nh03m_ko0l

New Member

Download Tiểu luận Những điều cần biết Công ty hợp danh miễn phí





Thành viên hợp danh nắm vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi công việc từ quản lý nội bộ đến điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đòi hỏi thành viên hợp danh phải là cá nhân có năng lực, do đó việc vắng mặt cũng như việc thành viên hợp danh bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, vậy nên tư cách thành viên của người đó phải chấm dứt. Trong trường hợp này, phần vốn góp của người đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng ( Khoản 4 Điều 138)



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ả hai loại công ty hợp danh này đều được ghi nhận nhưng không có sự phân tách mà gộp chung dưới một tên gọi duy nhất là “ công ty hợp danh”.
Thật vậy, pháp luật Việt Nam quy định công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất là hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Nói như vậy có nghĩa là công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh, và phải có số lượng ít nhất là hai thành viên hợp danh mới được thành lập hợp pháp. Đây chính là hình thức công ty hợp danh thông thường mang bản chất “ hợp danh tuyệt đối” giống như quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới. Những điểm khác biệt ở đây là pháp luật Việt Nam đồng thời quy định “ ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn”, tức là đã ghi nhận loại hình công ty hợp danh hữu hạn hay chính là công ty hợp vốn đơn giản theo quy định của pháp luật các nước, và đây cũng là một loại hình công ty đối nhân. Đối với công ty hợp danh hữu hạn ở Việt Nam cũng phải đáp ứng điều kiện cần thiết đó là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và không quy định số lượng thành viên góp vốn, sự xuất hiện của chỉ một thành viên góp vốn cũng đủ làm cho bản chất của công ty hợp danh trở thành “ hợp danh không tuyệt đối”
Như vậy, nếu pháp luật các nước chỉ ghi nhận một loại hình công ty hợp danh hay có sự phân tách riêng biệt hai loại hình của nó, thì pháp luật Việt Nam đã đồng thời ghi nhận sự tồn tại của cả hai loại hình công ty công ty hợp danh là: hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn và được gộp dưới một cái tên chung nhất đó là “ công ty hợp danh”. Đó cũng chính là điểm khác biệt cơ bản của pháp luật Việt Nam so với pháp luật các nước trên thế giới cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng nhìn chung, khái niệm công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Việc quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam..
2_ Thành viên công ty hợp danh:
Theo luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định công ty hợp danh bao gồm hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy, tìm hiểu quy chế thành viên trong công ty hợp danh tức là phân tích hai loại thành viên này cùng những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của nó.
2.1_ Thành viên hợp danh:
Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản trong công ty hợp danh, là điều kiện cần thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Đối với Việt Nam, muốn thành lập công ty hợp danh phải có ít nhất là hai thành viên hợp danh. Điểm b Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.
Theo đó, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh ở Việt Nam chỉ có thể là cá nhân, pháp luật không cho phép một pháp nhân, một tổ chức trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Đối với một số trường hợp đặc biệt, nếu công ty hợp danh hoạt động trong những ngành nghề như dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, thiết kế công trình, kiểm toán, môi giới chứng khoán,...thì thành viên hợp danh trong công ty đó phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn hay bằng cấp, nghiệp vụ nhất định.
Thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình ( tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Với một chế độ trách nhiệm vô hạn như vậy, Luật Doanh nghiệp đồng thời trao ch thành viên hợp danh những quyền hạn chủ yếu trong việc điều hành và quản lý công ty. Nói cách khác, thành viên hợp danh giữ vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công ty hợp danh về cả mặt pháp lý lẫn thực tế. Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định những quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh. Cụ thể, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có quyền từ việc điều hành, quản lý công ty, sử dụng tài sản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh công ty đến những việc nội bộ khác của công ty...Bên cạnh đó, thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty...Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp đã trao cho thành viên hợp danh quyền của một chủ công ty thực sự, đồng thời cũng áp dụng một chế độ trách nhiệm vô hạn mà loại thành viên này phải chịu khi thực hiện các hoạt động nhân danh công ty. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty kể từ khi đăng ký vào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên đó có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác ( Khoản 3 Điều 139 Lụât Doanh nghiệp 2005). Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên ( Khoản 5 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005).
Xuất phát từ việc thành viên hợp danh nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập và quản lý công ty hợp danh mà điều kiện để trở thành thành viên hợp danh cũng chính là điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, theo đó, các cá nhân sau đây không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm thay mặt theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh mà Luật Doanh nghiệp 2005 ( Điều 133) đã có một số quy định hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh, đó là:
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp da...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
M Tiểu luận: những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ b Tài liệu chưa phân loại 0
I Tiểu luận: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2 Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận:Đô thị Việt Nam có những đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các đô thị Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI ASEAN (ASCC) Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top