phải tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học,công nghệ trẻ, kế cận, đồng thời phải có chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, nhằm phát huy đựoc trí tuệ của toàn bộ đội ngũ.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đội ngũ công chức hành chính nhà nước là bộ phận trọng yếu, chịu trách nhiệm vận hành bộ máy quản lý Nhà nước về mọi mặt. Chất lượng đội ngũ công chức ở nước ta những năm qua mặc dù đã được củng cố và nâng cao lên một bước, song so với yêu cầu quản lý Nhà nước trong thời ký đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn bất cập và là vấn đề quan tâm giải quyết. Phần lớn công chức ở nước ta trước đây được đào tạo trong môi trường và điều kiện làm việc theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, nên vẫn chịu ảnh hưởng nặng của cơ chế và cách làm việc kiểu công chức cũ. Số ngưòi được đào tạo trong những năm tiến hành công cuộc đối mới, xây dựng nền kinh tế thị trường còn ít; do vậy, chức năng động, khả năng thích ứng của công chức nói chung bị hạn chế. Hơn nữa, việc đào tạo công chức Nhà nước vẫn còn thực hiện bằng con đường bồi dưỡng qua các lớp ngắn hạn, tại chức nên năng lực chuyên môn của công chức chưa đáp ứng được yêu cầu mới.
b. Thực trạng nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh
Với vị thế là đô thị lớn của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị quan trọng trong nước, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học-công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, đứng đầu cả nước về mức GDP bình quân đầu người, có lợi thế về tiềm năng con người, giàu chức năng sáng tạo, đông đảo đội ngũ lao động lành nghề, lực lượng chất xám về khoa học tự nhiên, công nghệ và xã hội nhân văn chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh có tầng lớp doanh nhân nhạy bén với thị trường, có mối liên hệ và điều kiện, cho phép thành phố Hồ Chí Minh chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới nhanh, thu hút mạnh đầu tư bên ngoài, đặc biệt là trí tuệ và nguồn vốn của của ngươì Việt ở nước ngoài. Có thể nói, nguồn nhân lực của thành phồ Hồ Chí Minh có thế mạnh nổi trội, quyếtđịnh vai trò đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Do vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẽ giúp cho thành phố phát triển kinh tế bền vững, đồng thời nhanh chóng vươn lên ngang tầm với các thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á.
Để sử dụng triệt để những lợi thế nêu trên và có nguồn lao động chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, tháng 12/2002, Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng chương trình hành động, xác định 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm để phát triển thành phố đến năm 2010 là “ Phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nhanh chóng nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho thành phố và đất nước. Trong đó, vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để sử dụng và phát huy nguồn nhân lực được đặc biệt chú trọng”.
Công tác đào tạo ở các bậc học của Thành phố Hồ Chí Minh được chú trọng phát triển về nhiều mặt: quy mô, chất lượng, rèn luyện về nhân cách, đạo đức...và đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ lao động. Số lượng trường đại học, cao đẳng, cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố tăng; nguồn kinh phí ngân sách và ngoài ngần sách đầu tư cho công tác đào tạo được chú trọng (từ nhiều nguồn kinh phí, trong năm 2003, thành phố đã chi 278 tỷ đồng để phát triển cơ sở dạy nghề, khắc phục đáng kể tình trạng lạc hậu về trang thiết bị để đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng (Nguồn: Sở Lao Động-Thương binh và Xã hội).
Phân bổ lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học ở thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước năm 2003 ( Xem bảng 2)
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế trong việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, chậm khắc phục những bất hợp lý trong cơ cấu giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Việc đào tạo chưa gắn với sử dụng, trình độ kiến thức chưa tương ứng với văn bằng; đào tạo thiếu cân đối giữa cơ cấu trình độ; nhiều yếu kém trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo chưa được khắc phục; nội dung chương trình còn bất hợp lý, chậm đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và xã hội hoá giáo dục.
Thành phố cũng đã thực hiện chương trình việc làm gắn với phát triển kinh tế-xã hội, cùng với chương trình hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm như: Quỹ Quốc gia giải quyết việc là từ ngân sách Nhà Nước, Quỹ CEP của Liên đoàn Lao động thành phố, Quỹ của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Quỹ Xoá đói giảm nghèo, các trung tâm và chi nhánh dịch vụ việc làm từ 1996 - 2001 khoảng 2,2 tỷ đồng (Nguồn: Sở Lao động – Thưong binh và Xã hội Thành phố).
