dangtienvu1986

New Member
Khóa luận Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015

Download Khóa luận Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015 miễn phí





Ngành dệt may nội địa Mỹ chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu thị trường. Trong 5 năm từ 12/2000 đến 12/2005, sản lượng dệt của Mỹ tăng 2,3% , may mặc tăng 1,2% nhưng từ 12/2005 đến 10/2008 ngành dệt của Mỹ đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7%. Về lao động, từ 12/2005 đến 10/2008, ngành dệt may của Mỹ đã mất tới 907.900 việc làm (giảm tới 58,3%). Tính đến tháng 10/2008, dệt may Mỹ chỉ còn duy trì được tổng cộng 648.600 việc làm. Tất cả đã thể hiện rõ ngành dệt may của Mỹ khá yếu so với vị thế của Mỹ trên thị trường thế giới.
Mặt khác, ngành dệt may của Mỹ chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng cao cấp với công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có mức thu nhập cao nên một đoạn thị trường rộng lớn là hàng dệt may bình dân bị bỏ ngỏ. Khoảng trống của đoạn thị trường này được bù đắp bởi hàng gia công, sản xuất từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

này cũng quy định rõ về tính bén lửa đối với hàng dệt may.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Thị trường Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách cùng họ thực hiện các nguyên tắc đạo đức hay các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội.
Mỹ lấy hai bộ tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP làm thước đo cho việc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ
1.2.2.1 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ
Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình thường. Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng, thoáng, nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần jean áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất.
Trong mặt hàng dệt may, người Mỹ khá dễ tính trong việc lựa chọn các sản phẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt. Người Mỹ thích vải sợi bông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản phẩm dệt kim hơn.
Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Mỹ ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng dệt may là khí hậu Mỹ rất đa dạng. Khí hậu đặc trưng của Mỹ là khí hậu ôn đới, không quá nóng về mùa hè và không quá lạnh về mùa đông. Bên cạnh đó, Mỹ còn có khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và Florida, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tây sông Mississipir và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuất sản phẩm dệt may phục vụ cho người dân ở đây.
Hiện nay, Mỹ là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân khoảng 40.000 USD cộng với thói quen tiêu dùng nhiều, Mỹ là thị trường hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng. Tuy nhiên ở Mỹ, mức thu nhập rất đa dạng tạo nên thị trường cũng rất đa dạng và thường chia làm ba phân đoạn. Đó là đoạn thị trường thượng lưu có thu nhập cao chuyên tiêu dùng hàng dệt may có chất lượng cao, có nhãn hiệu nổi tiếng; đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàng cấp trung bình và đoạn thị trường dân cùng kiệt tiêu dùng các mặt hàng cấp thấp. Sự đa dạng trong thu nhập cũng là điều kiện cho các nước xác định đoạn thị trường phù hợp với năng lực của mình.
Tiêu dùng với khối lượng lớn nên giá cả là yếu tố hấp dẫn nhất đối với người Mỹ. Sau giá cả là chất lượng hàng hoá và hệ thống phân phối sẽ là lựa chọn tiếp theo cho việc tiêu dùng sản phẩm.
Nói chung, Mỹ là thị trường tương đối dễ tính. Sự đa dạng trong sắc tộc, tôn giáo, thu nhập và đặc biệt là tâm lý chuộng tự do cá nhân của người Mỹ đã đem lại một thị trường tiêu dùng lớn nhưng lại không quá cầu kỳ và yêu cầu khắt khe về sản phẩm.
1.2.2.2 Nhu cầu thị trường
Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng dệt may. Với dân số trên 305 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 40.000USD/người/năm, Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính trong giai đoạn 2004 – 2008 khoảng 94 tỷ USD/năm.
