Download Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý cảng của Singapore miễn phí



Mục Lục

Lời nói đầu 5
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CẢNG BIỂN VÀ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN Ở VIỆT NAM
I. Khái quát về dịch vụ cảng biển 7
1. Định nghĩa, ý nghĩa và phân loại cảng biển 7
1.1. Định nghĩa cảng biển 7
1.2. Ý nghĩa cảng biển 7
1.3. Phân loại cảng biển 8

2. Các dịch vụ cảng biển chủ yếu 9
2.1. Dịch vụ với hàng hoá ra vào cảng 9
2.2. Dịch vụ với tàu ra vào cảng 10

3. Mô hình quản lí dịch vụ cảng biển 11
3.1. Về mô hình chức năng cảng biển 11
3.2. Về loại hình tổ chức của cơ quan quản lí cảng 12

II. Dịch vụ cảng biển ở Việt Nam
1. Tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam 12
1.1. Tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam 12
1.2. Những mặt mạnh yếu của hệ thống cảng biển Việt Nam 18

2. Dịch vụ cảng biển Việt Nam 18
2.1. Các dịch vụ cảng biển Việt Nam 19
2.2. Đánh giá về dịch vụ cảng biển tại Việt Nam 21

3. Mô hình quản lí dịch vụ cảng biển Việt Nam 23
3.1. Về mô hình chức năng cảng biển 23
3.2. Về mô hình quản lí khai thác cảng biển 24



Chương II: MÔ HÌNH DỊCH VỤ CẢNG SINGAPORE

I. Giới thiệu chung cảng Singapore và dịch vụ cảng Singapore 29
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển cảng Singapore 29
2. Hệ thống cảng Singapore 31
2.1. Hệ thống cảng Singapore 31
2.2. Mặt mạnh yếu của hệ thống cảng Singapore 33

3. Các dịch vụ cảng Singapore 34
3.1. Dịch vụ đối với tàu 34
3.2 Dịch vụ đối với hàng hoá 35

II. Mô hình quản lí dịch vụ cảng Singapore 37
1. Quá trình phát triển mô hình quản lí 37

2. Các cơ quan quản lí cảng Singapore hiện nay 39
2.1. Chính quyền cảng PSA 39
2.2. Công ty cảng Jurong 40

III. Bài học từ dịch vụ cảng và mô hình quản lí cảng Singapore
1. Những điểm mạnh trong phát triển hệ thống cảng 41
1.1. Sớm đầu tư phát triển hệ thống cảng nước sâu quy mô lớn 41
1.2. Áp dụng công nghệ hiện đại vào thực hiện các dịch vụ cảng biển 42

2. Điểm mạnh trong mô hình quản lí 43
2.1. Thủ tục tàu ra vào cảng nhanh chóng 43
2.2. Phối hợp đồng bộ các hoạt động, tăng hiệu quả và giảm chi phí các dịch vụ cảng 45

Chương III: ĐỀ CẬP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CẢNG VIỆT NAM

I. Quy hoạch phát triển cảng Việt Nam đến năm 2010 46
1. Tầm quan trọng và tính thiết yếu của quy hoạch 46
2. Các căn cứ xây dựng quy hoạch
2.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước liên quan đến dự báo lượng hàng hoá và phát triển cảng biển 48
2.2. Quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và phạm vi toàn cầu 48
2.3. Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải 49
2.4. Xu hướng phát triển đội tàu quốc tế 51
2.5. Các tuyến hàng hải quốc tế trong khu vực 52

3. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 52
3.1. Quy hoạch hệ thống cảng khu vực phía Bắc 54
3.2. Quy hoạch hệ thống cảng miền Trung 57
3.3. Quy hoạch hệ thống cảng phía Nam 60
3.4. Các cảng chuyên dùng 64
3.5. Các cảng địa phương 65
3.6. Phát triển hệ thống EDI 67

