erjka_kon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chiến lược của công ty
• Mục tiêu chiến lược của tổng công ty trong năm 2008:
 Khẳng định vị trí số 1 về dịch vụ di động trong năm 2008
 Số 1 về bán lẻ máy điện thoại di động tại thị trường Việt Nam
 Đứng thứ 2 về dịch vụ Homephone, ADSL trong năm tới.
 Mục tiêu về sản lượng :
• Về dịch vụ di động : Phát triển mới 10triệu thuê bao hoạt động bình thường, tăng
khoảng 1,5 lần so với năm 2007, tương ứng 20 đến 25 triệu thuê bao kích hoạt mới trong
năm 2008 tăng từ 1,4 đến 1,7 lần.
• Dịch vụ PSTN : Mục tiêu phát triển được 200.000 TB, tăng 1,8 lần so với
phát triển năm 2007.
• Dịch vụ ADSL : Phát triển mới 300.000 TB tăng 2,3 lần so với năm 2007.
• Dịch vụ cố định không dây : Phát triển mới 1tiệu TB tăng từ 1,3 đến 1.5 lần
so với năm 2007.
• Bán máy di động : Mục tiêu năm 2008 là bán được khoảng 1,7 đến 2 triệu
máy tăng khoảng từ 3,5 đến 4 lần so với năm 2007
 Mục tiêu về doanh thu :
Doanh thu dự kiến đạt 27.000 – 32.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu di động là
16.000 – 20.000 tỷ ; doanh thu PSTN đạt 630 tỷ ; doanh thu ADSL đạt 520 tỷ ;
doanh thu Homephone đạt 1.000 tỷ đồng ; doanh thu 178 đạt 100 tỷ đồng ; doanh
thu bán máy đạt 2.000 – 2.400 tỷ.
II. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Môi trường vĩ mô
1.1.Môi trường chính trị
Hiện nay, Việt Nam là nước có nền chính trị tương đối ổn định, đây là lí do
hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Với chi nhánh 5 Hà
Nội nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đây là thuận lợi, nhưng
cũng tạo ra không ít thách thức phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
1.2. Môi trường kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 2
I. Khái niệm chiến lược kinh doanh, hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược 2
1. Chiến lược kinh doanh 2
2. Hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược 2
II. Sự cần thiết của chiến lược kinh doanh 2
III. Quy trình hoạch định và quản trị chiến lược 3
1. Xác định sứ mạng và mục tiêu chiến lược. 3
2. Phân tích môi trường 3
1.1. Môi trường bên ngoài: 3
1.1.1. Môi trường vĩ mô 3
1.1.2. Môi trường ngành 6
2.2. Môi trường bên trong - nội bộ doanh nghiệp 11
2.2.1. Phân tích hoạt động sản xuất 12
2.2.2. Phân tích hoạt động Marketing 13
2.2.3. Phân tích hoạt động tài chính 13
2.2.4. Phân tích hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D 14
2.2.5. Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực 14
3. Xác định và lựa chọn phương án chiến lược 14
4. Triển khai thực hiện chiến lược 15
5. Kiểm tra, điều chỉnh chiến lược 16
IV. Các cấp chiến lược 17
1. Chiến lược cấp công ty 17
2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh- Chiến lược cạnh tranh 17
3. Chiến lược cấp chức năng 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CHI NHÁNH VIỄN THÔNG 5 HÀ NỘI 18
I. Giới thiệu chung về công ty 18
1. Lịch sử hình thành và phát triển 18
2. Sứ mạng của công ty 18
3. Các đơn vị kinh doanh chiến lược: 19
4. Kết quả hoạt động kinh doanh 19
II. Chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty. 23
1. Chiến lược cấp công ty 23
2. Chiến lược cạnh tranh 23
3. Đánh giá chiến lược 24
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC 25
I. Mục tiêu chiến lược của công ty 25
II. Phân tích môi trường kinh doanh 25
1. Môi trường vĩ mô 25
1.1.Môi trường chính trị 25
1.2. Môi trường kinh tế 25
1.3. Môi trường pháp luật 26
1.4. Môi trường văn hoá – Xã hội 27
1.5. Các yếu tố về công nghệ 28
2. Môi trường ngành 29
2.1.Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại ngành 29
2.2.Các đối thủ tiềm ẩn 31
2.3. Áp lực từ phía nhà cung cấp 31
2.4. Áp lực từ khách hàng 32
2.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế 32
3.Phân tích nội bộ 33
3.1. Phân tích hoạt động tài chính 33
3.2. Phân tích hoạt động Marketing 33
3.3. Phân tích hoạt động nghiên cứu và phát triển 35
3.4. Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực 35
4. Mô hình phân tích tổng hợp SWOT 37
4.1. Những cơ hội và đe doạ chủ yếu, điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi của chi nhánh 37
4.1.1. Điểm mạnh: 37
4.1.2. Điểm yếu: 38
4.1.3. Cơ hội: 38
4.1.4. Thách thức: 38
4.2. Ma trận SWOT 39
III. Xu hướng phát triển quốc tế 39
IV. Xây dựng phương án chiến lược 40
1. Lựa chọn chiến lược 40
2. Nội dung chiến lược 41
PHỤ LỤC 43
KẾT LUẬN 46

