Khóa luận Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá tra và cá basa Việt Nam

Download Khóa luận Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá tra và cá basa Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Những lí luận cơ bản về thị trường 3
I. Khái niệm về thị trường 3
1. Định nghĩa 3
2. Đặc trưng 4
II. Sự cần thiết của thị trường 5
1. Từ hiện tượng đến khoa học 5
2. Từ truyền thống đến hiện đại 6
3. Từ quan điểm sản xuất đến quan điểm Marketing 7
4. Từ quốc gia đến quốc tế 10
III. Công tác nghiên cứu thị trường 12
1. Khái niệm 12
2. Chức năng, nhiệm vụ 12
3. Nội dung 14
4. Vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường vào hoạt động kinh tế đối ngoại
16
Chương II: Thực trạng về thị trường tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam trong thời gian qua
22
I. Tình hình nuôi trồng và chế biến 22
1. Giới thiệu chung cá tra, basa của Việt Nam 22
2. Tình hình nuôi trồng 24
3. Tình hình chế biến 27
II. Tình hình xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam 31
1. Tình hình chung 31
2. Tình hình xuất khẩu sang một số thị trường trọng điểm 35
III. Tình hình tiêu thụ cá tra, basa tại thị trường nội địa 56
1. Trước vụ kiện bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ 56
2. Sau vụ kiện bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Mỹ 58
Chương III: Giải pháp mở rộng thị trường đầu ra cho cá tra, basa 62
I. Định hướng phát triển thị trường 62
1. Thị trường nước ngoài 62
2. Thị trường nội địa 68
II. Biện pháp mở rộng thị trường 71
1. Một số biện pháp chung mở rộng xuất khẩu 71
2. Một số biện pháp mở rộng các thị trường trọng điểm 85
3. Một số biện pháp phát triển thị trường nội địa 94
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

da trơn vào Mỹ nhưng thông qua việc cấm sử dụng tên gọi vốn thông dụng của nhóm cá này để ngăn cản, hạn chế nhập khẩu cá Việt Nam và bảo hộ sản xuất nội địa.
Thứ ba, về vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh: Từ tháng 6/2002, Mĩ hạ mức giới hạn phát hiện dư lượng kháng sinh từ 5 ppb xuống 1 ppb và nay chỉ còn 0,3 ppb, tạo ra một thách thức mới cho hàng thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường này đang song song áp dụng tiêu chuẩn bang và tiêu chuẩn quốc gia (Bang Louisiana đơn phương tiến hành kiểm tra chloramphenicol, vốn là công việc của FDA). Gần đây nhất, Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) đang triển khai thực hiện Luật Khủng bố sinh học. Qui định mới sẽ khiến các nhà xuất khẩu vào thị trường Mĩ thêm tốn tiền của và công sức (xem phụ lục 6).
Chính quyền Mĩ phản đối cực lực trợ giá và trợ giúp tại các quốc gia khác cho sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu sang Mĩ nhưng chính nơi đây lại là cái nôi cho việc bảo hộ như vậy. Cùng ngày 13/5/2002 Tổng thống Hoa Kỳ đã phê chuẩn Luật trang trại, trong đó có chương trình trợ cấp cho các nhà sản xuất nông nghiệp 190 tỷ USD trong thời gian 10 năm. Chương trình trợ cấp sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất cá nuôi tại Mỹ. Sản lượng cá nuôi sẽ tăng cùng với sự gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều này tạo ra một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam.
Bức tranh về tình hình cung cấp thủy sản ở Mỹ trong một vài năm qua trở nên phức tạp bởi những ý tưởng cùng lúc tạo ra các rào cản, áp dụng các quy định phi lý hay làm tăng những chi phí không cần thiết. Quốc hội, chính quyền các bang, các hiệp hội ngành hàng và các công ty đang ngày càng quen thuộc hơn với các điều luật.
Vì vậy, những thách thức lớn trong năm 2003 và những năm trước mắt với các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản nói chung và ngành cá tra, basa nói riêng của Việt Nam là vượt qua yêu cầu ngày càng vô lí của các quốc gia phát triển về an toàn thực phẩm, các rào cản phi thuế khác cũng như nguồn cung cấp và tình hình thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt.
2.2. Châu á:
Hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở khu vực thị trường Châu á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, các nước Đông Nam á,… Năm 2000, về cơ cấu thị trường cá tra, basa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, với sự gia tăng nhanh vào thị trường Mỹ và thứ nhì là Trung Quốc-Hồng Kông.
Từ năm 1998 trở về trước, các thị trường tiêu thụ chính xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam chỉ là các thị trường úc, và một vài thị trường cùng châu lục như Singapore, Hồng Kông.