Các hoạt động tư vấn, dạy nghề gắn giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hội chợ việc làm, chương trình xuất khẩu lao động được thành phố chú trọng và thực hiện tốt, góp phần thúc đẩy phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn nhân lực ở thành phố vẫn còn nhiều hạn chế. Việc triển khai điều hành chương trình việc là của thành phố chưa đồng bộ, cho đến nay vẫn chưa có chế độ rõ ràng về việc quản lý nhà nước, về lao động việc làm và quản lý hệ thống dịch cụ việc làm, thiếu chính sách, cơ chế điều tiết thị trường sức lao động có hiệu quả (thực tế thị trường lao động thành phố ngày càng phát triển theo hướng tự phát, cạnh tranh thiêú định hướng, khó quản lý).
Như vậy, để tạo ra bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, thách thức lớn nhất và có tính cơ bản, lâu dài đối với nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt vế trí tuệ. Thành phố Hồ Chí Minh cần giảm thiểu những khiếm khuyết còn tồn tại trong việc quản ký nguồn nhân lực, đẩy mạnh các yếu tố phát triển chất lượng của nguồn nhân lực. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực sẽ rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Thế mạnh và hạn chế của nguồn nhân lực ở nước ta
a. Thế mạnh:
+ Dân số đông là điểm mạnh của Việt Nam bởi vì nó tạo ra lực lượng lao động dồi dào, giá thành lao động sẽ rẻ và tạo lợi thế về nguồn lao động so với các nước trong khu vực hiện nay.
VN là nước có dân số đông thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 thế giới, ở thập niên 90 nước ta có 35 triệu lao động đến đầu thế kỳ 21 là 40 triệu lao động. Do dân số tăng nhanh từ trước cho nên nguồn nhân lực tiếp tục tăng với tốc độ cao. Hàng năm có từ 1.0 đến 1.2 triệu lao động gia tăng. Nguồn nhân lực trẻ tăng nhanh là một lợi thế đối với sự phát triển của dất nước.
+ Nó đảm bảo yếu tố cơ bản cho đầu tư phát triển, phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
+ Lao động trẻ có sức bật nhanh thuận lợi cho sự phát triển chuyên sâu, có sức khoẻ dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Thuận lợi phát triển hoạt động xuất khẩu lao động, một dạng đặc thù của kinh tế đối ngoại.
+ Cơ cấu dân số trẻ, số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 10%, trong độ tuổi lao động chiếm 56%, dưới độ tuổi lao động chiếm 34%. Như vậy ngưòi Việt Nam tập trung chủ yếu trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục đầu tư Nước ngoài, Bộ kế hoạch đầu tư.
2. Hội đồng Trung Ương chỉ đạo biên soạn giá trình quốc gia các bộ môn khoa học Mac – Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Giáo Trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
3. Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội.
4. Tapchicongsan.Org
5. Trung tâm TTKT – Viện kinh tế.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẤN NỘI DUNG
I. Khái quát về nguồn lực con người và vai trò của nó đối với sự phát triển.
1. Nguồn lực con người
2. Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển
II. Đặc điểm nguồn nhân lực của nước ta
1. Thực trạng chung về nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
2. Thế mạnh và hạn chế của nguồn nhân lực ở nước ta
III. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH và sự ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển nguồn nhân lực
1. Vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển đất nước
2. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đối với phát triển nguồn nhân lực và nền kinh tế của nước nhận đầu tư
2.1. Mối quan hệ giữa chiến lược của TNCs và sự phát triển nguồn nhân lực
2.2. Ảnh hưởng của TNCs đối với phát triển nguồn lực
IV. Những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò nguồn lực con người Việt Nam hiện nay
1. Tăng cường giáo dục và đào tạo
2. Đẩy mạnh các chính sách y tế và chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân
3. Phát triển kinh tế xuất khẩu lao động
4. Tăng cường quản lý phát triển nguồn nhân lực con người
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top