II. Khó khăn trong thực hiện dịch vụ cảng biển Việt Nam
1. Khó khăn trong hệ thống cảng biển 68
1.1. Cảng quy mô nhỏ, chưa có hệ thống cảng nước sâu 68
1.2. Công nghệ thông tin lạc hậu 69

2. Khó khăn trong mô hình quản lí 70
2.1. Mô hình quản lí chồng chéo, phức tạp gây ra các thủ tục rườm rà cho tàu ra vào cảng 70
2.2. Quản lí không thống nhất dẫn đến giá phí cao mà vốn thu hồi để đầu tư vẫn không hiệu quả 73

III. Giải pháp cho hệ thống cảng biển Việt Nam 75
1. Với hệ thống cảng 75
1.1. Xây dựng phát triển hệ thống cảng nước sâu ở Việt Nam 75
1.2. Áp dụng công nghệ hiện đại 76

2. Về mô hình quản lí cảng biển 77
2.1. Cải cách thủ tục hành chính cho tàu ra vào cảng 77
2.2. Thống nhất trong quản lí để giảm mức giá, phí, tạo sức cạnh tranh về giá cho cảng biển Việt Nam 79

Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 84
Phụ lục

Khái quát về dịch vụ cảng biển
1. Định nghĩa, ý nghĩa và phân loại cảng biển
1.1. Định nghĩa cảng biển
Khái niệm cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. Trước đây cảng biển chỉ được coi là nơi trú gió to bão lớn cho tàu thuyền. Trang thiết bị của cảng biển rất đơn giản và thô sơ. Ngày nay cảng biển không những chỉ là nơi bảo vệ an toàn cho tàu biển trước các hiện tượng tự nhiên bất lợi, mà trước hết cảng biển là một đầu mối giao thông, một mắt xích hết sức quan trọng của quá trình vận tải. Do đó kỹ thuật xây dựng, trang thiết bị và cơ cấu tổ chức của cảng biển ngày càng được hiện đại hoá.

Ranh giới của mỗi cảng biển thường gồm hai phần: Phần mặt nước và phần đất liền.Trên mỗi phần của cảng có những công trình và thiết bị nhất định. Phần mặt nước của cảng thường gồm các bộ phận vũng tàu, luồng lạch, vùng nước tiếp giáp với phần đất liền. Phần đất liền của cảng gồm những khu vực như cầu tàu, kho bãi, và khu vực hành chính.

1.2. Ý nghĩa của cảng biển
Trong các cách vận tải, vận tải đường biển chiếm vai trò chủ đạo. Hàng năm, hơn 80% hàng hoá trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Cảng biển là đầu mối quốc gia quan trọng, nối liền các khu vực của quốc gia và nối quốc gia đó với thế giới bên ngoài. Do đó, cảng biển đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá.

Bên cạnh đó, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong khâu lưu thông, một khâu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cảng biển còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như buôn bán, giao dịch, đại lý, môi giới, bảo hiểm, luật pháp, tài chính, ngân hàng, du lịch,…Những hoạt động này mang lại nguồn lợi đáng kể cho các quốc gia có biển. Cảng biển tạo cơ sở cho các hoạt động dịch vụ, cho chính cảng biển và cho hàng loạt các ngành khác.

Tóm lại, cảng biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thông qua phát triển các loại hình dịch vụ cảng biển. Cảng biển có dịch vụ phát triển sẽ thu hút nhiều tàu bè, nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu hay quá cảnh, từ đó quan hệ của một quốc gia cũng được phát triển về mọi mặt. Cảng chính là cửa ngõ thông thương của một quốc gia với thế giới. Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, phản ánh trình độ khả năng mở cửa giao lưu hội nhập của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới.

1.3. Phân loại cảng biển
Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà cảng biển có thể được phân theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi bài viết này em chỉ xin được phân loại theo một tiêu chí chính nhằm phục vụ trực tiếp cho mục tiêu của bài viết và cũng là phù hợp với chuyên ngành học về kinh tế ngoại thương, phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, đó là phân loại theo chức năng khai thác cảng và theo phạm vi hoạt động.

