come_on

New Member

Download Tiểu luận Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người miễn phí





Làm chủ bản thân là làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành vi; làm sao cho có sự hoà hợp cân đối giữa tiếng nói của lý trí và con tim.Trong cuộc sống này, có rất nhiều cám dỗ, nếu bạn không biết làm chủ bản thân bạn sẽ đánh mất chính mình.Hãy là chính bản thân bạn, đừng bắt chước ai cả, hãy làm việc, học tập vì chính bản thân mình và gia đình.
- Trước những cơn xúc động mạnh mẽ, đừng nói gì hết, đừng viết gì hết, đừng quyết định điều gì.Tạm thời ngưng lại những hành vi cụ thể đang bị ảnh hưởng tai hại của những cơn xúc động.
- Sự im lặng giúp ổn định sự thăng bằng nội tâm, sự phán đoán và chúng ta sẽ trở nên sáng suốt và khách quan hơn
- Vận dụng năng khiếu và tâm lý, nếu chịu khó suy nghĩ, chúng ta sẽ tìm được cho mình một cảm giác tự tin .
Làm chủ bản thân buộc mỗi người :
“cần suy nghĩ, và đừng vội gặt lúa non, để phải cầm chắc sự thất bại. Đối với những người không làm chủ được bản thân họ dễ thất bại, và rồi sự thất bại ấy sẽ dìm họ vào sự suy sụp tinh thần.” - Raymond de St Laurent đã nói.
Tập làm chủ bản thân là tập sự trầm tĩnh, vì trong sự trầm tĩnh chúng ta có thể dễ nhận thấy bản thân và kiểm soát mình hơn.Sự trầm tĩnh có được chính là một sức mạnh. Nó ngăn không cho nguồn nghị lực của chúng ta bị phân tán và bị tiêu hao một cách vô ích.
Làm chủ bản thân qua việc tập luyện cho mình thói quen.R.de St Laurent đã nói:“Luôn chuẩn bị sẵn cho mình những điều kiện để đối phó với những khó khăn có thể gặp phải, vạch cho mình thái độ ứng xử phù hợp với mỗi tình thế.”Tập làm chủ bản thân là tập cho mình sự chịu đựng những trái ý, những thiếu thốn, chấp nhận những điều không thuận lợi, tập kiên trì, làm việc đến cùng với tinh thần trách nhiệm dù sự việc xảy ra không như dự tính hay lòng mong muốn.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ÊN HỆ VỚI VIỆC RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN:
5.1.Hiểu được cảm xúc của bản thân:
Mặc dù luôn bị cảm xúc tác động và dẫn dắt, nhưng hầu như chúng ta chưa quan tâm để hiểu về cảm xúc.Có hiểu rõ được cảm xúc của bản thân thì mới không để cho chúng chế ngự.Đồng thời hãy tự đánh giá lại cảm xúc của bản thân để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bạn?Bạn có sẵn sàng thừa nhận mình không phải là người hoàn hảo và sửa đổi để trở thành một người tốt hơn?Hãy mạnh dạn đánh giá bản thân mình một cách chân thật để từ đó phát huy hay tìm cách khắc phục, nhờ vậy mà làm việc một cách có hiệu quả và có thể giúp bạn có những thay đổi quan trọng trong cuộc đời.Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ cảm xúc của bản thân chính là thành tố quan trọng nhất trong việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc.
Biện pháp này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
a)Tăng thêm năng lực nhận biết và gọi tên cảm xúc
(1):.Daniel Goleman, Trí tuệ cảm xúc, Nxb.Lao động – xã hội, Hà Nội 2008
(2).Trần Kiều (Chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.103,104
Tùy vào tốc độ và chất lượng dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, não bộ sẽ cho ta các dạng cảm xúc khác nhau.Chúng ta có thể phân các cảm xúc ra làm 3 dạng cơ bản là cảm xúc tốt, cảm xúc trung bình và cảm xúc xấu.Nhận biết và gọi tên đúng cảm xúc của bản thân sẽ giúp chúng ta thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó.Khả năng thích nghi cho phép ta hoạt động tốt hơn.
b)Hiểu được nguyên nhân của những cảm xúc:
Tại ban bạn lại giận dữ?Tại sao bạn lại tỏ ra khó chịu?Hãy lắng nghe chính bản thân mình và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy để tìm ra đâu là nguyên nhân khiến cho mình không kiềm chế được cảm xúc thì bạn mới có thể tìm được cách thoát ra khỏi những cảm xúc không tốt và cư xử một cách phù hợp.
c)Nhận biết sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động:
Bạn có thể có một cảm xúc xấu nhưng hành động mà bạn làm có thể là hành động giống với cảm xúc, cũng có thể là hành động khác với cảm xúc của bạn.Điều ấy tạo nên sự khác biệt rất lớn.Chính vì vậy bạn cần nhận biết được sự khác nhau giữa cảm xúc và hành động.Cảm xúc là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời và không ổn định.Hành động là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của hoạt động, hướng tới đạt được mục đích cụ thể.Hay nói cách khác cảm xúc là những gì ở bên trong còn hành động là những cái mà mình thể hiện ra bên ngoài.Sử dụng cảm xúc để điều chình hành vi, cảm xúc có thể là động lực thúc đẩy hay kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó.
