sorryilove_you

New Member
Download Đề tài Thị trường độc quyền nhóm miễn phí

Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ phải hành động ở mỗi một giai đoạn. Trò chơi động khác với trò chơi tĩnh ở một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, trong trò chơi động, thông tin mà mỗi người chơi có được về những người chơi khác rất quan trọng. Như ở phần 1 đã phân biệt, một người có thông tin đầy đủ (complete information) khi người ấy biết hàm thỏa dụng (kết cục -payoff) của những người chơi khác. Còn một người có thông tin hoàn hảo (perfect information) nếu như tại mỗi bước phải ra quyết định (hành động), người ấy biết được toàn bộ lịch sử của các bước đi trước đó của trò chơi. Thứ hai, khác với các trò chơi tĩnh, trong trò chơi động mức độ đáng tin cậy (credibility) của những lời hứa (promises) hay đe dọa (threats) là yếu tố then chốt. Và cuối cùng, để tìm điểm cân bằng cho các rò động, chúng ta phải vận dụng phương pháp quy nạp ngược (backward induction).

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
1.Đặc điểm:
1.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền:
Độc quyền sở hữu hay kiểm soát của một công ty để sản xuất và bán một hàng hóa hay một dịch vụ
Thị trường cạnh tranh độc quyền có một số đặc điểm sau:
Một là: Có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi DN là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường.
Hai là, sản phẩm của các DN có sự khác biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng,....và có khả năng thay thế tốt cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn.
Ví dụ: Thị trường kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu.....
Chính sự khác nhau của các sản phẩm của các DN đã hình thành hai nhóm khách hàng:
 Khách hàng trung thành với sản phẩm, nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác; do đó vẫn mua sản phẩm này dù giá sản phẩm tăng lên.
 Khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm, có nghĩa là họ coi các sản phẩm tương tự nhau, do đó sẽ nhanh chóng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác nếu chỉ có giá sản phẩm này tăng lên.
Ba là, chính sự khác biệt của các sản phẩm, nên không thể có một mức giá duy nhất cho tất cả các sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng chênh lệch không nhiều.
Mâu thuẫn với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: bên bán là các nhà hoạch định giá và không thực thi giá cả, vì chúng là những nhà cung cấp duy nhất, tạo ra mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
Cái lợi quan trọng mà thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp là sự đa dạng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu muôn vẻ và thích hợp với thu nhập của từng nhóm khách hàng.
Các rào cản nhập cảnh có thể được luật pháp, công nghệ, kinh tế hay tự nhiên. Như đã nói đúng bởi Milton Friedman rằng độc quyền thường xuyên phát sinh từ sự hỗ trợ từ chính phủ hay do sự đồng mưu thỏa thuận giữa các cá nhân.
1.2. Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm:
Độc quyền nhóm có các đặc điểm sau:
 Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường.
 Thị phần của mỗi DN là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một DN có tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo....ảnh hưởng đến bất kỳ các DN còn lại, lập tức các DN này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình.
 Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô, máy tính, thiết bị điện) hay đồng nhất (ví dụ: xăng dầu, thép, nhôm) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau.
 Các DN mới (tiềm tàng) khó hay không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế, quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, tiếng tăm của các DN hiện có,... các DN lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những DN mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có DN mới gia nhập vào ngành
 Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng nhưng rất khó thiết lập đường cầu từng DN vì phải đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của DN xác đáng.
Ví dụ: KFC quyết định hạ giá bánh mì Hambeger chẳng hạn, thì tác động lên mức lợi nhuận của họ sẽ rất khác nếu Lotteria phản ứng lại bằng cách hạ mức giá thấp hơn với bánh mì Sandwich với số lượng lớn. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành động của các bên khác.
Mô hình đường cầu cong mô tả một trường hợp trong đó một công ty đánh giá là các công ty khác sẽ làm phù hợp với sự giảm giá của nó nhưng sẽ không cho phép tăng giá tiếp theo. Chiến lược tối ưu trong một tình huống như vậy thường là giữ mức giá hiện tại và cạnh tranh trên những mặt phi giá cả thay vì cạnh tranh giá. Ví dụ, có hai loại nhà hàng: nhà hàng bình dân và nhà hàng sang trọng. Nhà hàng bình dân thuộc về cạnh tranh độc quyền. Họ cạnh tranh trên vấn đề giá cả, xem ai nấu tô phở rẻ và ngon. Nhưng nhà hàng sang trọng là độc quyền nhóm, vì có rất ít các nhà hàng sang trọng trong một thành phố. Giá thức ăn rất là mắc, nhưng họ không cạnh trạnh với nhau trên vấn đề giá cả, mà họ cạnh tranh với nhau trên vấn đề phong cách phục vụ -- phi giá cả.)
2/ Các rào cản và thách thức:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top