Theo chức năng khai thác cảng, cảng biển có thể dược phân thành hai nhóm chính:
- Các cảng thương mại tổng hợp: là các cảng bốc xếp hàng khô, bách hoá, bao kiện thiết bị và container.
- Các cảng chuyên dùng: các cảng phục vụ cho một mặt hàng mang tính chất riêng biệt như cảng than, cảng dầu,…

Theo phạm vi hoạt động, cảng lại được phân thành hai nhóm:
- Cảng quốc tế: là cảng hoạt động phục vụ các tàu hoạt động xuất nhập khẩu.
- Cảng nội địa: Là cảng phục vụ hoạt động thương mại và các ngành trong nước, không có khả năng đón các tàu từ nước ngoài.

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp vào các căn cứ khác mà có thể phân loại cảng theo mục đích sử dụng thành cảng buôn, cảng đánh cá, cảng quân sự;…

2. Dịch vụ cảng biển chủ yếu
Dịch vụ cảng biển chính là các chức năng phục vụ của cảng biển. Từ khái niệm về cảng biển có thể thấy hai chức năng phục vụ của cảng cho tàu và hàng hoá. Như vậy cảng cung cấp các dịch vụ sau:

2.1. Đối với hàng hoá ra vào cảng
Cảng biển là nơi quá trình chuyên chở hàng hoá có thể được bắt đầu, tiếp tục hay kết thúc. Do đó, tại cảng biển, hàng hoá có thể được hưởng các dịch vụ sau:
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá vận chuyển đường biển: là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng kiểm đếm số lượng hàng hoá thực tế khi giao hay nhận với tàu, với các phương tiện vận tải khác, khi xuất hay nhập kho, bãi cảng, hay khi xếp, dỡ hàng hoá trong container.

- Dịch vụ giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá với người chuyên chở và các cơ quan chuyên môn khác.

- Dịch vụ bảo quản hàng hoá: là hoạt động lưu kho lưu bãi hàng hoá trong thời gian hàng hoá còn nằm ở cảng chờ chủ hàng đến lấy, chờ giao cho người chuyên chở, hay chờ trong thời gian chuyển tiếp để vận chuyển đến cảng đích.

Ngoài ra, cảng biển còn thực hiện sửa chữa bao bì, đóng gói lại hàng hoá, kẻ kí mã hiệu cho hàng hoá nếu trong quá trình chuyên chở đến người nhận hàng bị tổn thất trong phạm vi có thể sửa chữa tại cảng.

2.2. Đối với tàu ra vào cảng
Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu trong và sau mỗi cuộc hành trình. Vì vậy, mọi hoạt động điều hành giao dịch với tàu đều phải được thực hiện tại cảng, cụ thể là:
- Dịch vụ đại lí tàu biển: là hoạt động thay mặt chủ tàu nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam.
- Dịch vụ môi giới hàng hải: là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàng các công việc liên quan đến hàng hoá và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, thuê tàu, thuê thuyền viên.
- Dịch vụ lai dắt tàu biển và hoa tiêu hàng hải.
- Dịch vụ cung ứng tàu biển: là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu lương thực thực phẩm cũng như các dịch vụ đối với thuyền viên…
- Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: là hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà, gõ rỉ, sơn, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi, hàn vá từ mớn nước trở lên và các sửa chữa nhỏ khác.
- Dịch vụ cứu hộ hàng hải:
- Dịch vụ thông tin và tư vấn hàng hải.
- Dịch vụ cho thuê cảng trung chuyển.

3. Mô hình quản lí dịch vụ cảng biển
3.1. Về mô hình chức năng cảng biển
Trên thế giới, các nước có nhiều mô hình chức năng cảng biển khác nhau, được xếp vào 3 nhóm sau:
- Mô hình Công ty/Tổng công ty Nhà nước quản lý trực tiếp: Theo mô hình này, cơ quan quản lý cảng sở hữu, bảo trì và phát triển các cấu trúc hạ tầng cảng như cầu bến, kho bãi, trang thiết bị xếp dỡ, và tổ chức xếp dỡ hàng hoá và các loại dịch vụ khác. Cơ quan quản lý cảng đồng thời cũng quản lý trực tiếp lực lượng lao động tại cảng.

