Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Download Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Mục lục 1
Lời mở đầu 3
Chương I:1 số vấn đề lí luận về xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 4
I. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam 4
I. 1 Vai trò của xuất khẩu nói chung đối với nền kinh tế XH 4
I. 2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đói với Việt Nam 6
II. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam(đặc biệt trong thời kì hội nhập, gia nhập WTO) 7
I. 1 Cơ hội đối với xuất khẩu cà phê của Viẹt Nam 7
I. 1. 1 Mở rộng thị trường xuất khẩu 8
I. 1. 2 Thu hút đầu tư nước ngoài 9
I. 1. 3 Tiếp thu KHKT, kĩ năng quản lí và kinh doanh doanh nghiệp 9
I. 1. 4 Khả năng cạnh tranh cua các doanh nghiệp được nâng cao 10
II. 1 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 10
III. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 13
III. 1Các nhân tố thuộc nguồn cung cà phê xuất khẩu 13
III. 1. 1 Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên 14
III. 1. 2 Các yếu tố thuộc chủ trương chính sách nhà nước 14
III. 1. 3 Các yếu tố thuộc KHCN 15
III. 2 Các nhân tố thuộc cầu và giá cà phê trên thị trường thế giới 16
III. 2. 1 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam 16
III. 2. 2 Các yếu tố về giá cả thị trường. 17
 
Chương II : Thực trạng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
I. Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam 18
I. 1 Thực trạng sản xuất cà phê xuất khẩu 18
I. 1. 1 Về diện tích 18
I. 1. 2 Về năng suất 19
I. 1. 3 Về giống 21
I. 2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam 22
II. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam 23
II. 1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê 23
II. 2 Giá cà phê xuất khẩu 26
II. 3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 30
III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 33
III. 1 Khó khăn 33
III. 2 Thuận lợi 36
 
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tới
I. Đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 39
II. Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam 45
III. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 46
 
