Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối



LỜI NÓI ĐẦU


Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tế nước ta đã có những biến động về phương diện kinh tế vĩ mô. Do đó chỉ riêng từ quý 1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rất lớn về chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế.
Những lo ngại về nguy cơ lạm phát lại được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng tăng 0.55%, cao hơn khá nhiều so với mức 0.15% của tháng trước. Tính ra 10 tháng đầu năm CPI tăng 5.07%, đây là mức không cao so với một số năm gần đây. Tuy nhiên, lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại.
Vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện những chính sách quyết liệt như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Các biện pháp này có mục đích ngăn chặn nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức cũng đưa ra thông báo lạm phát của Việt Nam có thể lên 2 con số trong năm 2010. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng thông báo những bất ổn vĩ mô do lạm phát cao có thể xảy ra vào năm tới.
Như vậy, ngoài vấn đề tỷ giá thì lạm phát nổi lên như một vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm.

Ngoài lời nói đầu và kết luận bài tiểu luận gồm 4 phần chính:
Phần I : Những vấn đề cơ bản về lạm phát
Phần II : Thực trạng và các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam
Phần III : Các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính Phủ
Phần IV : Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà NHNN đã thực hiện





















PHÂN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT
1.Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trung bình hay giảm sức mua của đồng tiền.
Trong phạm vi toàn cầu, khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ so với các loại tiền khác.
2.Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua
Ta có bảng số liệu tỷ lệ lạm phát từ 2002 đến 2010 (Đơn vị %)
Chỉ tiêu Năm
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ lệ tăng GDP 7.08 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 6.23 5.32 6.7
Tỷ lệ lạm phát 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.63 19.89 6.52 10.5
3. Nguyên nhân gây lạm phát
Lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu kém, lạc hậu lại mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài như: Vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liêu công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tiên tiến...cụ thể chúng tui đi phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong những năm gần đây.
* Lạm phát do chi phí đẩy
Do giá của các yếu tố đầu vào tăng cao đặc biệt là giá các yếu tố đầu vào cơ bản như vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu, lương thực thực phẩm thiết yếu...“4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007, giá xăng dầu thế giới đã tăng 51,24%, phôi thép tăng 43%, phân bón tăng 67%, giá ngô tăng 31%, đậu tương tăng 87%, lúa mì tăng 130%...), trong khi đó 70% nhập khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước; nhiều mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao như: xăng dầu (98%), phôi thép (65% - 70%), nguyên liệu sản xuất thuốc (60%)..., phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới”
* Lạm phát do cầu kéo
Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng cầu tăng nhanh. Giá tăng ( theo quy luật cung - cầu).
+Thị trường đầu tư toàn XH năm 2007 là 493,6 nghìn tỉ chiếm 43% GDP với số vốn trực tiếp nước ngoài thực tế đạt 6,4 tỉ USD cao hơn 77% so với năm 2006.
+Chi tiêu ngân sách chính phủ ngày càng lớn. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2007 là 399,4 nghìn tỉ đồng vựơt khoảng 11,7% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng bằng 4,95% GDP.
* Lạm phát do tiền tệ
Cung ứng lượng tiền quy ước vượt quá mức mà nền kinh tế đòi hỏi, chính sách tiền tệ được mở rộng trong thời gian dài.
Quản lý tiền mặt kém hiệu quả: - Tính tới cuối T6/2007 lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở VN đã tăng 21,1% so với đầu năm.
Cung tiền ở VN tăng mạnh năm 2007 như đã nói ở trên chủ yếu là do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến từ đó buộc ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền vào lưu thông cùng với chính sách NEO tỉ giá đồng USD nên ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD năm 2006 lên 21,6 tỉ USD năm 2007.
* Một số nguyên nhân khác
Do sự tích tụ lạm phát từ những năm trước đó cộng với chính sách kinh tế vĩ mô của những năm trước chưa triệt để, lạm phát tích tụ và tăng cao vào những năm 2007 – 2008.
Vòng xoáy lạm phát: Do sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trong dài hạn nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời kéo theo sự gia tăng không ngừng của mức giá. Nhưng tổng cung (năng lực sản xuất) tăng chậm hơn so với mức độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức giá tăng cao hơn đáng kể.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NgocDo1984

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính Phủ

XIN LINK DE THAO KHAO BAI KINH TE VI MO
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho các cảng container tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh Khách sạn và du lịch và các biện pháp tiết kiệm chi phí trong các doanh nghiệp Khách Sạn Du lịch Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết Công nghệ thông tin 0
D Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Kinh tế 4
D Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top