- Mô hình quản lý theo kiểu chủ cảng: Theo đó Cơ quan quản lý cảng sở hữu và bảo trì các cấu trúc hạ tầng cảng nhưng không tham gia vào các dịch vụ tại cảng như khai thác bến, xếp dỡ hàng hoá, và không quản lý nhân lực tại cảng. Nói một cách khác, Cơ quan quản lý cảng là người sở hữu và bảo trì cấu trúc hạ tầng cảng, nhưng giao cho các đơn vị khác thuê các hạng mục này để thực hiện kinh doanh các dịch vụ tại cảng như xếp dỡ, lưu kho bãi, giao nhận.

- Mô hình thương mại hoá cảng: theo đó công ty thương mại sở hữu và tự khai thác cấu trúc hạ tầng cảng hay giao cho một đơn vị khác thuê để khai thác.

3.2. Về loại hình tổ chức của cơ quan quản lý cảng
Cơ quan quản lí cảng trên thế giới cũng được tổ chức theo các loại hình khác nhau, gồm 6 hình thức sau:
- Cơ quan quản lý cảng là một tổ chức của chính quyền trung ương.
- Cơ quan quản lý cảng là tổ chức của chính quyền địa phương.
- Cơ quan quản lý cảng là chính quyền cảng.
- Cơ quan quản lý cảng là công ty công cộng nhà nước.
- Cơ quan quản lý cảng là tổng công ty công cộng nhà nước.
- Cơ quan quản lí cảng là công ty tư nhân.

II. Dịch vụ cảng biển ở Việt Nam
1. Tổng quan hệ thống cảng Việt Nam
1.1. Tổng quan hệ thống cảng Việt Nam.
Hệ thống cảng biển Việt Nam dọc theo bờ biển dài 3260km được chia thành 3 khu vực: phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Trên mỗi khu vực, hệ thống cảng lại có các cảng chính, cảng hỗ trợ, cảng công nghiệp chuyên ngành và các cảng tư nhân.

Ở khu vực phía Bắc, cảng Hải Phòng đóng vai trò là cảng cửa ngõ kể từ khi thành lập năm 1876 với chỉ 60m cầu cảng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên chỉ là một cảng sông, cảng này không đủ năng lực để đón tàu trọng tải lớn trên 7.000 tấn. Cảng cần được liên tục nạo vét để duy trì luồng vào cảng. Trong điều kiện như vậy, cảng Cái Lân, nằm cách Hải Phòng 40km về phía Đông Bắc, là một khả năng chọn lựa cho dự án xây dựng một cảng nước sâu trong kế hoạch phát triển đầu tiên từ năm 1970 do Nga tiến hành. Sau một số lần xem xét kế hoạch phát triển cảng, hiện nay đã có thêm 3 cảng được xây dựng.

Đứng đầu bởi cảng Hải Phòng, một mạng lưới các cảng địa phương khác cũng được phát triển hỗ trợ, bao gồm cảng Ninh Phúc, cảng Hà Nội, cảng Việt Trì và cảng Nam Định. Các cảng chuyên dùng than, xi măng và xăng dầu nằm rải rác dọc theo bờ biển và bờ sông.

Ở miền Trung thì cảng Đà Nẵng đóng vai trò là cảng cửa ngõ. Cảng Tiên Sa có thể đón tàu trọng tải tới 30.000 DWT. Các cơ sở hạ tầng hiện tại ở cảng Đà Nẵng đang được cải thiện bằng việc xây dựng mới một cầu cảng container (cùng với cầu cảng Tiên Sa). Tuy nhiên, sự phát triển của cảng này còn rất nhiều khó khăn như sóng to, diện tích bãi làm hàng của cảng hẹp, mạng lưới đường giao thông đến trung tâm thành phố kém, và lượng hàng vào cảng ít do điều kiện kinh tế khu vực này không mạnh như miền Nam và miền Bắc.