Liên hệ với cá nhân: Trước hết việc đầu tiên là tui làm bài trắc nghiệm để biết chỉ số EQ của mình là bao nhiêu từ đó có phương pháp rèn luyện cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.Sau khi làm bài trắc nghiệm EQ tui nhận thấy chỉ số trí tuệ của mình không được cao lắm, tui cũng nhận ra tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc chính vì vậy mà tui đã đặt ra mục tiêu là phải rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mình.Sau một thời gian học tập và nghiên cứu về vấn đề này, tui đã nhận thấy một số phương pháp rất hữu ích.Và với từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống tui sẽ sử dụng phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho phù hợp.
Bình thường những lúc cảm giác khó chịu, chẳng bao giờ tui đi tìm nguyên nhân cho những cảm xúc ấy nên dẫn tới hậu quả là tui thường xuyên tỏ ra cáu kỉnh, bực tức khiến cho mọi người xung quanh không quý mến tui lắm.Chính vì vậy, tui bắt đầu tìm cách hiểu cảm xúc của bản thân.Mỗi lúc cảm giác khó chịu tui thường nghĩ trong đầu tại sao mình lại phải khó chịu?Việc ấy có đáng để mình phải như thế không?Mình tỏ ra bức tức, cáu kỉnh có đem lại hậu quả tốt đẹp không?
tui có một tính là rất ghét phải đứng chờ người khác và tui cũng không bao giờ để người khác phải chờ mình.tui có một người bạn lần nào hẹn tui người ấy cũng để tui phải chờ và đưa ra rất nhiều li do để biện minh cho việc ấy.Nhưng tui không nghe, tui chỉ biết tỏ ra cáu kỉnh, bực tức thậm chí là mắng người bạn đó mặc dù tui biết đôi khi bạn ấy tới muộn vì những lí do rất chính đáng.Và khi học về phần trí tuệ cảm xúc tui nhận ra rằng mình như thế là không được.Mỗi lần đứng đợi bạn ấy tui tự đưa ra cho mình những câu hỏi như trên, và tui đã nhận ra rằng tui tỏ ra khó chịu, mặt mày cau có chỉ khiến cho buổi đi chơi của tui và bạn ấy trở nên nặng nề, không hề có niềm vui.Và cái việc đứng chờ một người để người ấy hoàn thành xong công việc của mình không có gì là không tốt cả.Chính vì có được câu trả lời như vậy mà tui đã không tỏ ra bực tức nữa, tui chỉ nói những câu nói rất nhẹ nhàng nhắc nhở bạn ấy và bạn ấy từ đó cũng dần dần sửa đổi.Kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc tui mắng bạn ấy và bắt bạn ấy không được phép đi muộn.tui cũng đã rèn luyện phương pháp này trong nhiều tình huống khác nữa trong cuộc sống.Việc rèn luyện chỉ số trí tuệ cảm xúc phải được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn trong cuộc sống có như vậy mới đạt hiệu quả cao.
5.2.Chế ngự cảm xúc bản thân:
Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hay nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn suy nghĩ kĩ trước khi hành động. Nhờ biết chế ngự cảm xúc của bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.
Muốn chế ngự cảm xúc bản thân, đòi hỏi cá nhân phải:
a)Chế ngự được sự tức giận:
Có một số biện pháp chúng ta có thể sử dụng để chế ngự được sự tức giận:
- Trước tiên phải nhận dạng ra sự tức giận: Cần khẳng định rõ là mình đang bị tức giận để dễ có cách đối phó.
- Xem tức giận như một dấu hiệu, nhưng không cần lẩn tránh nó, nhất là cố gắng đè nén.Chỉ cần ý thức được rằng tức giận “như là một dấu hiệu báo động cần chúng ta phải lưu tâm đến”.
- Cần tỉnh táo biết mình tức giận về cái gì.Cái mà các nhà tâm lý gọi là tình trạng “thiếu hụt, khiếm khuyết” là đối tượng của cơn giận.Không ai tự tin được khi bị người khác quát tháo, vì thế khi muốn “trả đũa” ta cần tỉnh táo nhìn sâu vào nguyên do hành động của người khác và của mình.
- Trong trường hợp bị người khác rầy oan, chúng ta nên tìm cách đối thoại với chính mình.Trước hết hãy cứ chấp nhận cơn giận dữ, đừng phản ứng.Đừng có thành kiến và phản ứng theo thành kiến vì khi ta cứ nghĩ trong đầu rằng mình bị bất công liên tục thì giận dữ sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều.Cứ tự nhủ “cái này không đáng cho mình giận, thậm chí bận tâm”.
Rồi sau đó mới bình tĩnh giải quyết vấn đề, như vậy thì vấn ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top