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


thực thi và thang điểm 4 ứng với mức tốt nhất, rất nên đưa vào áp dụng. Qui trình này sẽ kết thúc ở việc cho ra đời danh sách những chiến lược tốt nhất, được ưu tiên thực hiện, nó là tinh hoa cho cả một tổ chức.
Các công ty khi muốn thực hiện việc phân tích và lựa chọn chiến lược cho mình, trước hết cần nắm chắc lại về vấn đề mục tiêu dài hạn, bản chất của nó. Tiếp đó cần hiểu về khung công việc của một quá trình hoạch định chiến lược tổng hợp, với những phương pháp và cách thức được vận dụng trong đó. Tiếp đó là việc sử dụng các mô hình lựa chọn, xem xét tới các giai đoạn nhập dữ liệu, kết nối các dữ liệu và thông tin phân tích được và sản phẩm cuối cùng sẽ là chiến lược nên theo đuổi. Các mô hình như ma trận SWOT, SPACE, BCG, IFE sẽ cần được vận dụng để có được những đánh giá định lượng chính xác hơn.
Triển khai thực hiện chiến lược
Ba công việc chính của thực thi chiến lược là thiết lập các mục tiêu thường niên, các chính sách cho các bộ phận, và phân bổ nguồn lực. Giai đoạn này thường được coi là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược, bởi nó không chỉ đòi hỏi sự nhạy cảm, sự quyết tâm và cả sự hy sinh. Sự thực thi thành công một chiến lược mấu chốt là khả năng động viên người lao động, đây không chỉ đơn thuần là khoa học mà nó nặng về nghệ thuật. Nghệ thuật khơi dậy và động viên lòng người. Nếu một chiến lược được hoạch định ra mà không được thực thi, thì là dù có tốt đến mấy cũng là vô giá trị.
Thực thi chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng toàn công ty, nó tác động tới cả các phòng ban và bộ phận chức năng. Mỗi phòng ban và bộ phận trả lời cho được các câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để thực thi một phần chiến lược của công ty? Hay Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất?
Mô hình các bước công việc trong giai đoạn thực thi chiến lược :
Quá trình
Bước công việc
Nội dung công việc
Thực thi chiến lược
Đề ra quyết định quản trị
Để ra mục tiêu thường niên
Phân bổ nguồn lực
Điều chỉnh cấu trúc cho tương xứng với chiến lược
Tạo dựng văn hoá công ty…
Triển khai chiến lược trong các lĩnh vực
Thực thi chiến lược trong lĩnh vực Marketing
Thực thi chiến lược trong lĩnh vực taì chính- kế toán
Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Kiểm tra, điều chỉnh chiến lược
Mô hình các bước công việc trong giai đoạn đánh giá chiến lược:
Quá trình
Bước công việc
Nội dung thực hiện
Đánh giá chiến lược
Xem xét lại chiến lược
Xem xét lại những cơ sở sử dụng để xây dựng chiến lược
Đánh giá lại chiến lược
Đánh giá mức độ thực hiện của tổ chức trong thực tế
Thực hiện những sửa đổi cần thiết
Dựa vào kết quả 2 bước trên, tiến hành điều chỉnh, sửa đổi cần thiết…
Các cấp chiến lược
Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty liên quan đến việc xác định những ngành, những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang hay sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường, từ đó đề ra đường hướng phát triển cho các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược cấp công ty liên quan tới việc phân bổ hay điều chỉnh nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đảm bảo cho sự phát triển chung của doanh nghiệp
Chiến lược cấp công ty bao gồm:
Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược hội nhập dọc
Chiến lược đa dạng hoá
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh- Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược này nhằm xác định cách thức doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường sử dụng lợi thế cạnh tranh
Các chiến lược cạnh tranh cơ bản:
Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược khác biệt hoá
Chiến lược trọng tâm
Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược này liên quan tới việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng như sản xuất, Marketing, nhân sự…tạo điều kiện cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Các chiến lược cấp chức năng bao gồm:
Chiến lược Marketing
Chiến lược nhân sự
Chiến lược tài chính
Chiến lược R&D