Ngoài ra dọc theo khu vực này còn có 3 cảng lớn khác: Cảng Cửa Lò, Quy Nhơn và Nha Trang, nằm dọc theo bờ biển miền Trung. Nếu được nâng cấp và bổ sung, cảng này có thể đón tàu trọng tải tới 10.000 DWT . Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế, cảng này chưa đòi hỏi lượng đầu tư lớn do lưu lượng hàng hoá chuyên chở qua khu vực này không nhiều như cảng Hải Phòng và Sài Gòn. Cần có bước thúc đẩy phát triển các thị trấn, các cảng chuyển tải như cảng Vũng Áng, Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất, Văn Phong,…để tăng nhu cầu chuyên chở trong khu vực.

Ở miền Nam, sông Sài Gòn là tuyến đường biển bận rộn nhất tại khu vực tập trung rất nhiều cảng này. Nó có khả năng đón các tàu tới 20.000 tấn, mặc dù trọng tải này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu vận tải quốc tế. Cảng Sài Gòn thành lập năm 1860, là một trong những cảng quan trọng nhất của quốc gia. Tuy nhiên, do nằm ở trung tâm thành phố, khu cảng này rất khó được phát triển do diện tích đất để làm hàng của cảng thì nhỏ hẹp, lưu lượng giao thông đông đúc. Chính vì những hạn chế này, cảng Vũng Tàu - Thị Vải đang được chọn lựa để phát triển thành khu cảng quan trọng trong khu vực.

Trong khu vực còn có nhiều cảng tư nhân đang hoạt động ngoài dự án cảng Sài Gòn. Tương tự, nhiều cảng cũng được phân bổ trên khắp đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, lớn nhất là cảng Cần Thơ, sau khi được phục hồi và mở rộng sẽ đảm bảo thực hiện được xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp và hải sản sang các nước láng giềng. Được hỗ trợ bởi mạng lưới đường sông rất phát triển, các cảng trên đồng bằng sông Cửu Long khác như cảng Vĩnh Thái, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Năm Căn, Mỹ Thới,… có thể tiếp cận gần hơn đến cảng Cần Thơ và nhóm cảng thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, 3 cảng chính trên 3 khu vực đã nêu trên, hệ thống cảng biển Việt Nam còn hơn 70 cảng khác. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng, năng suất hoạt động và chức năng của cảng được tổng hợp trong bảng sau:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
KHAI THáC DịCH Vụ CảNG BIểN Tại CÔNG TY Cổ PHầN CảNG ĐOạN Xá
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảng biển và sự thỏa
MHC đầu tư giá trị ngành cảng biển và logistic, EPS 2014 tối thiểu
Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình
Cảng biển Phú Mỹ
Thực trạng và giải pháp phát triển cho cụm cảng Thị Vải
Báo cáo Thực tế kiến tập tại cảng Lotus
Tính toán, thiết kế và lắp dựng cầu chuyển tải chuyên
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của tân cảng Cái Mép
Tính toán, thiết kế và lập quy trình thử nghiệm chuyển tải dùng
MHC - giá trị bền vững theo thời gian với ngành Cảng biển
Luận văn Tính toán cổng trục bánh lốp RTG 40 T cho Công ty
ssi đã gom công ty cổ phần cảng Đồng nai
Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển bằng Container ở
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động
Thực trạng và giải pháp cho vận tải đường biển của Việt Nam
Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại
Tiểu luận Qui trình giao nhận container tại cảng Cát Lái
 

bin123

New Member
Re: [Free] Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý cảng của Singapore

làm sao download vậy :(
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý cảng của Singapore

Trích dẫn từ bin123:
làm sao download vậy :(


LInk download vừa mới được cập nhật, bạn xem lại bài viết đầu nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top