Download Tiểu luận Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong nền kinh tế Việt Nam miễn phí





 
Cơ cấu tổ chức quản lý
CTM Nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý CTM, thực hiện chức năng thay mặt trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại CTM, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty mẹ trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan Nhà nước thực hiện, chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập CTM, về định hướng và mục tiêu chủ sở hữu Nhà nớc giao.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hỉnh lại tổ chức, cơ chế hoạt động của các TCT với mục tiêu đa các doanh nghiệp này trở thành đầu tầu cho sự phát triển, là nòng cốt và động lực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, tiên phong trong đổi mới công nghệ và nâng cao chất lợng, hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt với các tập đoàn lớn của nước ngoài không chỉ tại Việt Nam, mà còn trên thị trường quốc tế. Một trong những giải pháp đợc đề cập đến là giải quyết tốt mối quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình CTM-CTC.
2- Sự cần thiết chuyển các TCT, DNNN sang mô hình CTM-CTC
+ Còn nhiều DNNN không được quản lý trực tiếp bằng TCT.
Cả nước hiện có 17 TCT 91 và 77 TCT 90, bao gồm 1605 DNNN lớn và vừa, bằng 28,4% tổng số DNNN, chiếm khoảng 65% vốn sản xuất, 61% lực lượng lao động thuộc khu vực DNNN. Như vậy, xét về số lượng còn tới hơn 2/3 số DNNN không được quản lý bởi các TCT, hơn 1/3 số vốn và lao động của khu vực DNNN nằm ngoài các TCT. Tất nhiên, những doanh nghiệp này được nhà nước quản lý bằng các cơ quan quản lý theo ngành và lãnh thổ, như các bộ và các sở. Cách quản lý này đương nhiên là không thể sâu sát, linh hoạt như cách quản lý của các TCT.
+ Ngay cả 1605 DNNN trực thuộc các TCT cũng không được quản lý tốt
Một trong các nguyên nhân khiến cho mô hình TCT 90, TCT 91, không thể quản lý tốt các doanh nghiệp thành viên là địa vị pháp lý không rõ ràng của các chủ thể kinh tế trong mô hình nói trên. Quan hệ giữa ba đỉnh quyền lực trong các TCT hiện nay ( Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc của các DNNN thành viên ) là kiểu quan hệ vừa gò bó vừa lỏng lẻo do không xác định được dứt khoát, rõ ràng về trách nhiệm và thẩm quyền.
+ Quá trình cổ phần hoá DNNN làm cho ngày càng có có thêm nhiều doanh nghiệp không còn là thành viên của TCT 90, TCT 91.
Thành viên của các TCT nhất thiết phải là DNNN. Khi cổ phần hoá, giao bán khoán, cho thuê các doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp này mới đương nhiên ra khỏi thành phần TCT, phạm vi quản lý của các TCT đã hẹp lại càng hẹp hơn, số doanh nghiệp không được quản lý bằng một cơ chế, đặc biệt vốn đã ít lại càng ít hơn.
3. Lợi ích của việc chuyển TCT, DNNN sang mô hình CTM- CTC
Việc chuyển các TCT và DNNN sang mô hình CTM-CTC có tác dụng và lợi ích sau đây:
+ Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá vẫn có thể nằm trong vòng kiểm soát, điều tiết trực tiếp của nhà nước qua bàn tay CTM, điều mà TCT 90-91 không làm được khi các DNNN chuyển đổi sở hữu, không còn là của nhà nước 100% như cũ, CTM với danh nghĩa là cổ đông sẽ can thiệp vào CTC. Những TCT bằng quan hệ hành chính không thể can thiệp vào các CTC đợc khi các CTC này không còn là các DNNN nữa.
