K_A

New Member
Luận văn Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam giai đoạn 1998 - 2003

Download Luận văn Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam giai đoạn 1998 - 2003 miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO XUẤT KHẨU
I. Tính tất yếu của chiến lược.
1. Từ cách tiếp cận công nghiệp hoá.
2. Xu hướng trong chiến lược thương mại của các nước.
2.1. Sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
2.2. Chiến lược hướng về xuất khẩu.
3. Việt nam thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một tất yếu.
II. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước.
III. Những căn cứ và điều kiện để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
1. Những căn cứ để xây dựng định hướng phát triển xuất khẩu.
1.1. Những thuận lợi và thách đố trong nước.
1.2. Những nhân tố quốc tế và khu vực.
2. Điều kiện để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
CHƯƠNG II. CHÍNH SÁCH TRONG CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
I. Mục tiêu của chiến lược.
II. Chính sách phát triển thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam.
1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu.
2. Chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu.
3. Chính sách mở cửa thị trường.
4. Chính sách đầu tư trong và ngoài nước.
5. Đổi mới các công cụ và thể chế quản lý xuất khẩu.
5.1. Thuế xuất khẩu.
5.2. Hạn ngạch xuất khẩu.
5.3. Giấy phép xuất khẩu:
5.4. Thủ tục hải quan - Xuất khẩu hàng hoá.
5.5. Quản lý ngoại tệ.
5.6. Tỉ giá hối đoái.
6. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
7. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
8. Tham gia các tổ chức kinh tế thế giới.
CHƯƠNG III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. tình hình xuất khẩu của việt nam từ 1986 đến nay
1. Tốc độ và cơ cấu hàng xuất khẩu.
2. Ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
4. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
II. Những thành tựu đạt được và những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
1. Những thành tựu.
2. Những vấn đề còn tồn tại.
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG DỰA VÀO XUẤT KHẨU
I. Định hướng phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 1996 - 2000 của Việt nam.
1. Định hướng kim ngạch xuất khẩu từ nay đến năm 2000.
2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, ngành hàng.
3. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu Việt nam theo thị trường.
II. Những biện pháp đẩy mạnh và hỗ trợ xuất khẩu.
1. Nhà nước phải xây dựng hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
2. Gia công xuất khẩu.
3. Lập các khu chế xuất (KCX).
4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất khẩu.
5. Đầu tư cho xuất khẩu.
6. Các biện pháp tài chính tín dụng nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh sản xuất.
6.1. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu.
6.2. Chính sách tỷ giá hối đoái.
6.3. Trợ cấp xuất khẩu.
6.4. Miễn thuế, giảm thuế và hoàn lại thuế.
7. Biện pháp về thể chế tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu.
III. Một số ý kiến đề xuất.
1. Nhà nước nên ổn định chích sách xuất nhập khẩu trong lâu dài.
2. Giảm bớt các cơ quan trung gian trong quản lý xuất nhập khẩu.
3. Quy định điều luật chống phá giá.
4. Thành lập trung tâm thông tin pháp luật quốc tế.
5. Nhà nước nên thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt nam.
6. Thực hiện chính sách đa lãi suất.
7. Nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
8. Tổ chức bình chọn, khen thưởng đối với những mặt hàng chất lượng cao.
9. Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
10. Tăng cường hoạt động của cơ quan thường vụ ở nước ngoài.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