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CHI NHÁNH VIỄN THÔNG 5 HÀ NỘI
Giới thiệu chung về công ty
Lịch sử hình thành và phát triển
1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc.
2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
2003: - Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).
- Cổng vệ tinh quốc tế.
2004: - Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
- Cổng cáp quang quốc tế.
2005: Dịch vụ mạng riêng ảo.
2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
2007: - Doanh thu (dự kiến) đạt 1 tỷ USD.
- 12 triệu thuê bao.
- Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
Sứ mạng của công ty
“Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ an ninh chính trị, phát huy thế mạnh, nâng cao chất lượng các ngành nghề truyền thống, mở rộng kinh doanh trong nước và quốc tế, lấy con người là cốt lõi cho sự thành công”.
Các đơn vị kinh doanh chiến lược:
Dịch vụ di động
Dịch vụ ADSL
Dịch vụ cố định PSTN: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt.
Dịch vụ cố định không dây – Homephone
Dịch vụ bán máy
Dịch vụ đường dài cố định 178
Dịch vụ Leased line và các dịch vụ GTGT khác.
Leased line là dịch vụ cung cấp đường truyền cho các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng Internet tốc độ cao, ổn định một cách thường xuyên.
Các dịch vụ GTGT khác như: Thiết lập đường dây nóng; Đàm thoại 3 bên; Báo thức tự động; Thông báo đổi số…
Kết quả hoạt động kinh doanh
Ngày 15.10.2004 Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, chỉ hơn một tháng sau khi hoạt động, viettel đã có 100.000 khách hàng, gần 1 năm sau đón khách hàng thứ 1 triệu. Ngày 21.7.2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12.2006 đã vượt lên con số trên 7 triệu khách hàng. Theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì Viettel Telecom là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trong tổng số 20 mạng di động phát triển nhanh nhất của thế giới.

Tổng doanh thu năm 2006 của Viettel đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2005, vượt 43% so với kế hoạch, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu gấp đôi so vơí năm t...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Tìm hiểu và đề xuất chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Viễn thông 5 Hà Nội - Tổng Công ty Viễn thông Quân đội VIETTEL

cho em xin tài liệu này ạ.E Thank ad nhiều ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tìm hiểu và đề xuất chiến lược kinh doanh cho chi nhánh Viễn thông 5 Hà Nội - Tổng Công ty Viễn thông Quân đội VIETTEL

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top