Download Tiểu luận Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 3
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan 3
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh 7
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM 10
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh 10
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 14
III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN. 19
PHẦN 3. KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hế - pháp lí, đièu này sẽ tạo nên tính hài hoà trong nền kinh tế. Nếu như không đảm bảo được sự đồng bộ thì trong nền kinh tế sẽ có những lĩnh vực không bị tác động của các thể chế pháp lí, việc hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ dễ dàng, tự do hơn so với các linh vực có các yếu tố pháp lí - thể chế tác động, bởi vì nó không chịu ảnh hưởng, không chịu bất kì tác động nào từ Nhà nước. Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ từ đó sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo ý muốn của mình. Điều này sẽ tạo nên sự lộn xộn trong nền kinh tế bởi vì mục đích sản xuất của mỗi người là khác nhau, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất với nhau, tạo điều kiện cho độc quyền hình thành để tránh sự cạnh tranh.
Thứ hai: Các thể chế - pháp lí do Nhà nước ban hành phải phù hợp với tình hình thực tế. Để có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các qui định này phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa hướng khác nhau, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng. Việc ban hành các thể chế - pháp lí này sát với thực tế, không rõ ràng thì không những thực hiện được mục đích mà còn gây thêm ra những hoạt động sai lệch, làm đảo lộn trật tự.
Thứ 3: Hiệu lực pháp luật của các qui định pháp lí - thể chế phải thống nhất trong việc điều chỉnh các hành vi kinh tế, không được có sự phân biệt đối xử khi thực hiện các qui định. Việc này sẽ tạo nên tính công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu lực của các qui định.
b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân
Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảm bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui định để điều hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực hiện. Do vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt. Việc các công ty hay các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ dàng. Do vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí được nền kinh tế, các bản qui định không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, hay nếu có đưa vào áp dụng được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này sẽ gây ra việc làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh bất ổn định, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở Việt Nam cho thấy: trong xây dựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm gây lãng phí vốn đầu tư. Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn là rất lớn do việc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu tư và xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém. Chưa đưa ra được những qui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông đồng với nhau tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao. Điều này cũng tương tự đối với thị trường bất động sản.
Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền.
c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể kinh doanh
Các chủ thể kinh tế là đối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh các qui định của văn bản pháp lí - thể chế. Để các qui định được thực hiện tốt thì ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ kinh doanh và nhân dân. ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có hạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm, thiếu sót. Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động. Trong những tình huống như vậy để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền rất cần có tinh thần, ý thức của các chủ thể kinh doanh cũng như của nhân dân. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tốt của các chủ thể kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý.
II. Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh
Sau chiến tranh đất nước thống nhất, cả nước hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH. Trong khi đó trong tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh để lại - nền kinh tế tập trung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng mô hình kinh tế này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và được coi như mô hình ưu việt. Nhưng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và Việt Nam đã phải trả giá cho việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế suy thoái trầm trọng chi vượt thu, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu, chậm được đổi mới, năng lực sản xuất trong nước kém. Trong nền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt động kinh tế của xã hội đều do Nhà nước đảm nhiệm, nhà nước bao tiêu hết quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kể cả việc tiêu thụ sản phẩm do đó mà nó gây ra sức ì đối với các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp. Các doanh nghiệp cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà nước để sản xuất, không cần quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết chứ chưa được thấy thực tế cạnh tranh là như thế nào. Điều đó gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, cạnh tranh không được coi trọng.
Yêu cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển đổi nền kinh tế và nền kinh tế thị trường đã được áp dụng nhưng nó chịu sự quản lý của Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường với qui luật cạnh tranh đã không còn chỗ cho sự ỉ lại, trông chờ vào trợ cấp, nó buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tìm lấy vị trí tồn tại trong nền kinh tế. Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu cầu nhận thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết. Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần đư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top