; hầu hết các nước trong khu vực đã có quan hệ ngoại giao với Việt nam (trừ Saudi Arabi), một số nước đã có quan hệ kinh tế, thương mại, đã có ký kết hiệp định thương mại và thành lập uỷ ban hỗn hợp liên Chính phủ với Việt nam như Iraq, Libi, Ai cập... Các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang khu vực Trung Đông là gạo, chè đen. Để tăng kim ngạch xuất khẩu của ta trong những năm tới, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu là cần thiết. Trung Đông - một thị trường có sức tiêu thụ lớn, các công ty xuất khẩu của ta cần thâm nhập hơn nữa vào thị trường này.
4. Chính sách đầu tư trong và ngoài nước.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: "Cần huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng ...”
Đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia. Trong những năm trước mắt khi mà nguồn vốn tích luỹ nội bộ còn hạn hẹp thì đầu tư nước ngoài chiếm vị trí quan trọng. Thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài chúng ta tranh thủ được vốn, kỹ thuật và công nghệ mới, mở rộng thị trường ngoài nước, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến, trên cơ sở đó xây dựng những cơ sở kinh tế mới, hiện đại hoá cơ sở hiện có nhằm tạo việc làm cho người lao động, khai thác một phần những tiềm năng của đất nước để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu.
Hoạt động đầu tư nước ngoài đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Hiện nay khu vực có đầu tư nước ngoài chiếm 100% sản lượng dầu thô, 44,8% sản lượng thép... Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 phần đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11% nếu tính cả xuất khẩu dầu thô thì tỷ lệ này nên đến 25%.
Trong thời gian vừa qua, khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam á làm cho môi trường đầu tư của họ xấu đi sẽ đưa đến kết quả là quá trình phân bố lại chu chuyển vốn đầu tư trong khu vực và làm chậm lại quá trình tự do hoá thương mại đầu tư và tiền tệ trong khu vực các nước ASEAN. Đó cũng chính là cơ hội để Việt nam có thể nhận thêm các nguồn đầu tư mới, tranh thủ thời gian hội nhập nhanh hơn vào khu vực.
Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài, tạo ra một “sân chơi” thông thoáng, hấp dẫn, bình đẳng, thuận lợi cho các bạn hàng quốc tế tham gia đầu tư liên doanh liên kết.
5. Đổi mới các công cụ và thể chế quản lý xuất khẩu.
Nước nào cũng coi trọng việc xuất khẩu Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy, tuy nhiên xuất khẩu là một công việc phức tạp gặp không ít khó khăn trong các lĩnh vực như: tài chính, giấy phép, kiểm soát, ngoại tệ và các chính sách của Chính phủ. Do vậy việc đổi mới chính sách và thể chế quản lý xuất khẩu là vấn đề mà chúng ta cần bàn đến. Việc quản lý xuất khẩu được thực hiện bằng quy chế quản lý ngoại tệ. Không phải lúc nào nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài dạng xuất khẩu như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu hay có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước.
Để thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Việt nam cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới các công cụ.
5.1. Thuế xuất khẩu.
Nhà nước ta sử dụng chính sách thuế với tư cách là một công cụ quan trọng để khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, vừa qua Nhà nước ta đã áp dụng chính sách miễn giảm thuế, miễn thuế hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, áp dụng thuế xuất khẩu thấp đối với một số mặt hàng còn chịu thuế, sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việt nam đã có những ưu đãi cần thiết cho nhà đầu tư chẳng hạn: Toàn bộ thiết bị đầu tư nhập khẩu để hình thành xí nghiệp, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Tuỳ theo từng dự án, các nhà đầu tư phải nộp thuế lợi tức 10%, 15%, 20% hay 25% (trừ dầu khí, vàng bạc, đá quý, thuế lợi tức có thể cao hơn). Các dự án đầu tư có thể được miễn giảm thuế lợi tức tối đa là miễn 4 năm và giảm 4 năm tiếp theo kể từ khi liên doanh có lãi. Các nhà đầu tư được phép chuyển lợi nhuận về nước hay sang nước thứ 3 và chịu mức thuế chuyển lợi nhuận 5%, 7% hay 10% tuỳ theo từng dự án. Trong trường hợp họ không chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt nam mà tái đầu tư ở Việt nam thì được hoàn lại toàn bộ thuế lợi tức cho số lợi nhuận tái đầu tư đó.
Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, luật thuế giá trị gia tăng đã được thông qua và sẽ được áp dụng từ 1/1/1999 trong đó quy định mức thuế 0% đối với tất cả các hàng hoá xuất khẩu và các hàng hoá này còn được thoái trả thuế giá trị gia tăng ở các khâu trước. Đây thực sự là biện pháp tài chính khuyến khích xuất khẩu tích cực của Việt nam
5.2. Hạn ngạch xuất khẩu.
Hàng năm bộ thương mại công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bên cạnh đó giảm dần các mặt hàng quản lý hạn ngạch kể cả xuất khẩu và nhập khẩu trừ các hạn ngạch đối với các mặt hàng có cam kết số lượng với nước ngoài mà Việt nam cần thực hiện.
Việc dành hạn ngạch xuất khẩu để phân bố cho các địa phương, đơn vị sản xuất thông qua các bộ, ngành hàng như hiện nay vừa gây phiền hà cho cơ sở, vừa không phù hợp với kinh tế thị trường. Các địa phương, các đơn vị sản xuất cố giành cho được quota mặc dù thiếu vốn, không có thị trường, thiếu phương tiện kinh doanh, không có khả năng thực hiện. Điều đó tất yếu dẫn đến tình trạng mua bán quota vòng vèo. Do vậy cần hoàn thiện cách phân bố quota theo nguyên tắc “ Một cửa” chỉ phân cho các đơn vị đã có quyền xuất khẩu trực tiếp theo nhóm hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao. Tiến tới phân bổ quota theo hình thức gọi thầu hay đấu giá với sự tham gia của các đơn vị sản xuất và đơn vị lưu thông có vốn và quan hệ thị trường.
5.3. Giấy phép xuất khẩu:
Nếu hàng hoá thuộc diện quản lý bằng giấy phép thì các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải xin phép xuất khẩu tại cơ quan có thẩm quyền do pháp luật quy định. ở Việt nam các loại hàng hoá sau đây khi qua các cửa khẩu Việt nam đều phải có giấy phép xuất khẩu:
Hàng xuất để thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
Hàng xuất khẩu theo các dự án đầu tư chuyển giao công nghệ của nước ngoài.
Hàng uỷ thác xuất khẩu
Hàng dự hội trợ, triển lãm quảng cáo
Giấy phép xuất khẩu chỉ cấp cho các tổ chức có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch quy định cho mặt hàng đó. Đối với những mặt hàng không quản lý bằng hạn ngạch hay đăng ký tại Bộ thương mại không hạn chế số lượng hay giá trị.
5.4. Thủ tục hải quan - Xuất khẩu hàng hoá.
Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo các quy...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vinamilk với chiến lược tăng trưởng tập trung Luận văn Kinh tế 0
H Chiến lược giá cả và chất lượng sản phẩm nhằm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Luận văn Kinh tế 0
Q Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
K Những chiến lược tăng cường sự tham gia của học sinh trong các giờ học kỹ năng nói: trường hợp Trườn Ngoại ngữ 0
P [Free] Một số giải pháp Marketing tăng cường hiệu quả triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại Tài liệu chưa phân loại 0
D Coca Cola tăng doanh thu khủng nhờ chiến lược Marketing in tên lên nhãn chai Kinh nghiệm khởi nghiệp 0
M Định hướng chiến lược tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2010 Tài liệu chưa phân loại 0
L Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng - Phần I Mẹo vặt cuộc sống 0
C Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng - Phần cuối Mẹo vặt cuộc sống 0
H Nghiên cứu chiến lược tăng trưởng tập trung của Tổng công ty Viettel Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top