+Với chức trách thẩm quyền quản lý vốn nhà nước theo kiểu công ty thực sự, các CTM sẽ chủ động tích cực xử lý các DNNN được giao quản lý từ đó, quá trình cổ phần hoá DNNN sẽ nhanh chóng hơn. Cổ phần hoá DNNN hiện nay chậm là do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân liên quan đến mô hình quản lý nói trên: sự không mong muốn của chính những nhà quản lý trực tiếp DNNN và sự thờ ơ của các TCT 90-91. Một bên thì bị mất quyền lợi do cổ phần hoá, một bên thì chẳng đợc gì, thậm chí cũng bị mất quyền lợi ở mức độ nhất định. Nhng khi chuyển thành CTM, Nhà nước sẽ giao vốn của tất cả các DNNN thành viên, trao quyền và trách nhiệm sinh lợi số vốn này cho CTM. Các DNNN sẽ trở thành đối tợng định đoạt của CTM. Các CTM sẽ phải tìm mọi biện pháp để thực hiện nghĩa vụ bảo toàn và sinh lợi vốn trước Nhà nớc. Cơ chế quản lý nhà nước đối với CTM cũng sẽ là cơ chế tự hạch toán. Với quyền hành mới, vì trách nhiệm và lợi ích của chính mình, các CTM sẽ không thờ ơ trước tình trạng yếu kém của nhiều doanh nghiệp thành viên. Họ sẽ cổ phần hoá các DNNN này, biến chúng thành CTC. Với những DNNN không thể hay cha thể cổ phần hoá, CTM sẽ biến chúng thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. CTM là chủ sở hữu trực tiếp các DNNN này, buộc chúng phải hoạt động theo định hướng của mình.
+ Với mô hình CTM-CTC, mà cụ thể là cơ chế cổ đông, các CTM chắc chắn sẽ quản lý các CTC một cách thường xuyên, sâu sát hơn TCT 90-91. Thông qua người thay mặt của mình tại các CTC, CTM có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người thay mặt CTM tại CTC, các thay mặt CTM có nhiều khả năng ảnh hởng tích cực đến hoạt động của CTC. Đó là điều không thể có trong các TCT hiện nay.
II. Bước đầu của qúa trình áp dụng mô hình CTM-CTC ở nước ta
1.Mô hình CTM-CTC ở nước ta
1.1_ Quy định chung
1.1.1_ Khái niệm
Công ty mẹ là doanh nghiệp được tổ chức và đăng ký theo pháp luật Việt Nam, nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ của công ty khác hay nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công ty khác, có quyền chi phối đối với công ty đó.
Công ty mẹ nhà nước là công ty do nhà nước làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghị định và các quy định của pháp luật.
Công ty con là doanh nghiệp được tổ chức và đăng ký, theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài, do một công ty mẹ nắm giữ toàn bộ hoăc một phần vốn điều lệ và bị công ty đó chi phối.
Công ty con nhà nước là công ty con do một công ty mẹ nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghị định này và các quy định của pháp luật.
Công ty liên kết là công ty mà công ty mẹ có vốn góp những không có quyền chi phối.
Công ty con ở nước ngoài là công ty con đăng ký hoạt động theo luật của nước ngoài do một công ty mẹ đăng ký ở Việt Nam đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hay có cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty đó.
* Quyền chi phối của một công ty với công ty khác là quyền quyết định của một công ty này đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trường và các quyết định quản lý quan trọng của công ty khác do mình nắm giữ toàn bộ số vốn điều lệ hay sử dụng quyền biểu quyết của mình với tư cách là một cổ đông, bàn giao vốn hay sử dụng bí quyết công nghệ tác động đến việc thông qua hay không thông qua các quyết định quan trọng của công ty mà mình có cổ phần, vốn góp.
Cổ phần chi phối là cổ phần chiếm trên 50% vốn điều lệ hay ở mức mà theo quy định pháp luật và điều lệ của công ty đủ để chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó.
Vốn góp chi phối là phần vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ hay là mức mà theo quy định pháp luật và điều lệ của công ty đủ để chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó.
1.1.2_ Công ty mẹ nhà nước
Công ty mẹ nhà nước được áp dụng đối với TCT, DNNN chuyển đổi theo nghị định này sang mô hình CTM-CTC thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước nắm giữ 100% vốn.
CTM nhà nước trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu tư ở các CTC, công ty liên kết dưới hình thức góp vốn cổ phần hay vốn góp liên doanh.
CTM nhà nước có tư cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý r...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tiểu luận: khả năng tự làm sạch hệ sinh thái lưu vwjcc sông Đồng Nai Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Lý thuyết gia tốc đầu tư và đánh giá khả năng áp dụng lý thuyết trên tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
D TIỂU LUẬN: XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG EU- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QU Luận văn Kinh tế 0
A Tiểu luận: Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá Luận văn Kinh tế 0
G Tiểu luận: Những căn cứ và ý nghĩa của việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến Văn hóa, Xã hội 0
H Tiểu luận: Vận dụng triết học Mác - Lê Nin với việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn và khả năn Luận văn Kinh tế 0
H Tiểu luận Triển vọng và khả năng xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận Tính khả thi của những văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận Các điều kiện để bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top