Năm 1999, thứ tự các thị trường xuất khẩu cá của Việt Nam đã có sự thay đổi, Nhật Bản vốn là một thị trường lớn nhất trong nhiều năm, lúc này đã phải nhường chỗ cho Trung Quốc (+Hồng Kông) và Mỹ. Đáng lưu ý, năm 1998 và 1999 là thời kỳ các nước phát triển ở Châu á như Nhật, Singapore, Hàn Quốc phải trải qua những khó khăn kinh tế lớn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu cá nói riêng đã khá thành công khi mở rộng thị trường sang Tây bán cầu xa xôi và Trung Quốc (+Hồng Kông) láng giềng, đưa hai nước này trở thành các thị trường chính cho đến thời điểm này. Điều này có công đóng góp không nhỏ của cá da trơn Việt Nam. Năm 2002, Nhật nhập khẩu 56,4 triệu USD sản phẩm cá, trong đó gần 1,9 triệu USD cho cá tra, basa, con số tương ứng ở Trung Quốc (+Hồng Kông) là 114,56 triệu USD và 9,6 triệu USD, ASEAN là 5,8 triệu USD cho cá tra, basa Việt Nam.
Một số thị trường tiêu thụ khối lượng cá xuất khẩu của Việt Nam không kém nhiều lắm so với Nhật là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Hiện tại, khối lượng nhập của ba thị trường này không tăng mạnh nhưng vẫn giữ mức đầy triển vọng cho cá da trơn nước ta. Năm 2002, sản lượng và giá trị xuất khẩu tương ứng vào 3 thị trường này là: 57,24 tấn và 93.483 USD, 150,52 tấn và 465.824 USD, 1.850,86 tấn và 4.671.664 USD.
Năm 2002, xuất khẩu cá tra/basa vào thị trường thế giới đạt gần 90 triệu USD. Tuy vậy, sản lượng cá nuôi nói chung và cá tra, basa nói riêng vào thị trường Châu á chưa xứng với tầm vóc và tiềm năng thực sự của khu vực này.
Về sản phẩm giá trị gia tăng: Một thực tế dễ nhận thấy là các hình thức sản phẩm của cá kém phong phú hơn nhiều so với sản phẩm tôm và nhuyễn thể. Về cơ bản chỉ tập trung nhiều nhất vào chế biến đông lạnh, bỏ ruột, bỏ đầu, lột da nguyên con và chế biến philê IQF. Tuy vậy, hiện tại, các doanh nghiệp nhanh nhạy nhất đã chủ động đa dạng hoá mặt hàng cho phù hợp với thị hiếu Châu á. Vài năm gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn, dẫn đầu là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) đã đầu tư vào các quy trình chế biến gia tăng giá trị cho các sản phẩm cá da trơn, đưa ra giới thiệu nhiều mặt hàng chế biến sẵn rất tiện dụng, như Agifish có đến trên 40 mặt hàng có tính hướng nội nhiều hơn, tạo tiềm năng lớn để tăng cường thị trường nội địa, còn lại để phục vụ xuất khẩu. Các sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty Vĩnh Hoàn lại rất phong phú về kiểu chế biến theo hình thức và phong vị Châu Âu, Nhật, Hoa,... có lẽ tập trung chủ yếu phục vụ cho thị trường ngoại.
2.2.1. Thị trường Nhật Bản:
* Tình hình chung - Tiềm năng thị trường: Nhật Bản, dù trải qua suy thoái kinh tế kéo dài, tiếp tục là nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới (chiếm 22%). Bên cạnh đó, Nhật Bản có truyền thống là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của các nước khu vực châu á, vượt trên EU, Mỹ hay các nước cùng châu lục như Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu từ các nước trong khu vực khoảng 40 nghìn tấn cá (chiếm 15% tổng xuất khẩu cá của các nước này), đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Người dân Nhật vốn có truyền thống coi trọng cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, trong đó các sản phẩm từ sông biển có vai trò quan trọng, thậm chí nói đến thức ăn của người Nhật là phải nói đến món cá shusi (cá ăn sống) cùng sự tinh tế và cầu kì trong các món ăn tự chế biến tại gia đình. Cá da trơn của nước ta ngon miệng, vị lành, tính an toàn cao, dễ chế biến rất phù hợp và có khả năng mở rộng tại thị trường đang chuộng cá này.
Mỗi năm Nhật nhập khẩu 13 tỉ USD thuỷ sản cho 125 triệu dân, trong đó 55% thuỷ sản từ các nước Châu á, đứng đầu là Trung Quốc với thị phần năm 2002 là 17,99%, Thái Lan 7,83%, Việt Nam 4,15%. Trong số những nước mà Nhật Bản nhập khẩu thuỷ hải sản năm 2002 vừa qua, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng kim ngạch nhập khẩu hải sản của Nhật với mức khoảng 66,6 tỉ Yên (555 triệu USD). Tuy rằng sự suy thoái về kinh tế thời gian qua làm giảm sút vị thế của Nhật với thuỷ sản Việt Nam trong vai trò bạn hàng lớn nhất, hiện tại, một số công ty lớn tại thị trường Nhật rất sẵn lòng hợp tác với Việt Nam trong việc tiêu thụ sản phẩm cá da trơn, trong xu thế giảm nhập khẩu các mặt hàng cao cấp về khối lượng và giá trị, tăng các sản...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top