Kết luận 50
Danh mục tài liệu tham khảo 51
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tế nước ta khi bứoc vào luồng quay của nền kinh tế toàn cầu. Các mối quan hệ song phương đa phương được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung. Có được bước tiến quan trọng như vậy là do những chủ trương định hướng đúng đắn cảu Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN.
III. 1. 3 Các yếu tố về khoa học công nghệ.
Để tăng năng suất cà phê thì 1 yếu tố cực kì quan trọng là khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ thúc đẩy tăng sản xuất cả vè quy mô và chất lượng. Khoa học công nghệ tạo ra những cây giống cà phê tốt nhất có khả năng chống chịu sâu bệnh. Công nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian , tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, cơ khí hóa các quá trình tưới tiêu, thu hoạch, chế biến đảm bảo một cách tốt nhất chất lượng cà phê xuất khẩu tránh thất thoát không đang có trong qua trìh chế biến đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt chất lượng của các thị trường khó tính trên thế giới ghóp phàn làm tăng giá trị của việc xuất khẩu cà phê.
III. 2 Các nhân tố thuộc về cầu và giá cả của thị trường thế giới
III. 2. 1 Các thị trường nhập khẩu cà phê của VN
Trước năm 1986, nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ ngoại giao và thương mại chủ yếu với các nước XHCN nên thị trường xuất khẩu bị hạn chế. SAu khi chuyển sang thời kì đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu cảu VN ngày càng tăng. Năm 1995, nước ta là thành viên chính thức của ASEAN; năm 1998, tham gia APEC; năm 2001, đạt được hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì và đạc biệt năm 2006, VN trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, chính sự hợp tác song phương đa phương tốt đẹp đó đã mở rộg thị trường xuất khẩu cho VN.
Thị trường nhập khẩu cà phê của nước ta đã mở rộng ngoài những thị trường chủ yếu như EU trong đó đặc biệt là Anh, Đức, Pháp… thị trường Hoa Kì… sang thị trường đầy tiềm năng là Maroc. Ngày nay ngay cả những nước xuất khẩu cà phê lớn trên Thế Giới cũng đã xem xét đén việc nhập khẩu cà phê của Việt Nam như Braxin hay Comlombia… (do giá thành cà phê của VN rẻ hơn nhiều so với các nước xuát khẩu cà phê khác). Tuy nhiên các nước này cũng là nhữg đối thủ cạnh tranh lớn của xuất khẩu cà phê VN, và VN vẫn phải chia sẻ thị trường cà phê với các đối thủ đó.
III. 2. 2 Về giá cả thị trường
Tình hình kinh tế thế giới, những biến động về giá cả thị trường có ảnh hưởng lớn tới giá cả cà phe trên thị trường thế giới. Nền kinh tế thế giới sẽ có tác động làm tăng giá cả cà phê, làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán. Tỉ giá hối đoái cũng là một rào cản, hay cơ hội , thách thức của xuất khẩu cà phê. Nếu tỉ giá hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND, thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn ít có lãi, thậm chí không có lãi.
CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
I. Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam
I. 1 Thực trạng sản xuất cà phê
I. 1. 1 Về diện tích trồng cà phê:
Trong thời kì những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh của các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966)đã đạt tới 13. 000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên khong phù hợp với càphê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê đã phải thanh lí.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13. 000 ha, cho sản lượng 6. 000 tấn
Sau năm 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước Liên Xô cũ, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đến năm 1990 đã có 119. 300 ha. Trên cơ sở này, từ năm 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân. Đến năm, sau gần 20 năm đổi mới, cả nước đã có khoảng 390. 000 ha.
Tính đến thời điểm năm 2007 thì diện tích trồng cà phê đã lên đến 506. 000 ha, tăng 10. 000 ha so với năm 2006. Trong đó các tỉnh Tây nguyên chiếm đến 90% diện tích đất trồng với khoảng 450. 000 ha.
Có thể thấy diện tích trồng cà phê hiện nay luôn có nhiều biến động, điều đó phụ thuộc vào giá cà phê xuất khẩu, khi được giá thì nông dân thi nhau trồng cà phê, nhất là trong thời gian gần đây, có lúc giá cà phê xuất khẩu lên cao tới 42. 000vnd/kg. Để kiểm soát diện tích trồng cà phê nhằm kiểm soát lượng cung cà phê, mới đây bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ thị các địa phương khẩn trương kiểm tra, ngăn chặn tình trạng tự phát mở rộng diện tích trồng mới cà phê ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Từ nay đến 2010, không mở thêm diện tích trồng cà phê, chỉ trồng tái canh đối với các diện tích cà phê bị già cỗi, sâu bệnh, năng suát thấp hay cải tạo, trồng thay thé các vườn cà phê giống cũ. Ngoài ra kiên quyết xử lí các trường hợp phá rừng trồng cà phê mới.
I. 1. 2 Về năng suất cà phê
Cách đây 25 năm, một phần tư thế kỉ, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây Nguyên. Vào thời gian này cả nước mới có không đầy 20ngàn ha phát triển kém, năng suất thấp, với sản lượng chỉ khoảng 4. 000-5. 000 tấn. Đến nay năm 2000 cả nước đã có 5000. 000ha cà phê hầu hết sih trưởng khỏe, năng suất cao, tổng sản lượng đạt 80 vạn tấn.
Ta có thể thấy sự phát triển rất nhanh của càphê ViệtNam trong các niên vụ gần đây qua diễn biến diện tích và sản lượng càphê Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2006 như sau :
Năm
Tổng diện tích
(ha)
Năng suất trung bình(tấn/ha)
Tổng sản lượng
(tấn)
1995
205000
1. 81
245000
1996
285500
2. 00
280000
1997
385000
2. 57
400000
1998
485000
2. 00
410000
1999
529000
1. 75
500000
2000
533000
1. 87
720000
2001
535000
1. 86
900000
2002
500000
2. 00
750000
2003
450000
1. 71
720000
2004
900000
2005
910000
2006
>500000
930000
Biểu đồ sau cho thấy sự biến dộng về diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam qua các thời kì từ năm 1980 cho đến năm 2004:
Biểu đồ 2: Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam qua thời kỳ 1980-2004
I. 1. 3 Về giống cà phê:
Đối với cà phê, điều kiện tự nhiên, địa lí khí hậu của nước ta cho phép trồng được hai loại cà phê là cà phê chè(Arabica) và cà phê vối (Robusta) trên các vùng riêng biệt. Việc thực hiện cung cấp những giống cây cà phê có chất lượng tốt nhất được giao cho các viện nghiên cứu, trong đó nổi bật là viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Viện là nơi thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực nghiệm, chọn lọc những giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh tốt phục vụ cho phát triển sản xuất bền vững. Từ công tác nghiên cứu và thực nghiệm, một số giống cà phê có những đặc điểm ưu tú đã...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top