Khóa luận Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Download Khóa luận Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam miễn phí





Từ năm 1980, các trường đại học trong cả nước mở thêm khoa tin học, việc đào tạo trong nước dần dần được mở rộng. Hiện nay có 6 trường đại học của nhà nước được Nhà nước đầu tư cho các khoa công nghệ thông tin với mục tiêu đào tạo 2000 cử nhân và kỹ sư tin học mỗi năm. Trong 4 năm qua 6 trường này đã đào tạo được khoảng 7000 cử nhân và kỹ sư. Tất cả các trường đại học khác đều có bộ môn tin học và tất cả các sinh viên đều được đào tạo về tin học đại cương. Nếu tính cả các trường khác và tự đào tạo hay tái đào tạo (các nhà kinh tế, kỹ sư các ngành khác chuyển sang) có thể ước lượng được mỗi năm chúng ta có thêm khoảng 3.500 người được đào tạo cơ bản về tin học.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chức nhà nước. Hiện nay bức tranh phân bố đã thay đổi với tỷ lệ gần đúng sau đây: 75% ở các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, 10% ở các cơ quan nghiên cứu và quốc phòng, 10% ở các cơ sở giáo dục (trường học, trung tâm...) và 5% ở các gia đình. Trong tổng số máy đã nhập vào tới nay và máy lắp ráp trong nước, nhiều máy đã thôi hoạt động vì hỏng hay không còn phù hợp về chức năng, nên theo ước tính số máy thực tế đang hoạt động hiện nay chỉ khoảng 350 nghìn chiếc. Tức là cường độ trang bị máy mới đạt khoảng gần 5 máy/1000 người (so với 80 ở Singapore và 140 ở Hàn Quốc) với mác máy bình quân tương đối thấp (ví dụ, trong số trên 3000 máy đang hoạt động của Tổng cục bưu điện, 90% là máy 486 trở xuống). Cường độ sử dụng máy còn thấp: ở nhiều cơ quan đơn vị, máy tính được làm việc như máy đánh chữ là chủ yếu. Trang bị công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp và gia đình mất cân đối nghiêm trọng: phần cứng chiếm tới 80% tổng chi phí (lẽ ra ở giai đoạn này, phần mềm phải chiếm tỷ trọng 35%. Nếu tính cả xây dựng đề án, đào tạo, triển khai, bảo hành v.v. cũng là các yếu tố thuộc phần mềm thì tỷ trọng phải lên tới 60% mới hợp lý).
Công nghiệp phần mềm Việt nam ít phát triển, hoạt động phần mềm chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng. Số công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm còn ít, sản phẩm phần mềm chủ yếu là các chương trình văn bản tiếng Việt; giáo dục, văn hoá, kế toán tài chính, khách sạn, quản lý văn thư, điều tra thống kê ít có các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao. Các công ty trong nước mới đạt 10% thị phần thị trường phần mềm. Tình hình phần mềm như trên do các nguyên nhân chủ yếu sau đây gây ra:
- Khách hàng (các cơ quan đơn vị và cá nhân) chưa quan niệm phần mềm là quan trọng và thiết yếu trong sử dụng thiết bị tin học (khi mua thiết bị thường không đưa ra được đòi hỏi về phần mềm, thậm chí có khách hàng không rõ trang bị phần mềm để làm gì). Vì vậy, phần mềm sản xuất ra khó bán được.
- Phần mềm của nước ngoài và của các công ty khác trong nước sản xuất ra bị sao chép bất hợp pháp một cách lan tràn khiến những nhà sản xuất phần mềm nản lòng sáng tạo, không muốn đầu tư vào lĩnh vực này. (Ví dụ, phần mềm từ điển Anh - Việt của công ty Lạc Việt vừa ra thị trường đã bị sao chép bất hợp pháp, bán với giá chỉ bằng 1/2 giá nguyên gốc).
Thị trường công nghệ tin học Việt nam năm 1997 đạt tổng doanh số khoảng 450 triệu USD (mới bằng 1,7 GDP của Việt nam; 1/5 doanh số thị trường công nghệ tin học Châu Á, và khoảng 0,2% thị trường công nghệ tin học toàn thế giới), trong đó phần cứng chiếm khoảng 80%, phần mềm 5%, truyền dữ liệu 5%, dịch vụ 10%. Năm 1998 do bị khủng hoảng của nền kinh tế khu vực, doanh số sụt còn khoảng 300 triệu USD (trong đó các công ty Việt nam chiếm 100 triệu USD phần cứng và 80 triệu USD phần mềm. Phần mềm Việt nam hạn chế trong một ít bản tiếng Việt dịch từ các phần mềm ngoại quốc, các chưong trình quản lý trong mạng máy tính ngân hàng, tài chính trong phạm vi vừa và nhỏ). Về dung lượng, thị trường công nghệ tin học Việt nam mới đứng hàng thứ 13 - 15 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Yếu tố tích cực có thể kể tới là thị trường này đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 40 - 50%/năm). Theo đề án “Phát triển chuyên nghiệp phần mềm Việt nam 2000-2005” thì thị trường công nghệ phần mềm và dịch vụ nội địa nước ta đến năm 2005 sẽ vào khoảng 230 - 320 triệu USD.