Năm 2007 nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng 1.8% so với cùng kỳ năm 2006, lên tới 110.8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Năm 2008 là một năm khó khăn đối với Mỹ, kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ do đó kim ngạch nhập khẩu đã giảm 5% xuống còn 105.3 tỷ USD, tuy nhiên đây vẫn là một con số khá lớn. Mặt khác, mức sống của người dân Mỹ cũng rất đa dạng nên tiêu dùng hàng dệt may cũng có nhiều loại khác nhau từ hàng chất lượng cao với những hãng nổi tiếng đến hàng bình dân. Do đó, thị trường Mỹ mở ra cơ hội cho tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may, trong đó có Việt Nam.
Biểu đồ 1.1 : Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ qua các năm
Tỷ USD
Nguồn : Bộ Công Thương
1.2.2.3 Năng lực ngành dệt may nội địa Mỹ
Ngành dệt may nội địa Mỹ chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu thị trường. Trong 5 năm từ 12/2000 đến 12/2005, sản lượng dệt của Mỹ tăng 2,3% , may mặc tăng 1,2% nhưng từ 12/2005 đến 10/2008 ngành dệt của Mỹ đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7%. Về lao động, từ 12/2005 đến 10/2008, ngành dệt may của Mỹ đã mất tới 907.900 việc làm (giảm tới 58,3%). Tính đến tháng 10/2008, dệt may Mỹ chỉ còn duy trì được tổng cộng 648.600 việc làm. Tất cả đã thể hiện rõ ngành dệt may của Mỹ khá yếu so với vị thế của Mỹ trên thị trường thế giới.
Mặt khác, ngành dệt may của Mỹ chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng cao cấp với công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có mức thu nhập cao nên một đoạn thị trường rộng lớn là hàng dệt may bình dân bị bỏ ngỏ. Khoảng trống của đoạn thị trường này được bù đắp bởi hàng gia công, sản xuất từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ.
1.2.2.4 Một số nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu trên thị trường Mỹ
Bảng 1.1 : Top 5 Quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
STT
Tên Quốc gia
Thị phần hàng dệt may
1
Trung Quốc
31,00%
2
Việt Nam
5,00%
3
Ấn Độ
4,74%
4
Mexico
4,60%
5
Bangladesh
4,50%
Nguồn : Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Hoa Kỳ cả về số lượng lẫn kim ngạch, chiếm khoảng 31% thị phần dệt may của nước này. Ưu thế của hàng Trung Quốc là giá cả thấp, chủng loại hàng hóa phong phú, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng 14,8% năm 2007, và 43,7% năm 2006.
Được đánh giá là đứng sau Trung Quốc, hàng dệt may Ấn Độ đang có những bước tiến mạnh mẽ trên thị trường may mặc thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sang Mỹ tăng 8,2% và là nhà nhập khẩu lớn thứ ba tại thị trường rộng lớn này. Sức mạnh của hàng dệt may Ấn Độ nhờ vào chất lượng và mẫu mã của hàng hóa cũng như chấp nhận được mức giá rẻ do Ấn Độ có nguồn cung cấp nguyên liệu sẵn có và giá nhân công tương đối rẻ.
Mexico có vị trí địa lý‎ thuận lợi, tiếp giáp với Mỹ, chính vì vậy nước này dễ kiểm soát sản xuất và bảo đảm tiến độ giao hàng, giá nhân công tương đối rẻ, đặc biệt lại có hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đã giúp ngành xuất khẩu hàng may mặc nước này phát triển nhanh chóng. Từ 2000 đến 2006, Mexico là nước cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai vào Mỹ. Tuy nhiên, nhập khẩu từ nước này trong năm 2007 đã giảm mạnh cả về số lượng và kim ngạch và hiện nay đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ tư vào Hoa Kỳ.
Năm 2008 kinh tế Mỹ suy thoái lại là cơ hội cho ngành dệt may Bangladesh tăng thị phần tại đất nước này. Việc nhập khẩu từ Bangladesh của Mỹ hiện đang tăng mạnh là một dấu hiệu cho thấy hàng may mặc giá rẻ đang lên ngôi. Ngoài ra, Bangladesh còn giữ vị trí quá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chiến lược marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D sự ảnh hưởng của chiến lược nhà nước tới sự thúc đẩy cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Luận văn Kinh tế 0
M Một số chiến lược Marketing để thúc đẩy hoạt động của trung tâm bán lẻ Hishop Luận văn Kinh tế 0
R Đánh giá sự ảnh hưởng của chiến lược nhà nước tới sự thúc đẩy cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn t Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển một trục hai cánh nhằm thúc đẩy qu Tài liệu chưa phân loại 2
S Hoàn thiện chiến lược marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vesim tại Công ty cổ phần dược Thiên Tài liệu chưa phân loại 2
N Bài giảng Lịch sử 9 - Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 Tài liệu chưa phân loại 0
D Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng Quản trị chiến lược Đoàn thị hồng Vân Quản trị Chiến Lược 0
Y Nhờ ad tải giúp em Quản trị chiến lược - Đoàn Thị Hồng Vân Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top