Việt nam gia nhập mạng toàn cầu tương đối chậm: tháng 11 năm 1997 mới chính thức bắt đầu nối mạng Internet, tới đầu năm 1999 mới có khoảng 17 nghìn thuê bao, chủ yếu thông qua ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất là VDC (Công ty dịch vụ gia tăng và truyền số liệu), FPT (Công ty phát triển đầu tư công nghệ) và Netnam (Viện công nghệ thông tin, thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia).
Đến nay Việt nam có khoảng 150 nghìn thuê bao và phát triển với tốc độ tăng thêm khoảng 7000 - 8000 thuê bao/tháng.
Tóm lại, tuy có tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm gần đây nhưng nền công nghệ tính toán của Việt nam vẫn còn rất nhỏ bé, đặc biệt là công nghệ phần mềm.
Ngành truyền thông Việt nam những năm gần đây tăng trưởng tới 70%/năm. Liên lạc viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh thuê của nước ngoài (đã có chương trình thuê phóng vệ tinh riêng). Các thiết bị và công nghệ điều khiển tiên tiến đã được áp dụng trong ngành địa chính, ngành hàng không...
Năm 1993, Tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X.25, gọi là mạng VIETPAC, nối 32 tỉnh và thành phố (tức một nửa tỉnh thành cả nước), mạng này không đủ đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu ngày càng tăng nên gần đây Tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối với Internet và mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước và tư nhân.
Nhờ các mạng nội bộ và mạng quốc gia, công việc quản lý một số ngành đã được tin học hoá. Tuy nhiên, tính tin cậy của dịch vụ truyền thông còn thấp và chi phí còn rất cao so với mức trung bình của người dân, vì vậy tính phổ cập chưa cao.
Ngành điện lực (là nền của hai nhánh tính toán và truyền thông) đang gặp khó khăn: những năm gần đây, tiêu thụ điện toàn quốc tăng khoảng 15%/năm. Trước đây dự tính sẽ thừa điện, phải xuất khẩu, hai năm nay đã ở tình trạng thiếu điện (nhất là vào mùa khô, vì gần 70% sản lượng điện là từ thuỷ điện). Năm 1998 sản xuất ở mức 60 triệu kwh/ngày, thiếu hụt 200 triệu kwh; năm 1999 thiếu hụt 400 triệu kwh (vì hạn nặng). Tình trạng thiếu điện sẽ nghiêm trọng hơn trong những năm sắp tới, buộc phải chuyển một phần đáng kể sang điện nguyên tử, nhưng chưa có tiến độ và chương trình cụ thể. Hệ thống phân phối điện hạ áp đang ở tình trạng chắp vá, cung cấp điện năng chưa ổn định. Tuy nhiên mới đây, công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ đầu tư 3500 tỉ đồng cho lưới điện thành phố vào năm 2005 và sẽ khắc phục triệt để các sự cố về điện của thành phố. Hy vọng rằng trong giai đoạn 2005 - 2010 ngành điện thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung sẽ vươn lên ngang bằng trình độ phát triển chung của các nước tiên tiến trong khu vực.
2. Cơ sở hạ tầng nhân lực.
Gồm các chuyên gia công nghệ và đông đảo dân chúng. Cho tới năm 1980, ở nước ta chưa có khoa tin học tại các trường đại học, cũng chưa có hệ thống đào tạo chuyên gia và cán bộ cho ngành này.
Từ năm 1980, các trường đại học trong cả nước mở thêm khoa tin học, việc đào tạo trong nước dần dần được mở rộng. Hiện nay có 6 trường đại học của nhà nước được Nhà nước đầu tư cho các khoa công nghệ thông tin với mục tiêu đào tạo 2000 cử nhân và kỹ sư tin học mỗi năm. Trong 4 năm qua 6 trường này đã đào tạo được khoảng 7000 cử nhân và kỹ sư. Tất cả các trường đại học khác đều có bộ môn tin học và tất cả các sinh viên đều được đào tạo về tin học đại cương. Nếu tính cả các trường khác và tự đà...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Nông Lâm Thủy sản 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top